Giáo án văn học 12 - Tiết 16 + 17 + 18 - Trường THPT Tôn Đức Thắng

I/ Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:

- Thấy được tầm quan trọng và sự bức thiết của công cuộc phòng chống HIV/AIDS đối với toàn nhân loại và mỗi cá nhân. Nhận thức rõ trách nhiệm của các quốc gia và từng các nhân trong việc sát cánh, chung tay đẩy lùi hiểm họa.

- Rèn luyện kỉ năng tìm hiểu văn bản nhật dụng. Cảm nhận được sức thuyết phục của bài văn.

- Giáo dục HS thái độ nghiêm túc, đúng đắn trong việc phòng chống HIV/AIDS.

II/ Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

- GV: SGK, tài liệu, giáo án, tranh ảnh, máy chiếu .

- HS: SGK, tài liệu, tranh ảnh

III/ Hoạt động dạy và học:

1. Ổn định.

2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.

3. Bài mới:

 

doc5 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1628 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án văn học 12 - Tiết 16 + 17 + 18 - Trường THPT Tôn Đức Thắng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết PPCT: 16 + 17 THÔNG ĐIỆP NHÂN NGÀY THẾ GIỚI PHÒNG CHỐNG AIDS, 1- 12-2003 Cô-phi An-nan I/ Mục tiêu bài học: Giúp học sinh: - Thấy được tầm quan trọng và sự bức thiết của công cuộc phòng chống HIV/AIDS đối với toàn nhân loại và mỗi cá nhân. Nhận thức rõ trách nhiệm của các quốc gia và từng các nhân trong việc sát cánh, chung tay đẩy lùi hiểm họa. - Rèn luyện kỉ năng tìm hiểu văn bản nhật dụng. Cảm nhận được sức thuyết phục của bài văn. - Giáo dục HS thái độ nghiêm túc, đúng đắn trong việc phòng chống HIV/AIDS. II/ Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: - GV: SGK, tài liệu, giáo án, tranh ảnh, máy chiếu…. - HS: SGK, tài liệu, tranh ảnh… III/ Hoạt động dạy và học: 1. Ổn định. 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh. 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng TIẾT 16: - Dựa vào SGK, em hãy trình bày một vài nét về tác giả Cô-phi An-nan? - Hoàn cảnh ra đời bức thông điệp? - Bức thông điệp nêu lên những mục đích gì? - Hãy xác định thể loại bản? - Nêu bố cục văn bản? + Văn nhật dụng: Là loại văn bản mà nội dung đề cập đến những vấn đề có có ý nghĩa bức thiết đối với thời đại như vấn đề môi trường, bệnh dịch thế kỉ, vấn đề văn hoá dân tộc… + Thông điệp:Là những lời thông báo mang ý nghĩa quan trọng đối với nhiều người, nhiều quốc gia. - Mở đầu thông điệp, tác giả đề cập vấn đề gì? TIẾT 17: - Tác giả đã tổng kết tình hình thực hiện phòng chống HIV/AIDS như thế nào? - Tác giả đã làm thế nào để cho việc tổng kết tình hình thực tế của mình không chỉ trung thực, đáng tin cậy mà còn là cơ sở để dẫn tới những kiến nghị mà ông sẽ nêu sau đó? - Nhiệm vụ cấp bách , quan trọng hàng đầu trong việc phòng chống AIDS? - Thái độ của mỗi học sinh đối với đại dịch. - Kết thúc bản thông điệp, tác giả nhấn mạnh và đặt ra vấn đề gì? - HS dựa vào bài học và phần ghi nhớ trong SGK để tổng kết theo ba khía cạnh: + Nội dung . + Nghệ thuật. +Ý nghĩa. GV nhận xét và gợi ý cho HS tự tổng kết. - HS đọc ghi nhớ SGK - Học sinh thảo luận nhóm trình bày và tranh luận GV gợi ý, HS luyện tập ở nhà. I/ Tìm hiểu chung: 1. Tác giả: - Cô-phi An-nan sinh ngày 8-4-1938 tại Ga-na, một nước cộng hòa thuộc châu Phi. Ông là người thứ bảy và là người châu Phi da đen đầu tiên được bầu làm Tổng thư kí Liên hợp quốc. Ông đảm nhiệm chức vụ này hai nhiệm kì, từ tháng 1-1997 đến tháng 1-2007. - Năm 2001, tổ chức Liên hợp quốc và cá nhân Tổng thư kí Cô-phi An-nan được trao giải thưởng Nô-ben Hòa bình. 2/ Văn bản: a. Hoàn cảnh: Cô-phi An-nan gửi đến toàn thế giới nhân ngày thế giới phòng chống AIDS 01/12/2003 khi dịch HIV/AIDS hoành hành, có ít dấu hiệu suy giảm. b. Mục đích: - Kêu gọi cá nhân và mọi người chung tay góp sức ngăn chặn hiểm hoạ, nhận thấy được sự nguy hiểm của đại dịch này. - Triển khai chương trình chăm sóc toàn diện. - Các quốc gia phải đặt vấn đề HIV/ AIDS lên hàng đầu trong chương trình nghị sự. c. Thể loại: Văn nhật dụng. d. Bố cục: - Đoạn 1: Từ đầu… yêu cầu thực tế à Thế giới nhất trí cam kết, phòng chống, chiến đấu đánh bại căn bệnh HIV/AIDS. - Đoạn 2: Tiếp theo…đồng nghĩa với cái chết. àĐiểm lại tình hình thực tế, nêu lên nhiệm vụ của mọi người, mọi quốc gia. - Đoạn 3: à Lời kêu gọi phòng chống AIDS. II/- Đọc – hiểu văn bản. Câu1. Cơ sở của bản thông điệp: Nhắc lại việc cam kết của các quốc gia trên thế cới để đánh bại căn bệnh HIV/AIDS vào năm 2001 và Tuyên bố về cam kết phòng chống HIV/AIDS của quốc gia đó. Câu 2. Tình hình thực tế và nhiệm vụ phòng chống AIDS: a. Tình hình thực hiện phòng chống AIDS: - Đã có một số dấu hiệu của chúng ta về nguồn lực, ngân sách, chiến lược quốc gia phòng chống AIDS, song hành động của chúng ta vẫn quá ít so với yêu cầu thực tế. - Dịch HIV/AIDS vẫn hoành hành gây tử vong … có rất nhiều dấu hiệu suy giảm. - Mỗi phút có khoảng 10 người bị nhiễm HIV; tuổi thọ … bị giảm sút nghiêm trọng. - Đại dịch này đang lan rộng nhanh ... - Thực tế chúng ta chưa hoàn thành được một số mục tiêu đã đề ra trong việc phòng chống HIV/AIDS. - Chúng ta sẽ không đạt được bất cứ mục tiêu nào vào năm 2005. à Cách tổng kết tình hình của tác giả có trọng tâm và điểm nhấn. Sức mạnh tập trung nhiều nhất vào luận điểm: “Song hành động của ta vẫn còn quá ít so với yêu cầu của thực tế”. b. Nhiệm vụ cấp bách, quan trọng hàng đầu trong việc phòng chống AIDS: - Phải nỗ lực thực hiện cam kết của mình bằng những nguồn lực và hành động cần thiết. - Phải đưa vấn đề AIDS lên vị trí hàng đầu trong chương trình nghị sự về chính trị và hành động. - Phải công khai lên tiếng về AIDS. - Không được kì thị và phân biệt đối xử đối với những người không may mắc phải HIV/AIDS. - Đừng để một ai có ảo tưởng rằng chúng ta có thể bảo vệ được chính mình bằng cách dựng lên các bức tường rào ngăn cách giữa “chúng ta” và “họ”. - Trong thế giới AIDS khốc liệt này không có khái niệm “chúng ta” và “họ”. Trong thế giới đó, im lặng đồng nghĩa với cái chết. Có nghĩa là phải hành động để chống lại đại dịch AIDS đang đe dọa mọi người trên hành tinh này, không trừ một ai. Câu 3: Tác giả nhấn mạnh “Thậm chí chúng ta còn bị chậm hơn nữa về tiến độ hoàn thành các mục tiêu nếu sự kì thị và phân biệt đối xử vẫn tiếp tục diễn ra đối với người nhiễm HIV”. - Tác giả là người có trái tim nhân hậu, chan chứa yêu thương. Có tầm nhìn sâu rộng, luôn quan tâm đến vận mệnh của loài người Câu 4: Lời kêu gọi phòng chống AIDS - Tôi kêu gọi các bạn hãy cùng với tôi lên tiếng thật to và hãy dõng dạc về HIV/AIDS. - Hãy cùng tôi giật đổ các thành lũy của sự im lặng, kì thị và phân biệt đối xử đang vây quanh bệnh dịch này. - Hãy sát cánh cùng tôi, bởi lẽ cuộc chiến chóng lại HIV/AIDS bắt đầu từ chính các bạn. Þ Chúng ta hãy tránh xa AIDS! III/ Tổng kết: * Nội dung: + Bản thông điệp khẳng định phòng chống HIV/AIDS phải là mối quan tâm hàng đầu của toàn nhân loại, và những cố gắng của con người về mặt này vẫn còn chưa đủ. + Tác giả tha thiết kêu gọi các quốc gia và toàn thể nhân dân thế giới hãy coi việc đẩy lùi đại dịch đó là công việc chính của mình, hãy sát cánh bên nhau để cùnh “đánh đổ các thành lũy của sự im lặng, kì thị và phân biệt đối xử” với những người bị HIV/AIDS. * Nghệ thuật: + Văn phong chính luận rõ ràng, trong sáng, dễ hiểu, giàu hình ảnh, có sức truyền cảm với một lập luận lôgíc, chặt chẽ. + Cùng với tâm huyết và trách nhiệm của người viết đã làm nên sức thuyết phục cao cho bức thông điệp lịch sử này. * Ý nghĩa: + Bản thông điệp là tiếng nói kịp thời trước một nguy cơ đe doạ cuộc sống của loài người. Nó thể hiện thái độ sống tích cực, một tinh thần trách nhiệm cao, tình yêu thương nhân loại sâu sắc. + Thông điệp giúp mọi người biết quan tâm tới hiện tượng đời sống đang diến ra; biết chia sẻ, không vô cảm trước nổi đau của con người. * Ghi nhớ: (SGK) IV/ Luyện tập: * Tại lớp: Giả sử em có bạn thân là người mắc phải căn bệnh HIV/AIDS, em sẽ phải làm gì? * Về nhà: 1- Bài tập SGK. 2- Viết một bài nghị luận bàn về thái độ của học sinh hiện nay với vấn đề HIV/AIDS. IV/ Củng cố và dặn dò. - Củng cố: Hướng dẫn tự học: tìm những bài viết về HIV/AIDS. Sáng tác những câu khẩu hiệu tuyên truyền về phòng chống AIDS. - Dặn dò: Chuẩn bị bài Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ. Tuần: ……………. Môn: Ngày soạn …/…./….. Ngày dạy:……………./…………../…………… Tiết PPCT: 18 Bài NGHỊ LUẬN VỀ MỘT BÀI THƠ, ĐOẠN THƠ. I/ Mục đích yêu cầu: 1/ Kiến thức: - Giúp học sinh nâng cao kiến thức về văn nghị luận 2/ Giáo dục: 3/ Kỹ năng: - Biết cáh làm bài nghị luận về 1 bài thơ, đoạn thơ. 4/ phương pháp: Phân tích, thảo luận, tích hợp, vấn đáp. II/ Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: + Giáo viên: Giáo án. + Học sinh: Soạn bài. III/ Hoạt động dạy và học: 1/ Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra vở soạn học sinh. 2/ Bài mới: Hoạt động của thầy và trò t/g Nội dung ghi bảng - Học sinh đọc đề 1 sách giáo khoa. - Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào? - Vẻ đẹp của núi rừng đêm trăng khuya đựoc miêu tả như thế nào? - Nhân vật trữ tình trong bài thơ có gì khác hình ảnh các ẩn sĩ trong thơ cổ? - Vì sao bài thơ vừa có tính chất cỏ điển vừa hiện đại? - Học sinh đọc đề 2 sách giáo khoa. - Học sinh tiến hành thảo luận các ý sau: + Khí thế của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp được miêu tả như thế nào? + Khí thế chiến thắng của các chiến trường khác? + Nghệ thuật sử dụng hình ảnh và ngôn từ tài tình của tác giả? - Từ các đề bài và kết quả thảo luận, em hãy cho biết đối tượng, nội dung của bài nghị luận? - Bình luận 2 câu thơ của Nguyễn Đình Chiểu. - Học sinh làm à Giáo viên nhận xét bổ sung. I/ Tìm hiểu đề và lập dàn ý: Đề 1: Phân tích bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh. Tiếng suối trong như tiếng hát xa. Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa Cản khuya như vẽ, người chưa ngủ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà. * Dàn ý sơ lược: - Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào: Năm 1947, đây là thời kì đầu của phong trào kháng chiến chống Pháp. Địa điểm là vùng chiến khu Việt Bắc. - Vẻ đẹp của thiên nhiên một đêm trăng nơi chiến khu. - Cảnh đêm trăng đẹp, thơ mộng, nổi bật giữa bức tranh thiên nhiên là người chiến sĩ nặng lòng về đất nước. - Sự kết hợp hài hòa giữa tính cổ điển và hiện đại trong thơ Hồ Chí Minh. Đề 2: (Học sinh tự ghi đề vào vở). * Dàn ý sơ lược: - Tác giả nhớ lại cảnh chiến đấu sôi động, hào hùng của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Việt Bắc với nhiều lực lượng tham gia. - Tác giả nhớ lại niềm vui khi tin tức chiến thắng của mọi miền đất nước liên tục báo về. - Sự kết hợp hài hòa giữa từ ngữ, hình ảnh, các biện pháp tu từ. - Giọng thơ hào hùng, sôi nổi. à Chỉ qua đoạn thơ ngắn, tác giả đã thể hiện không khí cuộc kháng chiến chống thực dân của ta một cách cụ thể, sinh động. II/ Kết luận: - Đối tượng của bài nghị luận về thơ rất đa dạng (Một bài thơ, đoạn thơ, hình tượng thơ …với kiểu bài này, cần tìm hiểu từ ngữ, hình ảnh, âm thanh, nhịp điệu, cấu tư. - Bài viết gồm có các nội dung sau: + Giới thiệu khái quát về bài thơ, đoạn thơ. + Bàn về giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ. + Nhận xét đánh giá chung về bài thơ, đoạn thơ. III/ Luyện tập: Bình luận 2 câu thơ sau của Nguyễn Đình Chiểu. Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà. * Gợi ý sơ lược: - Giải thích khái niệm “ Đạo”: Đạo đức, đạo lý nói chung của con người. - Trong quan niệm của Nguyễn Đình Chiểu, đạo lí đó không phải là cái gì cao xa ghê gớm. Giữa lúc nước mất nhà tan, thì cái đạo quý nhất là cứu nước, cứu dân. - Đạo lí trong văn chương là dùng ngòi bút chiến đấu với kẻ gian tà bán nước hại dân. Sức chiến đấu đó bền bỉ không hề mệt mỏi. IV/ Củng cố và dặn dò: - Cách làm bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ Chuẩn bị bài “Tây tiến” V/ Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • doc12 CT CO BAN T 17 18.doc
Giáo án liên quan