Giáo án văn học 12 - Bài: Nghị luận về một tư tưởng, đạo lý (tuần 1, tiết 3) - Trường THPT Tôn Đức Thắng

I/ Mục đích yêu cầu:

1/ Kiến thức: Nắm được cách viết bài văn Nghị luận về một tư tưởng,đạo lí.

2/ Giáo dục: Có ý thức tiếp thu những quan niệm đúng đắn, phê phán những quan niệm sai lầm.

3/ Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng thực hành

4/ phương pháp: Phân tích, thảo luận, tích hợp, vấn đáp.

II/ Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

+ Giáo viên: Giáo án.

+ Học sinh: Soạn bài.

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2436 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án văn học 12 - Bài: Nghị luận về một tư tưởng, đạo lý (tuần 1, tiết 3) - Trường THPT Tôn Đức Thắng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 1 Môn: Ngày soạn 21/08/2008 Ngày dạy:……………./…………../…………… Tiết PPCT: 3 Bài NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÝ. I/ Mục đích yêu cầu: 1/ Kiến thức: Nắm được cách viết bài văn Nghị luận về một tư tưởng,đạo lí. 2/ Giáo dục: Có ý thức tiếp thu những quan niệm đúng đắn, phê phán những quan niệm sai lầm. 3/ Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng thực hành 4/ phương pháp: Phân tích, thảo luận, tích hợp, vấn đáp. II/ Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: + Giáo viên: Giáo án. + Học sinh: Soạn bài. III/ Hoạt động dạy và học: 1/ Kiểm tra bài cũ: 2/ Bài mới: Hoạt động của thầy và trò t/g Nội dung ghi bảng - Học sinh nhắc lại khái niệm về văn nghị luận - Học sinh đọc đề sách giáo khoa - Câu thơ trên Tố Hữu nêu lên vấn đề gì? - Với em thế nào là sống đẹp?.Để sống đẹp con người cần phải rèn luyện những phẩm chất nào? -Với đề bài trên cần vận dụng những thao tác lập luận nào? - Học sinh lập dàn bài vào vở. Giáo viên nhận xét - Học sinh đọc bài tập sách giáo khoa. - Vấn đề mà Gi-Nê Ru đưa ra nghị luận là gì? - Tác giả đưa ra những thao tác lập luận nào?Ví dụ. - Học sinh làm bài tập 2. - Học sinh làm bài tập số 3. Giáo viên nhận xét. I/ Tìm hiểu đề và lập dàn ý * Đề bài Em hãy trả lời câu hỏi sau của nhà thơ Tố Hữu: Ôi ! sống đẹp là gì hở bạn ? 1/ Tìm hiểu đề - Câu thơ trên Tố Hữu viết dưới dạng câu hỏi, nêu lên vấn đề Sống đẹp trong đời sống của mỗi con người - Để sống đẹp mỗi người cần xác định: Lí tưởng sống đúng đắn, cao đẹp: Tình cảm trong sáng, lành mạnh: Hành động tích cực, lương thiện: Trí tuệ sáng suốt ,… - Để sống đẹp con người cần phải rèn luyện tính khiêm tốn, thực thà, có ý chí , nghị lực… - Với đề bài này cần sử dụng các thao tác lập luận :Giải thích; Phân tích; Chứng minh ; Bình luận… 2/ Lập dàn bài - Học sinh lập dàn bài vào vở. Giáo viên kiểm tra vở của học sinh. 3/ Kết Luận - Học sinh xem phần ghi nhớ sách giáo khoa. II/ Luyện Tập 1/ Bài tập 1 a/ Vấn đề mà GI.Nê-ru đưa ra bàn luận là phẩm chất văn hóa trong nhân cách của mỗi con người. Ta có thể đặt tên cho văn bản đó là: Con người văn hóa là gì? Một trí tuệ có văn hóa… b/ Để nghị luận, tác giả đã sử dụng những thao tác lập luận: Giải thích ,Ví dụ :Văn hóa …văn hóa nghĩa là…. - Phân tích: Một trí tuệ có văn hóa… - Bình luận: Đến đây ,tôi sẽ để các bạn… c/ Cách diễn đạt khá sinh động , hấp dẫn, lôi cuốn … 2/ Bài tập 2 - Lý tưởng: Là điều cao cả nhất, đẹp đẽ nhất, là lẽ sống mà người ta mong muốn thực hiện… - Học sinh có thể vận dụng nhiều thao tác để lập luận: Giải thích; Chứng minh; Phân tích; bình luận… 3/ Bài tập 3 */ Giải thích câu tục ngữ: Cái nết đánh chết cái đẹp. - Cái nết: Vẻ đẹp tâm hồn của con người - Cái đẹp: Vẻ đẹp về hình thức, bề ngoài của con người = vẻ đẹp tâm hồn, quyết định phẩm chất của con người, vì vậy cần rèn luyện vẻ đẹp tâm hồn IV/ Củng cố và dặn dò: - Nhận thức của em về cách làm bài nghị luận về một tư tưởng đạo lý. - Chuẩn bị bài: Tuyên ngôn Độc Lập Tuần: 2 Môn: Ngày soạn 21/08/2008 Ngày dạy:……………./…………../…………… Tiết PPCT: 4 Bài TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP. I/ Mục đích yêu cầu: 1/ Kiến thức: Hiểu những nét khái quát về sự nghiệp văn học, quan điểm sáng tác và những phong cách nghệ thuật HCM. 2/ Giáo dục: Cho học sinh thấy được ý nghĩa to lớn của bảng tuyên ngôn độc lập. 3/ Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng phân tích 4/ phương pháp: Phân tích, thảo luận, tích hợp, vấn đáp. II/ Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: + Giáo viên: Giáo án. + Học sinh: Soạn bài. III/ Hoạt động dạy và học: 1/ Kiểm tra bài cũ:Đặc điểm văn học Việt nam từ CM /8/1945 đến hết TK XX? 2/ Bài mới: Hoạt động của thầy và trò t/g Nội dung ghi bảng - Học sinh đọc sgk -Nêu vài nét cơ bản về HCM - Học sinh phân nhóm,thảo luận,đại diện mỗi nhóm trình bày về quan điểm sáng tác văn học của HCM - Di sản văn học của HCM có gì đọc đáo? - Những đặc điểm về phong cách nghệ thuạt HCM? I/ Vài nét về tác giả - HCM tên thật Nguyễn Sinh Cung, sinh ngày 19/5/1890 - Quê: Làng Kim Liên, Huyện Nam Đàn, Tỉnh Nghệ An - 1911 người ra đi tìm đường cứu nước - 1919 đưa ra bản yêu sách người dân An Nam - 1920 Người dự đại hội Tua, tham gia sáng lập ĐCS Pháp - 1925 thành lập VNTNCMĐCH - 3/2 1930 thành lập ĐCSVN - 2/1941 Người về nước thành lập Mặt trận Việt Minh - 2/9/1945 đọc TNĐL - 2/9/1969 Người qua đời = HCM được phong tặng: Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa lớn II/ Sự nghiệp Văn học 1/ Quan điểm sáng tác - HCM coi văn học là vũ khí chiến đấu lợi hại phục vụ cho sự nghiệp cách mạng - HCM chú trọng tính chân thật và tính dân tộc. - HCM chú ý đến đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm. Người luôn tự đặt câu hỏi: Viếtcho ai? viết đẻ làm gì ? mục đích viết?... 2/ Di sản văn học a/ Văn chính luận - Mục đích: Thể hiện tính chiến đấu hết sức mạnh mẽ - Nội dung: Lên án những chính sách tàn bạo của chế độ thực dân Pháp, kêu gọi những người nô lệ bị áp bức liên hiệp lại. + Ví dụ: Bản án chế độ thực dân pháp: Tuyên ngôn độc Lập b/ Truyện và kí - Ví dụ: Pa ri; Lời than vãn của bà Trưng Trắc;Con Người biết mùi hun khói; Vi hành; Đồng tâm nhất trí… - Nội dung: Tố cáo tội ác dã man, bản chất tàn bạo xảo trá của bọn thực dân phong kiến c/ Thơ ca - Nhật kí trong tù (133 bài) -Thơ HCM (86) bài - Thơ chữ Hán (36 bài) 3/ Phong cách nghệ thuật - Phong cách nghệ thuật HCM độc đáo, đa dạng. -Văn chính luận của Người thường ngắn gọn, súc tích, lập luận sắc sảo bằng chứng thuyết phục, đa dạng về bút pháp - Truyện và kí hiện đại ,có tính chiến đấu mạnh mẽ, nghệ thuật trào phúng sắc bén. - Thơ có sự hòa hợp độc đáo giữa bút pháp cổ điển và bút pháp hiện đại, giữa chất trữ tình và chất thép, giữa sự trong sáng giản dị và sự hàm súc, sâu sắc IV/ Củng cố và dặn dò: - Quan điểm sáng tác văn học nghệ thuật của HCM - Chuẩn bị bài: Gìn giữ sự trong sáng của Tiếng Việt V/ Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • doc12 CT CHUAN T 3 4.doc
Giáo án liên quan