Giáo án văn học 12 - Tiết 23 + 24 - Trường THPT Tôn Đức Thắng

I/ Mục đích yêu cầu:

1/ Kiến thức:

- Nắm được những kiến thức cơ bản về luật thơ tiếng Việt.

- Biết vận dụng những kiến thức đó vào việc đọc- hiểu các tác phẩm thơ ca.

2/ Giáo dục: Biết cách làm bài thơ

3/ Kỹ năng:

4/ phương pháp: Phân tích, thảo luận, tích hợp, vấn đáp.

II/ Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

+ Giáo viên: Giáo án.

+ Học sinh: Soạn bài.

III/ Hoạt động dạy và học:

1/ Kiểm tra bài cũ:

2/ Bài mới:

Luật thơ là toàn bộ những quy tắc về số câu, số tiếng, cách hiệp vần, phép hài thanh, ngắt nhịp, trong các thể thơ được khái quát theo những kiểu mẫu nhất định. Để hiểu rõ hơn về luật thơ chúng ta tìm hiểu

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1264 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án văn học 12 - Tiết 23 + 24 - Trường THPT Tôn Đức Thắng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: ……………. Môn: Ngày soạn …/…./….. Ngày dạy:……………./…………../…………… Tiết PPCT: 23 Bài LUẬT THƠ I/ Mục đích yêu cầu: 1/ Kiến thức: - Nắm được những kiến thức cơ bản về luật thơ tiếng Việt. - Biết vận dụng những kiến thức đó vào việc đọc- hiểu các tác phẩm thơ ca. 2/ Giáo dục: Biết cách làm bài thơ 3/ Kỹ năng: 4/ phương pháp: Phân tích, thảo luận, tích hợp, vấn đáp. II/ Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: + Giáo viên: Giáo án. + Học sinh: Soạn bài. III/ Hoạt động dạy và học: 1/ Kiểm tra bài cũ: 2/ Bài mới: Luật thơ là toàn bộ những quy tắc về số câu, số tiếng, cách hiệp vần, phép hài thanh, ngắt nhịp,…trong các thể thơ được khái quát theo những kiểu mẫu nhất định. Để hiểu rõ hơn về luật thơ chúng ta tìm hiểu… Hoạt động của thầy và trò t/g Nội dung ghi bảng - Luật thơ là gì? - Thơ Việt Nam chia làm các thể loại nào? - Học sinh cho ví dụ. - HS lấy ví dụ về vần chính, vần thông, vần chân, vần lưng. - GV đưa ra ví dụ để HS xác định … - Sự hình thành của luật thơ? - Em hãy chỉ ra số tiếng, cách hiệp vần, nhịp, thanh B-T. - Em hãy xác định số tiếng, cách hiệp vần, nhịp, thanh B-T. - HS lấy ví dụ, phân tích - Học sinh cho ví dụ. Xét đặc điểm của thể thơ lục bát. - Em hãy xác định số tiếng, cách hiệp vần, nhịp, thanh B-T. - Học sinh cho ví dụ về thể song thất lục bát, xét số tiếng cách hiệp vần, nhịp, thanh. - Học sinh cho ví dụ về thể ngũ ngôn đường luật; thất ngôn đường luật, xét số tiếng cách hiệp vần, nhịp, thanh. - Học sinh cho ví dụ về thể thất ngôn tứ tuyệt, thất ngôn bát cú, xét số tiếng cách hiệp vần, nhịp, thanh. I. Khái quát luật thơ: 1. Khái niệm: - Luật thơ là toàn bộ những quy tắc về số câu, số tiếng, cách hiệp vần, phép hài thanh, ngắt nhịp,…trong các thể thơ được khái quát theo những kiểu mẫu nhất định. VD: luật của các thể lục bát, song thất lục bát, ngũ ngôn và thất ngôn,… - Các thể thơ thơ VN có thể chia thành 3 nhóm chính: + Các thể thơ dân tộc: lục bát, song thất lục bát và hát nói. + Các thể thơ Đường luật gồm: ngũ ngôn, thất ngôn (tứ tuyệt và bát cú). + Các thể thơ hiện đại gồm: năm tiếng, bảy tiếng, tám tiếng, hốn hợp, tự do, thơ văn xuôi,… 2. Sự hình thành của luật thơ: "Tiếng" là căn cứ để xác lập thể thơ - Tiếng là đơn vị cấu tạo ý nghĩa và nhạc điệu dòng thơ, bài thơ. Ngay tên gọi các thể thơ cũng căn cứ vào số tiếng của dòng thơ: thể lục bát (6-8),... + Tiếng gồm 3 phần: phụ âm đầu, vần và thanh điệu. Vần thơ là phần được lặp lại để liên kết dòng trước với dòng sau. + Mỗi tiếng có một trong 6 thanh điệu (thanh): ngang, huyền, sắc, nặng, hỏi, ngã. - "Tiếng" là căn cứ để ngắt nhịp trong thơ - HS dựa vào SGK, trả lời câu hỏi. - Thanh của "tiếng" là căn cứ để xác định luật bằng trắc - Vần của "tiếng" là căn cứ để hiệp vần thơ II. Một số thể thơ truyền thống: 1. Thể lục bát: (thể sáu - tám) Trăm năm trong cõi người ta Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau Trải qua một cuộc bể dâu Những điều trông thấy mà đau đớn lòng - Số tiếng; mỗi cặp lục bát gồm 2 dòng (dòng lục: 6, dòng bát: 8) - Vần: hiệp vần ở tiếng thứ 6 của 2 dòng và giữa tiếng thứ 8 của dòng bát với tiếng thứ 6 của dòng lục. - Nhịp: nhịp chẵn dựa vào tiếng có thanh không đổi (tiếng 2-4-6): 2/2/2 - Hài thanh: có sự đối xứng luân phiên B-T- B ở các tiếng 2-4-6 trong dòng thơ; đối lập âm vực trầm bổng ở tiếng thứ 6 và thứ 8 dòng bát. 2. Thể song thất lục bát: (còn gọi là gián thất hay song thất) Ngòi đầu cầu nước trong như lọc Đường bên cầu cỏ mọc còn non. Đưa chàng lòng dặc dặc buồn, Bộ khô bằng ngựa, thuỷ khôn bằng thuyền. - Tiếng: cặp song thất (2 câu 7) và cặp lục bát (6-8) luân phiên kế tiếp trong toàn bài. - Vần: hiệp vần ở mỗi cặp (lọc- mọc, buồn- khôn); cặp song thất có vần trắc, cặp lục bát có vần bằng. Giữa cặp song thất và cặp lục bát có vần (non-buồn). - nhịp 3/4 ở hai câu thất và 2/2/2 ở cặp lục bát. - Hài thanh: Cặp song thât slấy tiếng thứ 3 làm chuẩn, có thể có thanh bằng (câu thất bằng) hoặc trắc (câu thất trắc) nhưng không bắt buộc. VD: "Cùng trông lại mà cũng chẳng thấy Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu" 3. Các thể ngũ ngôn Đường luật: Gồm 2 thể chính: ngũ ngôn tứ tuyệt (5 tiếng- 4 dòng) và ngũ ngôn bát cú (5 tiếng -8 dòng). 4. Các thể thất ngôn Đường luật: a. Thất ngôn tứ tuyệt: Ví dụ sách giáo khoa. - Số tiếng: 7; Số dòng: 4 - Vần: vần chân, độc vận, gieo vần cách (đồng-không) - Nhịp 4/3 - Hài thanh: b. Thất ngôn bát cú: - Số tiếng: 7 tiếng 8 dòng. - Vần: vần chân, độc vận nhịp 4/3. III/ Các thể thơ hiện đại: Học sinh xem sách giáo khoa. IV/ Củng cố và dặn dò: - Đọc lại phần nội dung bài học - Tìm thêm một số bài thơ tiêu biểu minh hoạ cho các thể thơ, chỉ ra luật thơ… V/ Rút kinh nghiệm: Tuần: ……………. Môn: Ngày soạn …/…./….. Ngày dạy:……………./…………../…………… Tiết PPCT: 24 Bài TRẢ BÀI VIẾT SỐ 2 I/ Mục đích yêu cầu: 1/ Kiến thức: - Củng cố kiến thức cho học sinh - Phát hiện sửa chữa lỗi cho học sinh 2/ Giáo dục:Rèn luyện tính tự giác cho hs 3/ Kỹ năng: 4/ phương pháp: Phân tích, thảo luận, tích hợp, vấn đáp. II/ Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: + Giáo viên: Giáo án. + Học sinh: Soạn bài. III/ Hoạt động dạy và học: 1/ Kiểm tra bài cũ: 2/ Bài mới: Hoạt động của thầy và trò t/g Nội dung ghi bảng - Học sinh ghi lại đềvào vở - Học sinh xác định các yêu cầu của đề? - Nêu cánh mở bài của mình. - Theo em những tệ nạn nào đang xâm nhập vào học đường? - Nguyên nhân vì sao? - Những biện pháp khắc phục? - Học sinh nêu kết bài - Giáo viên nhận xét bài làm của học sinh. Đề Tệ nạn xã hội đang xâm nhập vào học đường, đây là vấn đề cấp bách, là mối quan tâm của gia đình - nhà trường - xã hội. Suy nghĩ của em về vấn đề đó. Bản thân em sẽ làm gì góp phần ngăn chặng tệ nạn đó. I/ Tìm hiểu đề * xác định yêu cầu của đề: - Thể loại: Nghị luận xã hội - Nội dung: Những tệ nạn trong học đường. - Tư liệu: Thực tế trong xã hội. II/ Dàn bài: 1. Mở bài: - Học sinh có nhiều cách mở bài. - Khi mở bài cần giới thiệu khái quát những tệ nạn trong xã hội. 2. Thân bài: * Tệ nạn xã hội đang xâm nhập vào học đường như: hút thuốc, đánh lộn, dù giờ, đua xe … * Nguyên nhân: - Ý thức cá nhân kém. - Sự buôn lỏng của gia đình. - Sự lôi kéo của bạn bè, người xấu. - Nhà trường chưa có biện pháp giáo dục hữu hiệu. * Những biện pháp khắc phục. - Mỗi cá nhân cần có ý thức tu dưỡng đạo đức, phấn đấu mọi mặt. - Gia đình cần chú ý quan tâm hơn nữa, đặt biệt giá trị về tình cảm - Nhà trường cần có những biện pháp tích cực nhằm ngăn chặng sai phạm ban đầu. Tổ chức nhiều sân chơi lành mạnh 3/ Kết bài - Học sinh tổng kết đánh giá, Rút ra bài học bổ ích III/ Nhận xét của giáo viên - Đa số học sinh biết cách nghị luận một vấn đề xã hội - Học sinh có sự quan tâm đến những vấn đề nóng bỏng trong học đường - Còn một số lười viết, viết sơ sài, lỗi về câu, chính tả, dùng từ… IV/ Củng cố và dặn dò: - Chuẩn bị bài Việt Bắc. V/ Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • doc12 CT CO BAN T 23 24.doc