I- Mục đích, yêu cầu:
1) Kiến thức:
- Trẻ biết tên bài thơ, tên tác giả.
- Trẻ hiểu được nội dung bài thơ.
2) Kĩ năng:
- Trẻ nói được tên bài thơ, tên tác giả
3) Thái độ:
- Giáo dục trẻ biết quý trọng thời gian. Biết thời gian rất cần thiết đối với con người.
- Giáo dục trẻ ý thức học tập.
- Trẻ tham gia hào hứng, sôi nổi các hoạt động.
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 10384 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án văn học - Chủ đề: Một số đồ dùng trong gia đình của bé - Hoạt động chính: thơ đồng hồ báo thức (độ tuổi: 4 – 5 tuổi), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN
Đề tài: Văn học
Chủ đề: Một số đồ dùng trong gia đình của bé
Hoạt động chính: Thơ “Đồng hồ báo thức”
Độ tuổi: 4 – 5 tuổi
Thời gian: 25’ – 30’
Người soạn: Đỗ Thùy Dương
I- Mục đích, yêu cầu:
1) Kiến thức:
- Trẻ biết tên bài thơ, tên tác giả.
- Trẻ hiểu được nội dung bài thơ.
2) Kĩ năng:
- Trẻ nói được tên bài thơ, tên tác giả
3) Thái độ:
- Giáo dục trẻ biết quý trọng thời gian. Biết thời gian rất cần thiết đối với con người. - Giáo dục trẻ ý thức học tập.
- Trẻ tham gia hào hứng, sôi nổi các hoạt động.
II- Chuẩn bị:
1) Đồ dùng của cô:
- Máy tính có hình ảnh minh hoạ nội dung bài thơ.
2) Đồ dùng của trẻ:
III- Tiến hành:
Thời gian
Nội dung
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
5’ – 6’
1. Ổn định tổ chức
- Cho trẻ hát bài hát “Kim đồng hồ”
- Bài hát nói về cái gì?- Đồng hồ dùng để làm gì?- Chúng ta xem giờ để làm gì?- Thời gian có cần thiết đối với con người không?- Các con phải biết quý trọng thời gian, tiết kiệm thời gian nhé.
- Hôm nay cô sẽ giới thiệu với các con bài thơ “Đồng hồ báo thức” của tác giả Nguyễn Lãm Thắng.
- Trẻ hát
- Trẻ trả lời
19’ – 20’
2. Nội dung chính
* Cô đọc diễn cảm bài thơ lần 1 cho trẻ nghe.
- Cô hỏi tên bài thơ, tên tác giả.
- Cô giảng nội dung bài thơ: Bài thơ nói về lợi ích của chiếc đồng hồ, hàng ngày báo cho mọi người biết giờ dậy, để không bị dậy trễ.
* Cô đọc bài thơ lần 2, kết hợp hình ảnh minh họa trên máy tính.
- Cô hỏi tên bài thơ, tên tác giả.
- Cô đọc 2 khổ đầu.
- Cô mời từng tổ, cá nhân đứng lên đọc 2 khổ đầu.
- Cô đọc 2 khổ còn lại.
- Cô mời từng tổ, cá nhân đứng lên đọc 2 khổ còn lại.
- Cô mời từng tổ, cá nhân đứng lên đọc cả bài thơ.
- Cô lưu ý sửa sai cho trẻ và khuyến khích trẻ đọc to rõ ràng, diễn cảm bài thơ và làm một số động tác minh họa khi đọc thơ.
* Đàm thoại về nội dung bài thơ
- Bài thơ tên là gì? Do ai sáng tác?
- Bạn bé trong bài thơ sau khi thức dậy đã làm những gì?
- Từ ngày có đồng hồ thì bạn bé như thế nào nhỉ?
- Cô giáo dục trẻ : Các con phải biết giữ gìn đồ dùng trong gia đình. Phải dậy sớm theo báo thức của đồng hồ để không làm phiền bố mẹ, không bị đi học muộn nhé.
* Ôn luyện, củng cố
-Chúng mình vừa được làm quen bài thơ gì? Bài thơ do ai sáng tác?
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ đọc thơ theo cô
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
3’ – 4’
3. Kết thúc
- Cho trẻ hát bài “Đồng hồ báo thức”
- Trẻ hát.
File đính kèm:
- Tho Dong ho bao thuc.docx