Tiết 5. ĐIỆN TRƯỜNG VÀ CƯỜNG ĐỘ ĐIỆN TRƯỜNG. ĐƯỜNG SỨC ĐIỆN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Phát biểu được định nghĩa và các đặc điểm của đường sức điện, khái niệm điện trường đều.
2. Kĩ năng
- Vận dụng nguyên lý chồng chất điện trường để xác định được cường độ điện trường của một, hai điện tích điểm
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Chuẩn bị hình vẽ 3.6 đến 3.9 trang 19 SGK.
2. Học sinh
- Ôn lại khái niệm về đường sức từ
III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Đàm thoại
IV. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
- Điện trường là gì? Tính chất cơ bản của điện trường
- Cường độ điện trường là gì? Phụ thuộc vào những yếu tố nào? Biểu thức? Đơn vị?
2 trang |
Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 481 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lí 11 CB - Tiết 5 - Điện trường và cường độ điện trường. Đường sức điện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 18/82011
Tiết 5. ĐIỆN TRƯỜNG VÀ CƯỜNG ĐỘ ĐIỆN TRƯỜNG. ĐƯỜNG SỨC ĐIỆN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Phát biểu được định nghĩa và các đặc điểm của đường sức điện, khái niệm điện trường đều.
2. Kĩ năng
- Vận dụng nguyên lý chồng chất điện trường để xác định được cường độ điện trường của một, hai điện tích điểm
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Chuẩn bị hình vẽ 3.6 đến 3.9 trang 19 SGK.
2. Học sinh
- Ôn lại khái niệm về đường sức từ
III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Đàm thoại
IV. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
- Điện trường là gì? Tính chất cơ bản của điện trường
- Cường độ điện trường là gì? Phụ thuộc vào những yếu tố nào? Biểu thức? Đơn vị?
3. Nội dung bài mới
a. Đặt vấn đề:
b. Triển khai bài dạy
Hoạt động 1 (35 phút) : Tìm hiểu đường sức điện.
Hoạt động của giáo viên-học sinh
Nội dung cơ bản
- Giới thiệu hình ảnh các đường sức điện.
HS: Quan sát hình 3.5. Ghi nhận hình ảnh các đường sức điện.
- Giới thiệu đường sức điện trường.
- Vẽ hình dạng đường sức của một số điện trường.
- Giới thiệu các hình 3.6 đến 3.9.
HS: Xem các hình vẽ để nhận xét.
- Nêu và giải thích các đặc điểm của đường sức của điện trường tĩnh.
HS: Ghi nhận đặc điểm đường sức của điện trường tĩnh.
- Yêu cầu học sinh thực hiện C2.
HS: Thực hiện C2.
- Giới thiệu điện trường đều.
- Vẽ hình 3.10.
HS: Vẽ hình.
III. Đường sức điện
1. Hình ảnh các đường sức điện
Các hạt nhỏ cách điện đặt trong điện trường sẽ bị nhiễm điện và nằm dọc theo những đường mà tiếp tuyến tại mỗi điểm trùng với phương của véc tơ cường độ điện trường tại điểm đó.
2. Định nghĩa
Đường sức điện trường là đường mà tiếp tuyến tại mỗi điểm của nó là giá của véc tơ cường độ điện trường tại điểm đó. Nói cách khác đường sức điện trường là đường mà lực điện tác dụng dọc theo nó.
3. Hình dạng đường sức của một dố điện trường
Xem các hình vẽ sgk.
4. Các đặc điểm của đường sức điện
+ Qua mỗi điểm trong điện trường có một đường sức điện và chỉ một mà thôi
+ Đường sức điện là những đường có hướng. Hướng của đường sức điện tại một điểm là hướng của véc tơ cường độ điện trường tại điểm đó.
+ Đường sức điện của điện trường tĩnh là những đường không khép kín.
+ Qui ước vẽ số đường sức đi qua một diện tích nhất định đặt vuông góc với với đường sức điện tại điểm mà ta xét tỉ lệ với cường độ điện trường tại điểm đó.
4. Điện trường đều
Điện trường đều là điện trường mà véc tơ cường độ điện trường tại mọi điểm đều có cùng phương chiều và độ lớn.
Đường sức điện trường đều là những đường thẳng song song cách đều.
Hoạt động 5 (10 phút) : Củng cố, giao nhiệm vụ về nhà.
Cho học sinh đọc phần Em có biết ?
Yêu cầu học sinh tóm tắt những kiến thức cơ bản đã học trong bài.
Yêu cầu học sinh về nhà giả các bài tập 9, 10, 11, 12, 13 sgk 3.1, 2.2, 3.3, 3.4, 3.6, 3.7, 3.10 sách bài tập.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
.
.
.
.
.
.
File đính kèm:
- Giao an Vat Ly 11 CB tiet 5.doc