Giáo án văn 10 nâng cao Tuần 3 Tiết thứ 7,8,9- Viết bài làm văn số 1

 A- MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Giúp HS:

- Củng cố những kiến thức và kĩ năng làm văn, đặc biệt về văn biểu cảm và văn nghị luận.

- Vận dụng được những hiểu biết đó để viết một bài văn nhằm bộc cảm nghĩ của bản thân về một sự vật, sự việc, hiện tượng gần gũi trong thực tế hoặc về một tác phẩm quen thuộc.

- Thấy rõ hơn trình độ làm văn của bản thân, từ đó rút ra những kinh nghiệm cần thiết để các bài làm văn sau đạt kết quả tốt hơn.

 

B- PHƯƠNG PHÁP VÀ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:

 

1. Hướng dẫn HS chuẩn bị làm bài.

 

 - Cho HS hiểu rằng bài làm không chỉ nhằm lấy điểm. Viết bài làm văn số 1 này là một cơ hội tốt để các em ôn luyện những kiến thức và kĩ năng cần thiết, không chỉ để biểu cảm tốt ở trường học hôm nay mà còn để bộc lộ những cảm nghĩ chân thực đúng đắn và tốt đẹp trong đời sống và trong công tác mai sau, khi các em vào đời. Vì thế HS tuyệt đối không nên coi làm văn chỉ là một sự “ trả bài”, trong đó các em chỉ làm một việc duy nhất là trình bày lại một cách gãy gọn, lưu loát những gì GV đã dạy hoặc chép lại y nguyên những nội dung nào đó trong một bài văn mẫu. Ngựoc lại, các em cần mạnh dạn phát biểu một cách tự do những suy nghĩ, cảm xúc của mình, một khi đã tin rằng nhữnh cảm nghĩ đó là chân thực và không sai trái.

 - Nêu rõ các yêu cầu cụ thể của bài làm (theo phần hướng dẫn chung của SGK, có cụ thể hoá cho thích hợp với điều kiện của từng lớp).

 2. Yêu cầu cơ bản.

 +Yêu cầu kĩ năng:- Kết cấu bố cục rõ ràng, mạch lạc.

 - Diễn đạy tốt, không mắc lỗi ding từ, ngữ pháp, chính tả.

 - Văn viết có cảm xúc.

 

doc5 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1272 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án văn 10 nâng cao Tuần 3 Tiết thứ 7,8,9- Viết bài làm văn số 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Viết bài làm văn số 1 Cảm nghĩ về một hiện tượng đời sống (hoặc một tác phẩm văn học) (Bài làm ở nhà) a- Mục tiêu bài học: Giúp HS: Củng cố những kiến thức và kĩ năng làm văn, đặc biệt về văn biểu cảm và văn nghị luận. Vận dụng được những hiểu biết đó để viết một bài văn nhằm bộc cảm nghĩ của bản thân về một sự vật, sự việc, hiện tượng gần gũi trong thực tế hoặc về một tác phẩm quen thuộc. Thấy rõ hơn trình độ làm văn của bản thân, từ đó rút ra những kinh nghiệm cần thiết để các bài làm văn sau đạt kết quả tốt hơn. B- Phương pháp và tiến trình tổ chức dạy học: 1. Hướng dẫn HS chuẩn bị làm bài. - Cho HS hiểu rằng bài làm không chỉ nhằm lấy điểm. Viết bài làm văn số 1 này là một cơ hội tốt để các em ôn luyện những kiến thức và kĩ năng cần thiết, không chỉ để biểu cảm tốt ở trường học hôm nay mà còn để bộc lộ những cảm nghĩ chân thực đúng đắn và tốt đẹp trong đời sống và trong công tác mai sau, khi các em vào đời. Vì thế HS tuyệt đối không nên coi làm văn chỉ là một sự “ trả bài”, trong đó các em chỉ làm một việc duy nhất là trình bày lại một cách gãy gọn, lưu loát những gì GV đã dạy hoặc chép lại y nguyên những nội dung nào đó trong một bài văn mẫu. Ngựoc lại, các em cần mạnh dạn phát biểu một cách tự do những suy nghĩ, cảm xúc của mình, một khi đã tin rằng nhữnh cảm nghĩ đó là chân thực và không sai trái. - Nêu rõ các yêu cầu cụ thể của bài làm (theo phần hướng dẫn chung của SGK, có cụ thể hoá cho thích hợp với điều kiện của từng lớp). 2. Yêu cầu cơ bản. +Yêu cầu kĩ năng:- Kết cấu bố cục rõ ràng, mạch lạc. - Diễn đạy tốt, không mắc lỗi ding từ, ngữ pháp, chính tả. - Văn viết có cảm xúc. + Yêu cầu nội dung: HS tự chọn nội dung đề bài. GV hướng dẫn chung, nghiên cứu đối tượng từng lớp để gợi ý cho các em chọn đề cho phù hợp. Hướng dẫn HS đọc kĩ đề bài, xác định đúng yêu cầu bài viết. Định hướng cho các em phạm vi và cách thức tìm nguồn tư liệu cho bài viết. C- Cho điểm. * Điểm 7,8,9: Bài làm đáp ứng khá tốt các yêu cầu của mỗi đề. Có sáng tạo, cảm xúc. Có thể còn mắc 1,2 lỗi diễn đạt nhỏ, không sai chính tả. * Điểm 5,6: Đáp ứng được những yêu cầu cơ bản của đề. Diễn đạt chưa thật tốt, có thể còn mắc lỗi về chính tả nhưng không phải những từ cơ bản. Không sai kiến thức. * Điểm 3,4,2: Bài làm lan man sơ sài, có lỗi kiến thức cơ bản, chưa đáp ứng được những yêu cầu cơ bản. Sai nhiều chính tả. * Điểm 0,1: Bài làm lạc đề hoặc bỏ giấy trắng. Chiến thắng mtao mxây (Trích sử thi Đăm Săn) mục tiêu bài học Giúp HS Nắm được đặc điểm nghệ thuật xây dựng kiêu nhân vật anh hùng sử thi, nghệ thuật miêu tả và sử dụng ngôn ngữ sử thi của anh hùng. Qua đoạn trích nhân thức được lẽ sống , niềm vui của mỗi con người chỉ có thể có được trong cuộc chiến đấu vì danh dự, hạn phúc và sự thịnh vượng cho mọi người (ý thức cộng đồng). B.phương tiện thực hiện * SGK, SGV *Thiết kế bài học C. tiến trình dạy học 1. Kiểm tra bài cũ 2. Giới thiệu bài mới: Đến với người Mường ở Hoà Bình, Thanh Hoá trong những ngày lễ hội hoặc những lần gia đình đồng bào có đám tang được nghe thầy Mo (Thầy cúng) kể trước đám đông hoặc linh hồn người chếtt Mo “Đẻ đất đẻ nước” . Đồng bào Tây nguyên lại say mê kể trong nhà Rông sử thi “Xinh Nhã, Đăm Di, Khinh Dú”. Đáng lưu ý nhất và tự hào nhất với đồng bào Ê Đê ở Tây Nguyên là sử thi Đăm Săn, Để thấy rõ sử thi Đăm Săn như thế nào? chúng ta tìm hiểu đọan trích “Chiến thắng Mtao Mxây”. Phương pháp Nội dung cần đạt GV: Gọi HS đọc tiểu dẫn GVH: Em cho biết phần tiểu dẫn trình bày nội dung gì ? GVH: Dựa vào SGK, em hãy tóm tắt thật ngắn gọn sử thi Đăm Săn ? GVH: Vị trí đoạn trích và tiêu đề do ai đặt ? GVH: Em hãy nêu đại ý của đoạn trích ? GVH: Đăm Săn khiêu chiến và thái độ của hai bên như thế nào ? GVH: Lần thứ hai thái độ của Đăm Săn như thế nào ? GVH: Hiệp thứ nhất được miêu tả như thế nào? GVH: Mtao Mxây được miêu tả như thế nào? GVH: Cuộc đọ sức trở nên quyết liệt hơn như thế nào ? GVH: Em có suy nghĩ gì về nhân vật Ông trời ? GVH: Em có nhận xét gì về nhân cách miêu tả của người Tây Nguyên về nhân vật Đăm Săn trong đọ sức ? GVH: Cuộc chiến đấu của Đăm Săn với mục đích giành lại hạnh phúc gia đình nhưng lại có ý nghĩa cộng đồng ở chỗ nào ? (H/S đọc phần “Đoàn người đông như bày Cà tong” đến hết) GVH: Việc ăn mừng chiến thắng được tác giả miêu tả như thế nào ?, GVH: Em có suy nghĩ gì về cách miêu tả này ? GVH: ý nghĩa đoạn trích như thế nào ? I. Tìm hiểu chung 1. Tiểu dẫn HSĐ&TL: - Giói thiệu và tóm tắt nội dung sử thi Đăm Săn. - Có 2 loại sử thi là: Sử thi thần thoại và sử thi anh hùng. - Tóm tắt sử thi Đăm Săn: Theo tập tục Chuê Nuê (nối dây) Đăm Săn phải lấy hai chị em Hơ Nhí và Hơ Bhí, Đăm Săn trở lên tù trưởng giầu nhất vùng, Các tù trưởng khác như Mtao Mxây và Mtao Mgư lợi dụng Đăm Săn lên dẫy cùng tôi tớ đã đến buôn làng cướp Hơ Nhí về làm vợ cả hai lần Đăm Săn đều chiến thẵng và uy danh của chàng càng lừng lẫy. Tình cờ gặp Cây Thần Smuk cây linh hồn của hai vợ, Đăm Săn cùng tôi tớ chặt đổ, hai vợ chết, Đăm Săn cầu cứu trời. Trời cho thuốc. Hai vợ Đăm Săn sống lại. Cuối cùng, Đăm Săn tìm đường lên trời để hỏi Nữ thần mặt trời làm vợ. Việc không thành, chàng tức giận bỏ về và chết ngập trong rừng, xám đen nhão như bùn nước. Hồn Đăm Săn biến thành con ruồi bay vào miệng chị gái Hơ ăng chị gái có mang sinh ra Đăm Săn - cháu, lớn lên lại đi tiếp của người cậu anh hùng. 2. Đoạn trích GVG: Đoạn trích nằm ở đoạn giữa tác phẩm. Tiêu đề này do người soạn sách đặt ra. - Đại ý: miêu tả cuộc đọ sức giữa Đăm Săn và thù địch Mtao Mxây, cuối cùng Đăm Săn đã thắng. Đồng thời thể hiện niềm tự hào của dân làng về người anh hùng của mình. Gồm 6 nhân vật Đăm Săn, Mtao Mxây, Tôi tớ, Dân làng, Ông trời, Người kể chuyện. - Chú thích ở SGK. II. Nội dung chính 1. Cuộc đọ sức và giành chiến thắng cuả Đăm Săn HSPB: Đăm Săn thách thức, đến tận nhà của Mtao Mxây “Ơ diêng! Ơ diêng! Xuống đây, ta thách nhà ngươi đọ dao với ta đấy” Còn Mtao Mxây thì ngạo nghễ.”Ta không xuống đâu, diêng ơi! Ta còn bận ôm vợ hai chúng ta còn ở trên này cơ mà”. HSPB: Lần thứ 2 thái độ của Đăm Săn quyết liệt hơn: “Ngươi không xuống ư ? Ta sẽ lấy cái hiên của nhà ngươi ta bổ đôi, ta sẽ lấy cái cầu thang của cái nhà của ngươi ta chẻ ra kéo lửa ta hun cái nhà của ngươi cho mà xem”. Thái độ kiên quyết ấy buộc Mtao Mxây phải xuống đấu. HSPB: Cả hai bên đều múa kiếm. Mtao Mxây múa trước tỏ ra kém cỏi: “Khiến hầu kêu lạch xạch như quả mướp khô”. Đăm Săn múa “Một lần xốc tới chàng vượt một đồi tranh. Một lần xốc tới nữa chàng vượt một đồi lô ô. Chàng chạy vun vút qua phía đông, vun vút qua phía tây…” HSPB: Miêu tả hành động của Mtao Mxây “Bước cao bước thấp chạy hết bãi tây sang bãi đồng. Hắn vung dao chém phập một cái nhưng chỉ trúng một cái chão cột trâu”. HSPB: Từ khi Hơ Nhí vứt miếng trầu, Đăm Săn giành được, sức khẻo tăng lên: “Chàng múa trên cao, gió như bão” chàng múa dưới thấp , gió như lốc. Chòi lẫm đổ lăn lóc. Cây cối chết rụi. Khi chàng múa chạy nước kiêu, quả núi ba lần giạn nứt, ba đồi tranh bật rễ bay tung, chàng đâm vào người Mtao Mxây nhưng cả hai lần đều không thủng. Đăm Săn đã thấm mệt. Nhờ ông trời giúp, Đăm Săn “chộp ngay một cài chầy mòn ném chúng vào vành tai kẻ địch “. Mtao Mxây ngã lăn ra đất cầu xin “Ơ diêng, Ơ diêng! ta làm lễ cầu phúc cho diêng một trâu, một voi”, Đăm Săn “cắt đầu Mtao Mxây bêu ngoài đường”. Cuộc đọ sức kết thúc. HSPB: Ông trời là nhân vật phù trợ, cũng như ông tiên, ông bụt trong các câu chuyện của người Kinh. Đó chỉ là phù trợ còn quyết định chiến thắng phải là Đăm Săn. HSPB: Miêu tả hành động của Đăm Săn bằng cách so sánh và phóng đại.: + Múa trên cao như gió bão + Múa dưới thấp như lốc + Khi chàng múa chạy nước kiệu quả núi ba lần rạn nứt, ba đồi tranh bật rễ bay tung. Rõ ràng trí tưởng tượng và cách nói phóng đại là nghệ thuật tiêu biểu cho sử thi. HSPB: Đòi lại vợ là cái cớ làm nảy sinh mâu thuẫn giữa các bộ tộc dẫn đến chiến tranh mở rộng bờ cõi làm nổi uy danh của cộng đồng, ý nghĩa của sử thi Đăm Săn là ở chỗ ấy. Vì vậy thắng hay bại của người tù trưởng sẽ có ý nghĩa quyết định tất cả. Cho nên lời của dân làng bên phía Mtao Mxây đều tình nguyện đi với Đăm Săn. Và trong sử thi cũng không nói nhiểu về chết chóc mà lựa chọn chi tiết ăn mừng. 2. ăn mừng chiến thắng, tự hào về người anh hùng của mình. HSĐ&TL: HSPB: Đăm Săn được miêu tả hoà với tôi tớ dân làng ăn mừng chiến thắng: “Hỡi anh em trong nhà , hỡi bà con trong làng ! Xin mời tất cả đến với ta. Chúng ta sẽ mở tiệc ăn mừng năm mới. Chúng ta sẽ ăn lợn, ăn trâu, đánh lên các chiêng, các trống to, đánh lên các cồng Hlong hoà nhập cùng chũm choẹ sao cho kêu lên rộn rã để voi đực, voi cái ra vào hiên không ngớt”…Đăm Săn: “Chàng nằm trên võng, tóc thả trên sàn, hứng tóc chàng là một cái nong hoa”, chàng mở tiệc ăn uống linh đình: “Chàng Đăm Săn uống không biết say, ăn không biết no, chuyện trò không biết chán” và “Cả miền Ê Đê, Ê ga ca ngợi Đăm Săn là một dũng tướng chắc chết mười mươi cũng không lùi bước. Ngực quấn chéo một tấm mền chiến, tai đeo nụ sát bên mình nghênh ngang đủ giáo gươm, đôi mắt long lanh như mắt chim ghếch ăn hoa tre, tràn đầy sức trai, tiếng tăm lừng lẫy. Bắp chân chàng to băng cây xà ngang. Bắp đùi chàng to bằng ống bễ, sức chàng ngang sức voi đực, hơi thở của chàng ầm ầm tựa sấm đậy, chàng nằm sấp thì gẫy rầm sàn, chàng nằm nghiêng thì gẫy xà dọc:. - Vẫn là cách nói phóng đại, giúp người nghe tạo được ấn tưọng. + Nói tới sử thi Tây Nguyên là nói tới qúa khứ anh hùng của cộng đồng. + Thế giới Sử thi là thế giới lí tưởng hoá. + Âm điệu sử thi là âm điệu hùng tráng. - Làm sống lại quá khứ anh hùng của người Ê Đê Tây nguyên thời cổ đại. + Người Tây nguyên tự hào về tổ tiên mình. Ngưòi Tây nguyên tự hoà có Đăm Săn, Xinh Nhã, Khinh Dú cũng như người Kinh có Phù Đổng Thiên Vương, An Dương Vương… => Đoạn trích thể hiện vai trò của người anh hùng với cộng đồng chú ý phần ghi nhớ(SGK) III. Củng cố, dặn dò. -Yêu cầu HS về nhà đọc phần hướng dẫn học bài, luyện tập ở SGK trang36. - Tìm đọc bản sử thi đầy đủ.

File đính kèm:

  • docViet bai lam van so 1.doc