Giáo án văn 10 nâng cao Xuý Vân giả dại (Trích chèo “Kim Nham”)

A.Mục tiêu cần đạt:

1. Hiểu được nội dung – ý nghĩa của vở chèo "Kim Nham" qua đoạn trích

2. Thấy được nghệ thuật thể hiện đặc sắc nội tâm của Xuý Vân trong đoạn trích.

3. Có thái độ trân trọng đối với nghệ thuật truyền thống độc đáo của dân tộc.

 

B.Phương tiện thực hiện:

- Sách giáo khoa, sách giáo viên.

- Thiết kế bài học.

- Đĩa hình về vở chèo “Kim Nham” và một số vở chèo khác như “Quan Âm Thị Kính ( Cảnh Thị Mầu lên chùa .).

C. Cách thức tiến hành:

- Giáo viên dành thời gian thích hợp để giới thiệu sơ lược về nghệ thuật chèo, vở chèo "Kim Nham" kết hợp cho học sinh xem lướt trên đĩa hình.

- Chú ý: Chèo là nghệ thuật biểu diễn dân gian vì vậy khi tìm hiểu thể loại này không chỉ quan tâm đến phần văn bản mà cần quan tâm đến cả đặc trưng của nghệ thuật sân khấu.

- Tìm hiểu đoạn trích bằng phương pháp đọc sáng tạo, trao đổi thảo luận trả lời các câu hỏi, so sánh.

D.Tiến trình tổ chức dạy học:

1. Ổn định.

2. Kiểm tra bài cũ.

3. Bài mới

 

doc9 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 16737 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án văn 10 nâng cao Xuý Vân giả dại (Trích chèo “Kim Nham”), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài: Xuý Vân giả dại (Trích chèo “Kim Nham”) Thời gian: 2 tiết Người soạn: Mai Thị Lừng A.Mục tiêu cần đạt: Hiểu được nội dung – ý nghĩa của vở chèo "Kim Nham" qua đoạn trích Thấy được nghệ thuật thể hiện đặc sắc nội tâm của Xuý Vân trong đoạn trích. Có thái độ trân trọng đối với nghệ thuật truyền thống độc đáo của dân tộc. B.Phương tiện thực hiện: Sách giáo khoa, sách giáo viên. Thiết kế bài học. Đĩa hình về vở chèo “Kim Nham” và một số vở chèo khác như “Quan Âm Thị Kính ( Cảnh Thị Mầu lên chùa ...). C. Cách thức tiến hành: Giáo viên dành thời gian thích hợp để giới thiệu sơ lược về nghệ thuật chèo, vở chèo "Kim Nham" kết hợp cho học sinh xem lướt trên đĩa hình. Chú ý: Chèo là nghệ thuật biểu diễn dân gian vì vậy khi tìm hiểu thể loại này không chỉ quan tâm đến phần văn bản mà cần quan tâm đến cả đặc trưng của nghệ thuật sân khấu. Tìm hiểu đoạn trích bằng phương pháp đọc sáng tạo, trao đổi thảo luận trả lời các câu hỏi, so sánh. D.Tiến trình tổ chức dạy học: ổn định. Kiểm tra bài cũ. Bài mới Dẫn dắt: Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy Hội chèo làng Đặng đi ngang ngõ Mẹ bảo thôn Đoài hát tối nay. Những câu thơ của Nguyễn Bính đưa người đọc trở về với những đêm hội dân gian, những đêm hát chèo mùa xuân – một nét văn hoá truyền thống bao đời ở những làng quê Bắc Bộ của Việt Nam. Đến với nghệ thuật chèo là đến với môn nghệ thuật truyền thống của dân tộc. Trích đoạn " Xuý Vân giả dại” trong vở chèo "Kim Nham” sẽ giúp các em phần nào nhận thấy những nét đặc sắc của chèo cổ Việt Nam. Hướng dẫn của giáo viên và hoạt động của học sinh Yêu cầu cần đạt Gv: Theo dõi phần tiểu dẫn SGK, cho biết tiểu dẫn đã trình bày những nội dung gì? Hs: - Đọc phần tiểu dẫn, kết hợp phần tri thức đọc - hiểu để nắm bắt những nét chính về nghệ thuật chèo cổ. - Tóm tắt nội dung vở chèo “Kim Nham” I.Tìm hiểu chung: 1.Vài nét về chèo cổ: Chèo cổ còn được gọi là chèo truyền thống, chèo sân đình, là một thể loại sân khấu kịch hát dân gian đặc sắc, sản phẩm nghệ thuật của nông thôn các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Sân khấu chèo giầu tính chất dân dã ở cả hình thức biểu diễn lẫn văn bản tác phẩm. Trước đây chèo thường được biểu diễn ở sân đình hay bãi rộng, sự ngăn cách giữa diễn viên và khán giả chỉ là một cái chiếu rộng.Diễn viên chèo thường là những nông dân, khi mùa màng bận rộn thì cày cấy, khi nông nhàn làng mở hội thì họp thành các chiếng chèo đi biểu diễn nhiều nơi. Nghệ thuật chèo là loại nghệ thuật tổng hợp phối hợp nhuần nhuyễn giữa kịch bản, lời hát, động tác múa và âm nhạc + Đạo cụ quan trọng nhất của chèo là chiếc quạt + Nhạc cụ gồm : Sáo, nhị và không thể thiếu một chiếc trống con + Phần quan trọng nhất của một vở chèo là kịch bản . * Nội dung: thường là những bài học giáo huấn về đạo lý * Ngôn ngữ giản dị, mộc mạc, có khi rất giầu giá trị văn chương + Sự hấp dẫn của chèo còn ở nghệ thuật biểu diễn: Lời hát, các động tác múa… Gv: Nhấn mạnh hai ý bên 2.Tóm tắt vở chèo “Kim Nham”(SGK) Hôn nhân của Xuý Vân – Kim Nham là cuộc hôn nhân không có tình yêu, không chung lý tưởng. Cuộc đời đưa đẩy Xuý Vân đến số phận bất hạnh Hướng dẫn của giáo viên và hoạt động của học sinh Yêu cầu cần đạt Gv: Xác định vị trí đoạn trích? Hs: Nêu vị trí đoạn trích. Gv: Sử dụng đĩa hình cho học sinh xem trích đoạn “Xuý Vân giả dại” Lưu ý học sinh các chú thích SGK Gv chuyển: Như trên đã nói chèo là loại nghệ thuật tổng hợp phối hợp kịch bản, lời hát, động tác múa, âm nhạc, trong đó phần quan trong nhất của vở chèo là kịch bản ,vì vây cần phải đọc – hiểu kịch bản. Gv: Đoạn trích là lời hát của Xuý Vân khi giả dại, có phải tất cả đều là những lời điên dại không? Lời nào trong đoạn trích là lời nói thật? Hs: Theo dõi đoạn trích, tự đánh dấu những lời cho là lời nói thật của Xuý Vân GV: Gọi một học sinh đọc những câu tự đánh dấu. Những học sinh khác bổ sung. GVnhận xét và chuyển ý: Trong lời hát của Xuý Vân khi giả dại , những câu điên dại không nhiều. Ngược lại, phần lớn những câu nói và hát trong đoạn trích lại là những câu nói thực. Trong lời nói khi điên dại, khi bóng gió đã bộc lộ tâm trạng thực của Xuý Vân GV: Những câu hát của Xuý Vân thể hiện những nét tânm trạng nào của nàng? Lý giải tâm trạng đó? Hs: Trao đổi, thảo luận, bổ sung ý kiến cho nhau 3.Vị trí đoạn trích: + Kể về việc Xuý Vân giả dại buộc Kim Nham phải trả nàng về nhà để đi theo Trần Phương. 4.Đọc kịch bản – Giải nghĩa từ II. Đọc - Hiểu 1.Tâm trạng của nhân vật Xuý Vân + Tâm trạng đau khổ vì tự thấy mình đã lỡ làng, dang dở: “Tôi càng chờ càng đợi, càng trưa chuyến đò”, “Chả nên gia thất thì về ở làm chi mãi cho chúng chê, bạn cười”. Hình ảnh cô gái càng chờ đợi càng không thấy con đò tới đã cụ thể hoá sự bẽ bàng, lỡ dở của Xuý Vân. Hướng dẫn của giáo viên và hoạt động của học sinh Yêu cầu cần đạt Các gợi ý của giáo viên: - Vì sao Xuý Vân lại cảm thấy mình lạc lõng trong gia đình Kim Nham? Giữa nàng và Kim Nham có sự đồng cảm, chia sẻ không? - Ngoài Kim Nham, những người khác xung quanh Xuý Vân có sự thông cảm đối với nàng không? Điều này khiến nàng rơi vào tâm trạng như thế nào? + Tâm trạng tự thấy mình lạc lõng, vô nghĩa trong gia đình Kim Nham: “Con gà rừng ở lẫn với công - Đắng cay chẳng có chịu được, ức! " + Xuý Vân ước mơ có một gia đình bình thường, đầm ấm “anh đi gặt, nàng mang cơm” nhưng sự thật Kim Nham mải mê đèn sách, thi cử, bỏ mặc nàng cô đơn với gánh nặng gia đình. Những câu hát “Bông bông dắt, bông bông díu – Xa xa lắc, xa xa líu” lặp lại nhiều lần đã phản ánh bằng hình ảnh cụ thể tâm trạng thất vọng, buồn tủi của Xuý Vân. Nhân duyên khiến nàng và Kim Nham phải dắt díu, ràng buộc nhau nhưng thế giới tâm hồn, những ao ước của hai người lại khác xa nhau, không thể đồng cảm và chia sẻ. + Câu hát “Con cá rô nằm vũng chân trâu - Để cho năm bảy cần câu châu vào!…” bóng gió nói về không gian cạn, hẹp đầy bất trắc. Đó cũng là tình cảnh của Xuý Vân. Sau mỗi lời bộc bạch là điệp ngữ “Láng giềng ai hay, ức bởi xuân huyên” cho thấy nỗi cô đơn và khát khao hạnh phúc của Xuý Vân không thể chia sẻ với láng giềng, cũng không được sự đồng cảm của cha mẹ, của cộng đồng. ị Tâm trạng đầy ấm ức, bế tắc, cô đơn. Gv: Từ việc thể hiện tâm trạng của Xuý Vân, em có nhận xét gì về nội tâm của nàng lúc này? Hs: Nhận xét về cách thể hiện tâm trạng của nhân vật Xuý Vân ở trên và đánh giá nội tâm nhân vật. + Những câu hát ngược cuối đoạn trích vừa thể hiện trạng thái điên dại của Xuý Vân, vừa gợi hình ảnh trớ trêu, ngược đời, điên đảo, đúng sai, thực giả lẫn lộn mà nàng đã chứng kiếnđ diễn tả sự bế tắc, mất phương hướng của Xuý Vân. ị Tâm trạng Xuý Vân được thể hiện đặc sắc qua những hình ảnh ẩn dụ khi thì kín đáo, khi thì bóng bẩy, khi thì giấu giữa những câu hát, trận cười điên dại tưởng như vô nghĩa, khi lại là những câu nói ngược,…cho thấy nội tâm phong phú, rối bời, đầy tính bi kịch của nàng. Hướng dẫn của giáo viên và hoạt động của học sinh Yêu cầu cần đạt Gv chuyển ý: Vì sao Xuý Vân lại phải sống trong tâm trạng bi kịch? Có phải do tình cảnh trớ trêu nào đó. Gv: Tình cảnh của Xuý Vân được thể hiện qua những chi tiét nào của đoạn trích? Hs: Trao đổi, thảo luận, nêu ý kiến, bổ sung cho nhau. Các gợi ý của giáo viên: - Cuộc hôn nhân của Xuý Vân và Kim Nham xuất phát từ đâu? - Qua lời hát, múa cho biết Xuý Vân là cô gái như thế nào? Nàng có mong ước gì? Mong ước ấy có chính đáng không? - Theo em, nếu được tự do lựa chọn, Xuý Vân có chọn chàng Kim Nham không? Vì sao? 2) Tình cảnh của Xuý Vân và thái độ của tác giả dân gian + Cuộc hôn nhân của nàng với Kim Nham là do cha mẹ sắp đặt chứ không xuất phát từ tình yêu. + Lúc mới về nhà chồng, Xuý Vân cũng muốn làm một người vợ tốt. Màn múa điệu quay tơ, dệt cửi, vớt bèo, khâu vá...nói lên công việc lao động hàng ngày của nàng, chứng tỏ Xuý Vân hay lam, hay làm,đảm đang, khéo léo, đẹp người, đẹp nết. + Là một cô gái lao động, mong ước của Xuý Vân cũng thật nhỏ bé,bình thường, cụ thể. Đó là có một gia đình, có vợ, có chồng đầm ấm, chồng cày, vợ cấy, đến mùa lúa chín thì chồng đi gặt, vợ mang cơm: “Chờ cho bông lúa chín vàng - Để anh đi gặt, để nàng mang cơm”ị ước mơ thật đẹp, giản dị, chính đáng. Nếu được tự do lựa chọn, chắc chắn nàng không chọn chàng Kim Nham “dài lưng tốn vải”. Ca dao có câu: - Một bên chữ nghĩa văn chương Một bên chèo đẩy, em thương bên nào - Chữ nghĩa em vứt xuống ao Còn bên chèo đẩy, chân sào em thương Hướng dẫn của giáo viên và hoạt động của học sinh Yêu cầu cần đạt - Mong ước trên của Xuý Vân có thể thực hiện được không? Vì sao? -Thái độ của em đối với việc Xuý Vân “phụ Kim Nham, say đắm Trần Phương”? - Bi kịch của Xuý vân là gì ? Gv: Thái độ của em đối với tình cảnh của Xuý Vân? Nàng có đáng bị phê phán không? Những bất hạnh của nàng là do ai gây ra? Hs: Trao đổi, phát biểu bổ sung ý kiến cho nhau Câu hát không có ý coi thường chữ nghĩa, nhưng nó thể hiện cách lựa chọn người bạn trăm năm “cùng hội, cùng thuyền”, cách lựa chọn “ăn chắc mặc bền” của người bình dân. + Những ước mơ khiêm nhường của Xuý Vân không có sự gặp gỡ với mộng công danh, học hành, đỗ đạt làm quan của Kim Nham và gia đình chàng. Chính điều đó đẩy nàng vào bi kịch. + Đang trong hoàn cảnh trớ trêu nàng gặp Trần Phương . Nàng tự nhận mình là người “không trăng gió “ nhưng không có tình yêu với chồng, trong khi Trần Phương lại ra sức quyến rũ khiến nàng yêu Trần Phương thực sự và tưởng gặp được người tri kỷ, thông cảm với mình. Nàng dám vượt qua lễ giáo chạy theo tiếng gọi của tình yêu (điều mà xã hội phong kiến không thể chấp nhận). Đó là hành động dũng cảm của một con người yêu tự do. Nếu Trần Phương không phải kẻ lừa gạt, biết đâu Xuý Vân đã hạnh phúc? Bi kịch của nàng chính là “Phụ Kim Nham, say đắm Trần Phương” nhưng lại gặp phải kẻ phụ tình để “đến nỗi điên cuồng, rồ dại” + Xuý Vân là một cô gái trong trắng, khát khao hạnh phúc, dũng cảm tìm đến hạnh phúc nhưng cuối cùng phải chết. Đó không phải là tội lỗi của nàng. Nàng rất đáng thương. Nguyên nhân chính là do xã hội. Bởi khát vọng tình yêu tự do hạnh phúc của nàng là chính đáng, nhưng không thể thực hiện được trong chế độ phong kiến gia trưởng “ Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”. Xã hội đó với chế độ “tam tòng” (tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử) trói buộc chặt chẽ người phụ nữ từ lúc sinh ra cho đến lúc xuôi tay, không có chỗ cho một Xuý Vân tự do “tháo cũi sổ lồng”, tự do yêu đương để được hưởng hạnh phúc Hướng dẫn của giáo viên và hoạt động của học sinh Yêu cầu cần đạt Gv: Qua cảnh Xuý Vân giả dại em có nhận xét gì về thái độ, cách nhìn của tác giả dân gian đối với nhân vật? Hs: Suy ngẫm về thái độ, tư tưởng nhân văn cao đẹp của người bình dân GV: Hãy phân tích nghệ thuật diễn tả tâm trạng phức tạp của Xuý Vân qua lời hát của nhân vật? (Đoạn trích mở đầu bằng những lời như thế nào? Những câu hát tiếp theo đã diễn tả tâm trạng của Xuý Vân bằng cách nào?) Hs: Tìm hiểu xem tác giả dân gian đã dùng những biện pháp nghệ thuật như thế nào để diễn tả tâm trạng của Xuý Vân. Gv:Nhận xét nghệ thuật diễn tả tâm trạng nhân vật qua đoạn trích? Hs: Nhận xét nghệ thuật diễn tả tâm trạng nhân vật. So sánh với một số nhân vật khác trong chèo cổ Việt Nam để thấy rõ sự độc đáo của nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật trong đoạn trích. Gv: Qua trích đoạn “ Xuý Vân giả dại”, tác giả dân gian muốn gửi gắm điều gì? Hs: Rút ra chủ đề của đoạn trích. Tác giả dân gian đã thể hiện thái độ cảm thông với những đau khổ, bế tắc của Xuý Vân. Đây cũng chính là sự đồng tình với những khát vọng tự do yêu đương, khát vọng hạnh phúc chính đáng của con người. Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến bi kịch của Xuý Vân cũng chính là thanh minh cho nàng, thể hiện cách nhìn nhận, đánh giá con người mang tính nhân đạo sâu sắc của người bình dân Giá trị nhân văn cao đẹp của tích truyện. 3. Nghệ thuật diễn tả tâm trạng Xuý Vân Mở đầu đoạn trích là lời gọi đò tha thiết, đúng hơn đây là lời tự than “đau thiết, thiệt van...”. Hình ảnh ẩn dụ “ Tôi kêu đò, đò không thưa. Tôi càng chờ đợi càng trưa chuyến đò” diễn tả chính xác hoàn cảnh lỡ dở, bẽ bàng của Xuý Vân.-> Nghệ thuật ẩn dụ, so sánh là lối nói phổ biến trong văn học dân gian, đặc biệt là ở ca dao, dân ca. - Những câu hát tiếp theo đều rất giầu hình ảnh, nhiều ngụ ý, thể hiện tâm trạng bối rối, đầy mâu thuẫn của Xuý Vân: Muốn bỏ Kim Nham về theo tiếng gọi của tình cảm riêng nhưng lại sợ mọi người chê cười. Khuyên người ta giữ lấy đạo hằng nhưng lại tự biết mình là con người gió trăng Đó là mâu thuẫn giũa tình cảm thực, khát vọng được giải phóng với ý thức về đạo đức của người phụ nữ theo luật lệ phong kiến và dư luận xã hội xưa. - Lối đan cài giữa những câu hát tỉnh và những câu hát dại, đặc biệt những câu hát ngược ở cuối đoạn trích Cho ta thấy sống động chân dung một Xuý Vân đau khổ, bi kịch ịNghệ thuật diễn tả tâm trạng vừa chân thực, cụ thể vừa tinh tế, sâu sắc cho thấy nội tâm phong phú với những mâu thuẫn phức tạp của nhân vật, đồng thời để lại ấn tượng, nỗi ám ảnh khó quên đối với người đọc về nhân vật này. III. Chủ đề Qua trích đoạn “Xuý Vân giả dại”, tác giả dân gian đã thể hiện tư tưởng đề cao khát vọng tình yêu tự do, khát vọng hạnh phúc chính đáng; lên án chế độ hôn nhân phong kiến cùng với những luật lệ hà khắc đã bóp nghẹt quyền sống, quyền hạnh phúc của con người. Gv: Sau khi học xong đoạn trích, em thấy cần ghi nhớ điều gì? Hs: Rút ra kết luận cần ghi nhớ Gv: Phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật Xuý Vân sau khi học xong đoạn trích? Hs: Trao đổi, thảo luận, phát biểu cảm nghĩ GV:Qua đoạn trích, em hiểu thêm điều ghì về đặc trưng của chèo cổ Việt Nam? Hs: Nhắc lại vài điểm cần ghi nhớ về chèo cổ Việt Nam Gv: Em còn biết vở chèo nào ngoài vở Kim Nham vừa học ? Hãy kể tên ? Trong vở chèo cổ khá quen thuộc, có một nhân vật nữ cũng thường bị phê phán gần giống Xuý Vân, em có biết đó là nhân vật nào,trong vở chèo nào không? Nêu ý kiến của em về nhân vật đó? Hs: trao đổi thảo luận Gv: Cho học sinh xem đĩa hình cảnh “Thị Mầu lên chùa” trong vở “Quan Âm Thị Kính”. IV. Kết luận Với nghệ thuật diễn tả nội tâm đặc sắc, đoạn trích đã thể hiện thành công bi kịch tình yêu và những mâu thuẫn phức tạp trong tâm hồn Xuý Vân. E. Củng cố - Xuý Vân đáng thương hơn đáng giận. Nàng là cô gái đảm đang, khéo léo, khát khao hạnh phúc chính đáng song những mong ước của nàng không thể thực hiện được trong chế độ phong kiến gia trưởng với những luật lệ hà khắc . Nàng đáng được bênh vực, cảm thông. Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến bi kịch của nàng qua đó có cách nhìn nhận, đánh giá con người mang tính nhân đạo sâu sắc. - Chèo cổ Việt Nam được kết hợp ba hình thức: dân ca, dân nhạc, dân vũ - Lưu Bình - Dương Lễ; Trương Viên ; Thoại Khanh – Châu Tuấn - Đó là nhân vật Thị Mầu trong vở chèo “Quan Âm Thị Kính”. Người ta thường phê phán Thị Mầu là cô gái lẳng lơ nhưng không thể không nói rằng đây là một cô gái ăm ắp sức sống có tình yêu sôi nổi, dám phớt lờ cả tôn giáo, tập tục phong kiến để bộc lộ tình yêu của mình. G.Hướng dẫn thực hiện bài tập nâng cao. So sánh chèo với các loại hình kịch hát khác Các gợi ý: So sánh Nguồn gốc Phương thức biểu diễn Vai trò, vị trí F. Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docXuy Van gia dai.doc