Giáo án Văn 8 học kỳ 2

1.Mục tiêu a. Kiến thức

- Sơ giản về phong trào Thơ mới.

- Chiều sâu tư tưởng yêu nước thầm kín của lớp thế hệ trí thức Tây học chán ghét thực tại, vươn tới cuộc sống tự do.

- Hình tượng nghệ thuật độc đáo, có nhiều ý nghĩa của bài thơ Nhớ rừng.

b. Kỹ năng:

- Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn.

- Đọc diễn cảm tác phẩm thơ hiện đại viết theo bút pháp lãng mạn.

- Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.

c.Thái độ

 - GD HS lòng yêu thích môn học.

2.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

 a.Chuẩn bị của giáo viên

 - Nghiên cứu kĩ bài,soạn giảng b.Chuẩn bị và học sinh

 - Đọc bài, chuẩn bị bài.

3.Tiến trình bài dạy a.Kiểm tra bài cũ: không

 * Giới thiệu bài (1') : Nhớ rừng là một trong những bài thơ hay, tiêu biểu nhất của Thế Lữ và của phong trào thơ mới chặng đầu(1932-1935). Nhớ rừng diễn tả tâm sự u uất của một con hổ bị sa cơ. Vậy tâm sự đó là gì? Chúng ta sẽ nghiên cứu bài học ngày hôm nay.

 

doc237 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1158 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Văn 8 học kỳ 2, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 05.1/2013 Ngày giảng: 8A: 8 /1/2013 Lớp8A Tiết 73 Văn bản: NHỚ RỪNG 1.Mục tiêu a. Kiến thức - Sơ giản về phong trào Thơ mới. - Chiều sâu tư tưởng yêu nước thầm kín của lớp thế hệ trí thức Tây học chán ghét thực tại, vươn tới cuộc sống tự do. - Hình tượng nghệ thuật độc đáo, có nhiều ý nghĩa của bài thơ Nhớ rừng. b. Kỹ năng: - Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn. - Đọc diễn cảm tác phẩm thơ hiện đại viết theo bút pháp lãng mạn. - Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm. c.Thái độ - GD HS lòng yêu thích môn học. 2.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh a.Chuẩn bị của giáo viên - Nghiên cứu kĩ bài,soạn giảng b.Chuẩn bị và học sinh - Đọc bài, chuẩn bị bài. 3.Tiến trình bài dạy a.Kiểm tra bài cũ: không * Giới thiệu bài (1') : Nhớ rừng là một trong những bài thơ hay, tiêu biểu nhất của Thế Lữ và của phong trào thơ mới chặng đầu(1932-1935). Nhớ rừng diễn tả tâm sự u uất của một con hổ bị sa cơ. Vậy tâm sự đó là gì? Chúng ta sẽ nghiên cứu bài học ngày hôm nay. b.Dạy nội dung bài mới ?Y H Gv ?Y H ?TB H ?TB H ?TB H GV ?TB H ?TB H ?TB H Gv ?K H ?TB H ?K H GV ?Y H ?K H ?K H ?K H Gv Hãy nêu vài nét sơ lược về tác giả ? TL Thế Lữ là nhà thơ có công đầu đem lại chiến thắng cho thơ mới lúc ra quân.Ngoài sáng tác thơ, ông còn viết các truyện kinh dị, trinh thám... Kể tên một số tác phẩm chính của ông? -Mấy vần thơ(1935), Vàng và máu(1937-truyện). Nêu xuất xứ của bài thơ? TL Nêu yêu cầu đọc? -Đọc chính xác, giọng đọc phù hợp với nội dung xúc cảm của mỗi đoạn thơ. Gv đọc-Hs đọc-Nhận xét. Trong bài thơ có một số từ Hán Việt: sơn lâm, chúa tể, thảo hoa, hùng vĩ. Hãy giải thích? TL Bài thơ được ngắt làm 5 đoạn. Bài thơ có bố cục mấy phần? Nêu nội dung chính từng phần? +Phần 1: đoạn 1+4 →Con hổ ở vườn bách thú. +Phần 2: đoạn 2+3 →Cảnh con hổ ở chốn giang sơn hùng vĩ của nó. +Phần 3: đoạn 5 →Nỗi khao khát được trở về với cội nguồn. Hs đọc đoạn 1 và cho biết nội dung. TL Hổ cảm nhận được nỗi đau khổ nào khi bị nhốt trong cũi sắt ở vườn bách thú? +Nằm dài, trông ngày tháng dần trôi. +Giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm. +Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi. +Với cặp báo chuồng bên vô tư lự. Với hổ, đó là nỗi khổ không được hành động, trong một không gian tù hãm, thời gian bị kéo dài. Là nối nhục bị biến thành trò chơi cho thiên hạ tầm thường. Bên cạnh đó là nỗi bất bình vì bị ở chung với bọn gấu dở hơi. Trong nỗi đau khổ đó, nỗi khổ nào bị biến thành khối căm hờn? Vì sao? -Nỗi nhục bị biến thành trò chơi, lạ mắt cho lũ người ngạo mạn ngẫn ngơ vì hổ là chúa sơn lâm, vốn được cả loài người khiếp sợ. Trong cũi sắt, nỗi căm hờn của hổ đã trở thành khối căm hờn. Em hiểu khối căm hờn này như thế nào? -Cảm xúc hờn căm kết đọng trong tâm hồn, đè nặng, nhức nhối, không có cách nào giải thoát. Điều đó thể hiện thái độ sống và nhu cầu sống như thế nào? -Chán ghét cuộc sống tầm thường, tù túng. Khát vọng tự do, được sống đúng với phẩm chất của mình. *Chú ý tiếp đoạn diễn tả Niềm uất hận ngàn thâu và cho biết: Cảnh vườn bách thú được diễn tả qua các chi tiết nào? +Hoa chăm cỏ xén, lối phẳng cây trồng Dải nước đen giả suối chẳng thông dòng Len dưới nách những mô gò thấp kém. Em thấy gì đặc biệt trong tính chất của các cảnh tượng ấy? -Đểu giả, nhỏ bé, vô hồn. Cảnh tượng ấy đã gây lên phản ứng nào trong tình cảm của hổ? -Niềm uất hận. Từ đó em hiểu niềm uất hận ngàn thâu như thế nào? -Trạng thái bực bội, u uất kéo dài và phải chung sống với mọi tầm thường giả dối. Từ đoạn thơ vừa tìm hiểu em hiểu gì về tâm sự của hổ ở vườn bách thú? Qua đó, ta cùng thấy rõ Anh hùng thất thế sa cơ cũng hèn (truyện Kiều), ta càng thấm thía: Trên đời nghìn vạn điều đắng cay Cay đắng chi bằng mất tự do Nhật kí trong tù Trong cảnh giam cầm ấy, con hổ đã có suy nghĩ, nỗi nhớ gì?chúng ta cùng tìm hiểu vào tiết sau. Bài thơ toát lên nội dung gì? -Diễn tả nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng, niềm khao khát tự do mãnh liệt. →Đó cũng chính là tâm trạng tủi nhục đau đớn, uất hận của nhân dân ta đang rên xiết trong xiềng xích nô lệ khao khát được sống tự do, độc lập. . I. Đọc và tìm hiểu chung (20') 1.Tác giả-tác phẩm -Thế Lữ (1907-1989) tên khai sinh là Nguyễn Thứ Lễ, quê ở Bắc Ninh. Là nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào thơ mới. -Nhớ rừng là một bài thơ tiêu biểu nhất của Thế Lữ(1934). 2.Đọc 3.Thể loại -Thể thơ 8 chữ thuộc thể thơ mới, tự do, phóng khoáng, linh hoạt-không bị ràng buộc. II.Phân tích 1.Cảnh con hổ ở vườn bách thú (21') -Trạng thái bực bội, u uất chán ghét sâu sắc thực tại thực tại tù túng tầm thường giả dối. Khao khát được sống tự do, chân thật. c.Củng cố, luyện tập (2') : GV nhắc lại NDKT của bài. d.Hướng dẫn học ở nhà (1') -Nắm được nội dung của văn bản. -Đọc, soạn phần còn lại của bài thơ Rút kinh nghiệm bài dạy ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ========================================================= Ngày soạn : 06.1/2013 Ngày giảng: 8A: 9 /1/2013 Lớp8A Tiết 74 Văn bản: NHỚ RỪNG -Tiếp - 1.Mục tiêu a. Kiến thức - Chiều sâu tư tưởng yêu nước thầm kín của lớp thế hệ trí thức Tây học chán ghét thực tại, vươn tới cuộc sống tự do. - Hình tượng nghệ thuật độc đáo, có nhiều ý nghĩa của bài thơ Nhớ rừng. b. Kỹ năng: - Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn. - Đọc diễn cảm tác phẩm thơ hiện đại viết theo bút pháp lãng mạn. - Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm. c.Thái độ - GD HS lòng yêu thích môn học. 2.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh a.Chuẩn bị của giáo viên - Nghiên cứu kĩ bài,soạn giảng b.Chuẩn bị và học sinh - Đọc bài, chuẩn bị bài. 3.Tiến trình bài dạy a.Kiểm tra bài cũ: không * Giới thiệu bài (1') : Ở tiết học trước các em đã được tìm hiểu phần một của bài thơ nhớ rừng. vậy phần còn lại có nội dung như thế nào tiết học hôm nay cô trò ta cùng nghiên cứu. b.Dạy nội dung bài mới Gv ? H ? H ? H ? H ? H ?K H ? H ? H ? ? H ? ? H ? H GV ? H ? G ? H ? ? G G Theo dõi đoạn Thưở tung hoàng hống hách những ngày xưa và cho biết: Cảnh sơn lâm được gợi tả qua những chi tiết nào? +Bóng cả, cây già, tiếng gió gào ngàn, giọng nguồn thét núi. Em có nhận xét gì về cách dùng từ trong những lời thơ này? -Điệp từ với. -Các động từ chỉ đặc điểm của hành động(gào, thét). Với nghệ thuật sử dụng các động từ gợi tả cho thấy điều gì? -Gợi tả sức sống mãnh liệt của núi rừng bí ẩn. Hình ảnh vị chúa tể hiện lên như thế nào giữa không gian ấy? -Tôi bước chân dõng dạc đường hoàng Lượn tấm thân như sóng cuộc nhịp nhàng Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc Trong hang tối, mắt thần khi đã quắc Là khiến cho mọi vật đều im hơi. Em thấy có gì đặc sắc trong từ ngữ, nhịp điệu của lời thơ miêu tả vị chúa tể? -Sử dụng nhiều từ ngữ gợi hình dáng, tính cách của hổ. Từ hình ảnh vị chúa tể được khắc hoạ mang vẻ đẹp như thế nào? -Vẻ đẹp ngang tàng, lẫm liệt giữa núi rừng uy nghiêm, hùng vĩ. Chú ý vào đoạn văn tả cảnh rừng, nơi hổ đã sống một thời oanh liệt và cho biết: Cảnh rừng ở nơi đây là cảnh của thời điểm nào? +Những đêm, những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn bình minh cây xanh, những chiều lêng láng máu sau rừng... Thiên nhiên hiện lên với vẻ đẹp như thế nào? -Rực rỡ, huy hoàng, náo động, hùng vĩ, bí ấn. Giữa thiên nhiên ấy chúa tể đã sống một cuộc sống như thế nào? +Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt Đại từ ta được lặp lại có ý nghĩa gì ? -Thể hiện khí phách ngang tàng, làm chủ, tạo nhịp điệu rắn rỏi, hùng tráng. Trong đoạn thơ này điệp từ đâu kết hợp với câu thơ cảm thán (Than ôi!Thời oanh liệt nay cìn đâu) có ý nghĩa gì? -Nhấn mạnh và bộc lộ trực tiếp nỗi tiếc nuối cuộc sống độc lập tự do của chính mình. Đến đây ta thấy hai cảnh tượng miêu tả trái ngược nhau: cảnh vườn bách thú nơi con hổ bị nhốt và cảnh núi rừng nơi con hổ đã từng ngự trị ngày xưa. Hãy chỉ ra tính chất đối lập của hai cảnh tượng này? -Đối lập một bên là cảnh tù túng, tầm thường, giả dối với một bên là cuộc sống chân thực, phóng khoáng, sôi nổi. Sự đối lập đó có ý nghĩa gì trong việc miêu tả trạng thái tinh thần của con hổ ở vườn bách thú ? TL Nỗi nhớ tiếc xót xa của hổ thể hiện khát vọng sống tự do. Ý tưởng ấy rất đẹp và giàu ý nghĩa đối với con người Việt Nam gần 70 năm về trước khi phải sống trong tủi nhục trong vòng nô lệ lầm than. Ý tưởng ấy mở ra nhiều liên tưởng. Đọc đoạn thơ cuối và cho biết nội dung. Giấc mộng ngàn của hổ hướng về một không gian như thế nào? -Oai linh, hùng vĩ, thênh thang (nơi ta không còn được thấy bao giờ). Các câu thơ cảm thán mở đầu và kết thúc đoạn có ý nghĩa gì? -Nỗi tiếc nhớ cuộc sống chân thực tự do đã qua. Theo em giấc mộng ngàn của hổ là giấc mộng như thế nào? -Mãnh liệt, to lớn nhưng đau xót, bất lực. Giấc mộng đó có phải là một nỗi đau bi kịch không? -Đó chính là một nỗi đau bi kịch (nỗi đau tinh thần bi tráng, tức là nỗi uất ức, xót xa của hùm thiêng khi xa cơ lỡ vận). Nỗi đau đó đã phản ánh khát vọng mãnh liệt nào của con hổ ở vườn bách thú? TL Nêu đặc sắc nghệ thuật trong văn bản? -Bài thơ tràn đầy cảm hứng lãng mạn. Hình ảnh bài thơ giàu chất tạo hình. Ngôn ngữ và nhạc điệu phong phú. Bài thơ toát lên nội dung gì? -Diễn tả nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng, niềm khao khát tự do mãnh liệt. →Đó cũng chính là tâm trạng tủi nhục đau đớn, uất hận của nhân dân ta đang rên xiết trong xiềng xích nô lệ khao khát được sống tự do, độc lập. Đọc phần ghi nhớ SGK/7 Gọi HS đọc diễn cảm bài thơ. II>Phân tích 2.Nỗi nhớ thời oanh liệt (32') -Vẻ đẹp ngang tàng, lẫm liệt của hổ giữa núi rừng uy nghiêm hùng vĩ. -Khí phách ngang tàng, làm chủ của hổ. -Nỗi nhớ khôn nguôi, nhớ những kỉ niệm đẹp đã lùi sâu vào quá khứ. Nỗi nhớ tiếc xót xa xủa hổ thể hiện khát vọng sống tự do. -Khát vọng được sống một cuộc sống của chính mình trong xứ sở đại ngàn hùng vĩ của núi rừng. III.Tổng kết (5') -Bài thơ tràn đầy cảm hứng lãng mạn. Hình ảnh bài thơ giàu chất tạo hình. Ngôn ngữ và nhạc điệu phong phú. -Diễn tả nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng, niềm khao khát tự do mãnh liệt. IV.Luyện tập (5') c.Củng cố, luyện tập (2') : GV nhắc lại NDKT của bài. d.Hướng dẫn học ở nhà (1') -Nắm được đặc sắc nghệ thuật của văn bản. -Đọc, soạn bài Câu nghi vấn. Rút kinh nghiệm bài dạy ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ========================================================= Ngày soạn :9 /1/2013 Ngày giảng: 12/01/2013 Lớp8A Tiết 75 TV: CÂU NGHI VẤN 1.Mục tiêu a. Kiến thức - Đặc điểm hình thức của câu nghi vấn. - Chức năng chính của câu nghi vấn. b. Kỹ năng: - Nhận biết và hiểu được tác dụng câu nghi vấn trong văn bản cụ thể. - Phân biệt câu nghi vấn với một số kiểu câu dễ lẫn. c.Thái độ - GD HS lòng yêu thích môn học. 2.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh a.Chuẩn bị của giáo viên - Nghiên cứu kĩ bài,soạn giảng b.Chuẩn bị của học sinh - Chuẩn bị bài cũ,bài mới 3.Tiến trình bài dạy a.Kiểm tra bài cũ: không *Giới thiệu bài (1'): Trong TV cũng như nhiều ngôn ngữ khác trên thế giới, mỗi kiểu câu có một đặc điểm hình thức nhất định. Những đặc điểm hình thức này thường gắn với một chức năng của nhất định chính. Vậy chức năng chính của câu nghi vấn là gì? b.Dạy nội dung bài mới GV ?TB H ?TB H GV ?K H GV GV GV ?K H GV ?K H GV GV ?K H ?K H GV ?K H ?K H Gv viết bảng phụ đoạn văn trong Tắt đèn của Ngô Tất Tố. Trong đoạn trích trên, câu nào là câu nghi vấn? Những đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu nghi vấn? +Sáng nay người ta đấm u có đau lắm không? +Thế làm sao u cứ khóc mãi mà không ăn khoai? +Hay là u thương chúng con đói quá? -Dựa vào dấu chấm hỏi ở cuối câu và từ ngữ nghi vấn có... không, làm (sao), hay (là). Theo em những câu nghi vấn trên dùng để làm gì? -Những câu nghi vấn trên dùng để hỏi. Chú ý: Trong các câu nghi vấn bao gồm tự hỏi như trong Truyện Kiều của Nguyễn Du: Người đâu gặp gỡ...hay không? Ngoài VD vừa xét hãy tìm thêm một số từ nghi vấn khác? -Ai, gì, nào, sao, bao giờ, bao nhiêu, à, ư, hả, hử, chứ... Qua phân tích VD hãy cho biết câu nghi vấn là gì? TL Gọi HS đọc ghi nhớ SGK/11 Gọi Hs nêu yêu cầu bài tập. Hs nêu yêu cầu bài tập. Căn cứ vào đâu để xác định câu nghi vấn? TL Hs nêu yêu cầu bài tập. Có thể đặt dấu chấm hỏi ở những câu sau được không? Vì sao? TL Trong TV, tổ hợp từ cũng, như, ai cũng, nào cũng, sao cũng, đâu cũng, bao giờ cũng...có ý nghĩa khẳng định tuyệt đối. VD: Ai cũng thấy thế.(có nghĩa là mọi người đều thế, và là một từ phiếm định chứ không phải là từ nghi vấn). Gọi Hs nêu yêu cầu bài tập. Phân biệt hình thức và ý nghĩa của các câu sau? a.Anh có khoẻ không? b.Anh đã khoẻ chưa? Đặt một số cặp câu khác để chứng tỏ sự khác nhau giữa hai loại câu nghi vấn theo mô hình trên. TL Gọi Hs nêu yêu cầu bài tập. Cho biết sự khác nhau về hình thức và ý nghĩa của hai câu sau: a.Bao giờ anh đi Hà Nội? b.Anh đi Hà Nội bao giờ? TL Cho biết hai câu nghi vấn sau đúng hay sai? Vì sao? +Chiếc xe này bao nhiêu kg mà nặng thế? +Chiếc xe này giá bao nhiêu mà rẻ thế? TL I.Đặc điểm hình thức và chức năng chính (21') - Câu nghi vấn là câu: +Có những từ nghi vấn(ai,gì, nào,tại sao,đâu, bao giờ,bao nhiêu,à,ư,hả,chứ, (có)… không,(đã)…chưa)hoặc có từ hay (nối các vế có quan hệ lựa chọn). +Có chức năng chính là dùng để hỏi. -Khi viết ,câu nghi vấn kết thúc bằng dấu chấm hỏi. II.Luyện tập (20') 1.Bài tập 1(11) Xác định câu nghi vấn và đặc điểm hình thức của nó? a.Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không? b.Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế? c.Văn là gì? Chương là gì? d.Chú mình...đùa vui không? -Đùa trò gì?; Cái gì thế? Chị Cốc béo xù...đấy hả? →Những từ được gạch chân và dấu chấm hỏi ở cuối câu (chỉ có trong ngôn ngữ viết) thể hiện đặc điểm hình thức của câu nghi vấn. 2.Bài tập 2(12) -Căn cứ vào đặc điểm hình thức của nó. -Cả ba câu đều có từ hay. -Không thể thay từ hay bằng từ hoặc được. Nếu thay từ hay bằng từ hoặc thì câu trở nên sai ngữ pháp hoặc biến thành một câu khác thuộc kiểu câu trần thuật và có ý nghĩa khác hẳn. 3.Bài tập 3(13) -Không thể đặt dấu chấm hỏi ở những câu này được, vì nó không phải là câu nghi vấn. +Câu a, b: có các từ nghi vấn như (có, không, tại sao) nhưng những kết cấu chứa từ này chỉ làm chức năng bổ ngữ trong câu. +Câu c, d: các từ nào cũng, ai cũng là những từ phiếm định. 4.Bài tập 4(13) Phân biệt hình thức và ý nghĩa -Khác nhau: +Về hình thức: có...không, đã ...chưa +Về ý nghĩa: câu thứ hai có giả định là người được hỏi trước đó có vấn đề về sức khoẻ, nếu điều giả định này không đúngthì câu hỏi trở nên vô lý. Còn câu hỏi thứ nhất không hề có giả định đó. Mẫu: +Cái áo này có cũ (lắm) không? Đ +Cái áo này đã cũ (lắm) chưa? Đ +Cái áo này có mới (lắm) không? Đ +Cái áo này đã mới (lắm) chưa? S 5.Bài tập 5(13) -Sự khác biệt về hình thức của hai câu thể hiện ở trật tự từ: +Trong câu a: Bao giờ đứng ở đầu câu. +Trong câu b: Bao giờ đứng ở cuối câu. -Sự khác biệt về ý nghĩa: +Câu a hỏi về thời điểm của một hành động sẽ diễn ra trong tương lai. +Cau b hỏi về thời điểm của một hành động đã diễn ra ở quá khứ. 6.Bài tập 6(13) a.Đúng vì không biết bao nhiêu kg (đang phải hỏi) ta vẫn có thể cảm nhận được một vật nào đó là nặng hay nhẹ (nhờ bưng, vác). b.Dùng câu sai vì chưa biết đánh giá bao nhiêu (đang phải hỏi) thì không thể nói đắt hay là rẻ. c.Củng cố (2') :GV nhắc lại NDKT của bài. d.Hướng dẫn học ở nhà (1') : -Nắm được nội dung của bài. -Làm bài tập còn lại. -Đọc trước bài :Câu nghi vấn (tiếp). Rút kinh nghiệm bài dạy ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ========================================= Ngày soạn :9 /1/2013 Ngày giảng: 12/01/2013 Lớp 8A Tiết 76 TLV: VIẾT ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH 1.Mục tiêu bài dạy a. Kiến thức - Kiến thức về đoạn văn, bài văn thuyết minh. - Yêu cầu viết đoạn văn thuyết minh. b. Kỹ năng: - Xác định được chủ đề, sắp xếp và phát triển ý khi viết đoạn văn thuyết minh. - Diễn đạt rõ ràng, chính xác. - Viết một đoạn văn thuyết minh có độ dài 90 chữ. . c.Thái độ - GD HS lòng yêu thích môn học. 2.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh a.Chuẩn bị của giáo viên - Nghiên cứu kĩ bài,soạn giảng b.Chuẩn bị của học sinh - Chuẩn bị bài cũ,bài mới 3.Tiến trình bài dạy a.Kiểm tra bài cũ:không *Giới thiệu bài (1') : Muốn có một đoạn văn bản thuyết minh cho hợp lý thì trước hết người viết phải biết cách sắp xếp các ý (tức là thứ tự trình bày) cho phù hợp. Tiết học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu bài Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh. b.Dạy nội dung bài mới Gv GV ?TB H ?TB H GV ?K H ?K H GV ?TB H GV ?TB H Đoạn văn là bộ phận của bài văn. Viết tốt đoạn văn là điều kiện để làm tốt bài văn. Đoạn văn có hai câu trở lên, được sắp xếp theo thứ tự nhất định. Treo bảng phụ (đoạn văn a, b-SGK-14) Gọi HS đọc Đoạn văn a gồm có mấy câu? Đâu là câu chủ đề của đoạn? -5 câu, câu 1 là câu chủ đề. -Các câu 2, 3, 4, 5 có nhiệm vụ giải thích, bổ sung cho câu chủ đề. +Câu 2: cung cấp thông tin về lượng nước ngọt ít ỏi. +Câu 3: cho biết lượng nước sạch bị ô nhiễm. +Câu 4: nêu sự thiếu nước ở các nước trên thế giới thứ ba. +Câu 5: nêu dự báo đến năm 2025 thì 2/3 dân số thiếu nước. →Các câu sau bổ sung thông tin làm rõ ý cho câu chủ đề, câu nào cũng nói về nước. Đoạn văn b gồm có mấy câu? Câu chủ đề là câu nào? +3 câu, câu 1 là câu chủ đề. Từ ngữ chủ đề là Phạm Văn Đồng. +Các câu 2, 3 cung cấp thông tin về Phạm Văn Đồng theo lối liệt kê các hành động đã làm. VD: đoạn văn a, b (bảng phụ). -Đọc hai đoạn văn. Nhược điểm mỗi đoạn văn là gì? -Đoạn văn a: yêu cầu giới thiệu về cây bút bi. +Nhược điểm: viết lộn xộn, nên tách đoạn văn trên thành hai đoạn. -Đoạn văn b: giới thiệu đèn bàn. +Nhược điểm: viết lộn xộn, nên tách đoạn văn trên thành ba đoạn văn ngắn cho hợp lý. Nêu cách sửa từng đoạn văn? TL Nên tách đoạn văn làm ba đoạn nhở: đoạn viết về đế đèn, đoạn viết về ống đèn, đoạn viết về chao đèn. Qua tìm hiểu VD em rút ra được bài học gì khi làm bài văn thuyết minh? TL Gọi HS đọc Ghi nhớ:SGK-15. -Viết đoạn văn mở bài và kết bài cho đề văn Giới thiệu trường em. TL I.Đoạn văn trong văn bản thuyết minh (26') 1.Nhận dạng các đoạn văn thuyết minh 2.Sửa lại các đoạn văn thuyết minh chưa chuẩn -Sửa chữa đoạn văn. a.Cấu tạo 1 chiếc bút bi gồm hai phần, trước hết là ruột bút bi. Đó là 1 ống nhựa dài, trong chứa mực có thể màu xanh,đen hay đỏ, những màu thường gặp ở bút bi. Có 1 hòn bi trắng nhỏ ở đầu ngòi bút bi. Khi viết hòn bi lăn làm mực trong ống nhựa chảy ra, ghi thành chữ. Ngoài ruột bút bi, chiếc bút bi còn có vỏ bên ngoài. Phần cỏ là 1 ống nhựa hoặc sắt để bọc ruột bút bi và làm cán bút viết. Nó gồm ống và nắp bút hoặc có lò xo (nút bi bấm) hoặc không có (bút bi có nắp đậy). b.Nhà em có 1 chiếc đèn bàn. Đế đèn được làm bằng 1 khối thuỷ tinh tròn trong rất vững chãi trên đế đèn có công tắc để bật hoặc tắt rất tiện lợi. Từ đế đèn có một ống thép không gỉ thẳng đứng gắn 1 cái đui đèn, trên đó lắp một bóng đèn 25w. Ống thép này rỗng nên dây điện từ công tắc đến bóng đèn được luồn trong đó. Ở trên bóng đèn có chao đèn làm bằng vải lụa, có khung sắt ở trong và có vòng thép gắn vào bóng đèn. Nhờ có chiếc chao đèn mà ánh sáng trở nên tập chung và dịu hơn. - Khi làm bài văn thuyết minh,cần xác định các ý lớn, mỗi ý viết thành một đoạn văn. -Khi viết đoạn văn,cần trình bày rõ ý chủ đề của đoạn,tránh lẫn ý của đoạn văn khác.Các ý trong đoạn văn nên sắp xếp theo thứ tự cấu tạo của sự vật, thứ tự nhận thức(từ tổng thể đến bộ phận,từ ngoài vào trong ,từ xa đến gần),thứ tự diễn biến sự việc trong thời gian trước sau hay theo thứ tự chính phụ ( cái chính nói trước, cái phụ nói sau ). II.Luyện tập (15') 1.Bài tập 1 *Mở bài: Giới thiệu trường THCS Bản Lầm. VD:Nếu ai đi qua bản Lầm, xin dừng chân lại ghé thăm trường tôi. Đó là trường THCS Bản Lầm. Ngôi trường không rộng mà nhỏ xinh, nắm dưới chân đồi (núi đá). *Kết bài: Nêu cảm xúc về mái trường. VD: Chỉ còn một thời gian nữa thôi, tôi phải từ giã mái trường này để lên lớp vào trường PTTH. Biết bao nhiêu kỉ niệm đẹp về thầy cô, bè bạn đã lưu luyến nơi đây. Mỗi lần nghĩ vậy, tôi càng thấy gắn bó và yêu trường hơn, mái trường THCS xinh xắn thân thuộc này. c.Củng cố, luyện tập (2') :GV nhắc lại NDKT của bài. d.Hướng dẫn học sinh tự học bài ở nhà(1') : -Học kĩ bài-làm bài tập 2, 3 (15). -Đọc trước bài: Thuyết minh về một phương pháp. Rút kinh nghiệm bài dạy ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ==================================== Ngày soạn :12 /01/2013 Ngày giảng: 15/01/2013 8A Tiết 77 Văn bản: QUÊ HƯƠNG 1.Mục tiêu cần đạt a. Kiến thức - Nguồn cảm hứng lớn trong thơ Tế Hanh nói chung và ở bài thơ này: tình yêu quê hương đằm thắm. - Hình ảnh khoẻ khoắn, đầy sức sống của con người và sinh hoạt lao động; lời thơ bình dị, gợi cảm xúc trong sáng, tha thiết. b. Kỹ năng: - Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn. - Đọc diễn cảm tác phẩm. - Phân tích được những

File đính kèm:

  • docVAN 8 KI 2.doc