Giáo án Vật lí 11 - Tiết 49 đến 67

Tiết : 49. DÒNG ĐIỆN TRONG CHẤT BÁN DẪN

I - MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

 + Hiểu được các tính chất điện đặc biệt của bán dẫn làm cho nó được sắp xếp vào một loại vật dẫn riêng khác vật dẫn quen thuộc là kim loại

 + Hiểu được các hạt tải điện là e tự do và lỗ trống và cơ chế tạo thành bán dẫn tinh khiết.

 + Hiểu được tác dụng của tạp chất có thể làm thay đổi một cách cơ bản tính dẫn điện của bán dẫn bằng cách pha tạp chất thích hợp . Người ta có thể tạo nên bán dẫn loại p , loại n có nồng độ hạt tải mong muốn .

 + Hiểu được sựu hình thành lớp chuyển tiếp p - nvà giải thích tính chỉnh lưu p - n

2. Kỹ năng: - Tư duy lôgic về các hiện tượng vật lý

 - Vận dụng giải thích các linh kiện cấu tạo điện tử trong cuộc sống và trong khoa học.

3. Thái độ : Giáo dục lòng yêu thích bộ môn cho học sinh .

II - CHUẨN BỊ.

1. Giáo viên : Một số bán dẫn các loại

2. Học sinh: + Bài cũ, chuẩn bị bài mới.

 

doc59 trang | Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 336 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Vật lí 11 - Tiết 49 đến 67, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :.12/03/2007 Ngày giảng :16/03/2007 Tiết : 49. Dòng điện trong chất bán dẫn I - Mục tiêu: 1. Kiến thức: + Hiểu được các tính chất điện đặc biệt của bán dẫn làm cho nó được sắp xếp vào một loại vật dẫn riêng khác vật dẫn quen thuộc là kim loại + Hiểu được các hạt tải điện là e tự do và lỗ trống và cơ chế tạo thành bán dẫn tinh khiết. + Hiểu được tác dụng của tạp chất có thể làm thay đổi một cách cơ bản tính dẫn điện của bán dẫn bằng cách pha tạp chất thích hợp . Người ta có thể tạo nên bán dẫn loại p , loại n có nồng độ hạt tải mong muốn . + Hiểu được sựu hình thành lớp chuyển tiếp p - nvà giải thích tính chỉnh lưu p - n 2. Kỹ năng: - Tư duy lôgic về các hiện tượng vật lý - Vận dụng giải thích các linh kiện cấu tạo điện tử trong cuộc sống và trong khoa học. 3. Thái độ : Giáo dục lòng yêu thích bộ môn cho học sinh . II - Chuẩn bị. 1. Giáo viên : Một số bán dẫn các loại 2. Học sinh: + Bài cũ, chuẩn bị bài mới. III – Tiến trình dạy - học. 1. ổn định tổ chức lớp : + Kiểm tra sĩ số 33/34 + Kiểm tra tình hình chuẩn bị bài mới ở nhà. 2. Kiểm tra bài cũ : Bản chất tia catốt và tính chất của nó ? 3. Bài mới: * ĐVĐ: - Trong cuộc sống vi mạch, đi ốt .... được cấu tạo từ bán dẫn vậy thì cấu tạo bán dẫn như thế nào? ta nghiên cứu bài hôm nay. Hoạt động 1: Tính chất của bán dẫn. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh -Giáo viên yêu cầu học sinh giải thích thuật ngữ bán dẫn? -Giáo viên đưa ra một số ví dụ về bán dẫn. - So sánh điện trở suất của kim loại, bán dẫn, diện môi.? -Trả lời : Một nửa dẫn điện -Trả lời : Học sinh lắng nghe - Trả lời: - Điện trở suất của bán dẫn và kim loại phụ thuộc vào nhiệt độ như thế nào? - Trả lời : + Kim loại thì nhiệt độ tăng thi điện trở tăng +Bán dẫn thì nhiệt độ tăng thì điện trở giảm. -Tính dẫn điện của kim loại phụ thuộc thế nào vào nồng độ tạo chất? - Tính chất dẫn điện của bán dẫn phụ thuộc vào yếu tố nào? - Trả lời: Phụ thuộc ít vào tạp chất có mặt trong tinh thể. -Trả lời : Phụ thuộc vào tạp chất có mặt trong tinh thể Hoạt động 2 : Sự dẫn điện của bán dẫn tinh khiết. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Thế nào là bán dẫn tinh khiết? - Trả lời: là bán dẫn trong mạng tinh thể chỉ có một loại nguyên tử - Giáo viên giải thích cho học sinh cấu tạo của bán dẫn tinh khiết được cấu tạo si : + ở nhiệt độ T=0K, và nhiệt độ T#0K. Cơ chế hình thành e tự do và lỗ trống. - Học sinh lắng nghe ghi chép - Khi nhiệt độ T#0K thì bán dẫn tồn tại những hạt điện nào? - Trả lời: lỗ trống và e tự do -Vậy bản chất dòng điện trong bán dẫn là gì? - Trả lời: là dòng diện chuyển dời có hướng của các electron và lỗ trống - Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi H1? -Để bán dẫn trở thành chất dẫn điện thì ta phải làm gì? - Trả lời: Khi T0 cao thì mật độ e và lỗ trống càng lớn nên mật độ dẫn điện của bán dẫn tăng lên, dãn đến điện trở suất của bán dẫn giảm xuống. Ngược lại, với kim loại To tăng thì điện trở suất tăng. -trả lời: tăng nhiệt độ của chất bán dẫn. -Đặc điểm của bán dẫn tinh khiết ? - Trả lời: Số e tự do bằng số lỗ trống - Giáo viên nêu một số ứng dụng của bán dẫn vào nhiệt độ . - học sinh lắng nghe và ghi chép - Khái niệm một số hiện tượng : + nhiệt điện trở . +quang điện trở . - Học sinh lắng nghe 4. Củng cố : nhắc lại những kiến thức cơ bản của bài . 5. Dặn dò : học sinh về nhà học bài cũ và học bài mới. Ngày soạn:18/03/2006...... Ngày giảng :21/03/2007 Tiết 50. dụng cụ bán dẫn I - Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Hiểu được cấu tạo của các dụng cụ bán dẫn thường gặp như điện trauzitơ vi mạnh khuếch đại thuật toán và vi mạch logic. - Hiểu được cách mắc mạch khuếch đại dùng tranzito hai lớp chuyển tiếp p - n và tranzito thường. 2. Kỹ năng: - Biết vận dụng các hiểu biết về tính chất của bán dẫn và lớp chuyển tiếp p - n để giải thích hoạt động của dụng cụ bán dẫn. II - Chuẩn bị. 1. Giáo viên: - Chuẩn bị một số con đi ôt điện tử và tranzito, giáo án. 2. Học sinh: - Bài cũ, chuẩn bị bài mới. III - Tiến trình dạy - học. 1. ổn định tổ chức lớp : - Kiểm tra sĩ số - Kiểm tra chuẩn bị bài ở nhà của học sinh. 2. Kiểm tra bài cũ: - Giải thích sự hình thành lớp tiếp xúc p - n; giải thích tính chỉnh lưu của lớp tiếp xúc p - n ? 3. Bài mới: * ĐVĐ trong cuộc sống chúng ta, ta thấy các dụng cụ điển tử đều dùng các linh kiện điện tử điôt, tranzito. Vậy nguyên tắc hoạt động cấu tạo như thế nào nghiên cứu bài hôm nay. Hoạt động 1: Đi ôt Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Giáo viên đua ra khái niệm điôt. - Nêu nguyên tắc hoạt động cấu tạo của đi-ốt chỉnh lưu? - Trả lời câu hỏi H1? - Học sinh lăng nghe, ghi chép vào vở. - Trả lời: Cấu tạo lớp tiếp xúc p-n dựa trên nguyên tắc chỉnh lưu cảu lớp tiếp xúc - Biến dòng điện xoay chiều thành 1 chiều. - Yêu cầu học sinh nêu nguyên tắc hoạt động cấu tạo điốt quang ( phôtdiôt) - Trả lời - Giáo viên giải thích cho học sinh về nguyên tắt của phôtô điôt. - Học sinh lắng nghe, ghi chép - Nêu ứng dụng của điốt quang trong lĩnh vực khoa học và kĩ thuật cuộc sống - Học sinh lắng nghe - Yêu cầu học sinh nêu cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của pin mặt trời? - Giá trị to lớn từ năng lượng này? - Yêu cầu học sinh nêu cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của điốt phát quang hay đèn LED - Nêu ứng dụng của đèn LED. -Nêu cấu tạo nguyên tắc hoạt động của pin nhiệt điện , bán dẫn. - ứng dụng của pin nhiệt điện, bán dẫn - Trả lời - Từ vật liệu bán dẫn. - Tính chỉnh lưu của lớp tiếp xúc - Học sinh lắng nghe - Học sinh ghi chép Hoạt động 2: Tranzito Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh -Giáo viên đưa ra khái niệm . -Giáo viên yêu cầu vẽ hình . - Nếu nguyên tắc của Tranzito? - Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi H2? - Nêu nguyên tắc hoạt động của Tranzito? -Từ đặc tuyến vôn ampe em có nhận xét gì? - Nêu các ứng dụng của nó trong cuộc sống và kĩ thuật. - Học sinh lắng nghe ghi chép - Trả lời: không , vì khu vực B rất mỏng nên không thể coi hai điôt đập lập được. - Học sinh lắng nghe. Trả lời: - Học sinh ghi chép, vẽ hình Hoạt động 3: Tranzito trường Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Giáo viên đưa ra khái niệm . - Giáo viên yêu cầu học sinh vẽ hình . - Giáo viên nêu cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của Tranzito trường. - Giáo viên nêu sơ đồ mạch điện để tranzito hoạt động . - Chú ý các cách phân cực của tranzitôch học sinh. - Nêu ứng dụng của Tranzito trường. - học sinh lắng nghe, ghi chép Hoạt động 4: Vi mạch khuếch đại. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Giáo viên đưa ra khái niện vi mạch khuếch đại. - Giáo viên giới thiệu thêm một số loại khuếch đại thuật toán (khuếch đại đảo ,không đảo ,vi sai) - Giải thích cho học sinh nắm đựoc vi mạch khuếch đại đựoc cấu tạo từ nhiều tầng khuếch dùng Trazito. - ứng dụng của vi mạch khuếch đại - học sinh lắng nghe, ghi chép Hoạt động 5: Vi mạch logic Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Nêu cấu tạo của vi mạch logic. - ứng dụng của nó trong vi tính. - Lập bảng logic giải thích. - Giáo viên có thể giới thiệu một số mạch logic( NOR,OR,NOT...) - học sinh lắng nghe, ghi chép 4.Củng cố, dặn dò. + Củng cố: NHắc nhở kiến thức cơ bản + Dặn dò: nhắc nhở học sinh học bài cũ và làm bài tập ở nhà. Ngày soạn:18/03/2006...... Ngày giảng :21/03/2007 Tiết 51-52. Thực hành Vẽ đặc tuyến của tranzito I- Mục đích: Học sinh làm được thí nghiệm để vẽ ra đường đặc trưng von-ampe của tranzito. Biết đo gián tiếp suất điện động và điện trở trong của một pin. Hiểu được, phân tích ý nghĩa của đường đặc trưng. Hiểu được khái niệm “Họ đặc tuyến”. Củng cố kỹ năng sử dụng vôn kế, ampe kế, tính sai số; kỹ năng hoạt động nhóm trong thực hành thí nghiệm. Luyện kỹ năng phân tích lựa chọn phương án thí nghiệm. II- Phương pháp và đồ dùng: Giáo viên chia lớp thành tổ để tiến hành thí nghiệm. Đồ dùng: Dụng cụ cần thiết để tiến hành thí nghiệm. III- Các bước lên lớp: ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số Kiểm tra tình hình chuẩn bị bài ở nhà. Kiểm tra bài cũ: Bài mới: Đặc vấn đề: Để vẽ được đặc tuyến von-ampe của tranzito và hiểu được, phân tích được ý nghĩa của đường đặc trưng hôm nay chúng ta tiếp tục vào bài thực hành. Nội dun Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi chú * Giáo viên trình bày mục đích thí nghiệm. Giáo viên: Giới thiệu dụng cụ thí nghiệm gồm: + Một tranzito p-n-p + Một bộ nguồn có suất điện động điều chỉnh được. + Một điện trở + Một vonke 3-6 V + Hai miliampeke. + Bảng điện, dây nối. Giáo viên nói cách tiến hành thí nghiệm và các phương án tiến hành thí nghiệm. Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm. Giáo viên cho học sinh tiến hành thí nghiệm theo phương án hai. - Giáo viên kiểm tra mạch điện Giáo viên yêu cầu học sinh đọc và ghi kết quả các giá trị Ic và Uc tương ứng vào bảng. Giáo viên yêu cầu học sinh làm lại thí nghiệm với giá trị khác của Ib và ghi vào bảng. Nêu nguyên nhân gây ra sai số? Để tránh sai số do dụng cụ đo gây ra ta lên dùng thang đo nào? Tại sao? Học sinh nghe và ghi vào trong vở - Học sinh nghe - Học sinh nghe Học sinh trở về vị trí của mình. - Học sinh tiến hành thí nghiệm. + Mắc mạch điện như hình vẽ. x1 mA 2kW + - - + V IE E C IC IB mA x + Học sinh tiến hành đo và ghi kết quả vào bảng số liệu. + Do dụng cụ đo, do người làm thí nghiệm. - Trả lời: Ta lên dùng thang đo có giá trị nhỏ, vì ở thang đo này dụng cụ đo nhạy hơn. Củng cố: Các em cần làm được thí nghiệm và ghi được số liệu của 1 tương đương và ít nhất là 10 lần thì mới chính xác. Dặn dò: Về nhà viết báo cáo thí nghiệm theo hướng dẫn của SGK và tiết sau chúng ta thực hành tiếp Vẽ đặc tuyến của tranzito. Ngày soạn:18/03/2006...... Ngày giảng :21/03/2007 Tiết 51- Bài kiểm tra 45 phút Điểm Bài kiểm tra 45 phút Họ và tên:............................................................................... Lớp : ...................... I .Ghép nội dung 1, 2,3.. ở cột bên trái với tên gọi tương ứng a,b,c... ở cột bên phải : 1. Quá trình dẫn điện tự lực trong chất khí do có điện trường đủ mạnh làm cho độ dẫn điện của chất khí tăng đột ngột 2. Quá trình dẫn điện tự lực trong chất khí mà hạt tải điện mới sinh ra là (e) tự do xuất hiện ở ca tốt do ion dương bay đập tới anốt 3. ứng dụng quan trọng nhất của phóng điện hồ quang 4. Bộ phận tạo ra tia lửa điện trong động cơ nổ (động cơ nhiệt) 5. Quá trình dẫn điện của chất khí chỉ xảy ra khi các hạt tải điện được phun vào trong đó 6. Quá trình chất khí có thể dẫn điện và duy trì trạng thái dẫn điện mà không cần phun các hạt tải điện vào trong đó 7. Sự tăng mật độ hạt tải điện trong chất khí do dòng điện chạy qua nó (khi điện trường đủ mạnh) 8. Qúa trình (e) có động năng lớn bay tới va chạm với phân tử khí, làm cho phân tử khí bị tách ra thành các (e) và ion dương 9. Quá trình dẫn điện tự lực trong chất khí mà hạt tải điện mới sinh ra từ ca tốt do quá trình phát xạ nhiệt của (e) 10. Đèn chứa khí Ne hoặc He sử dụng quá trình phóng điện ẩn. 11. Những dụng cụ sử dụng tia catốt như một bút điện tử . 12. Tính chất chỉ cho dòng điện chạy qua theo 1 chiều của điốt chân không. 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 a. tia điện (phóng điện tia lửa) b. phóng điện hồ quang. c. bugi d. phóng điệnẩn. e. sự dẫn điện tự lực trong chất khí. g. sự ion hoá do va chạm chất khí. i. hàn điện. h. hiện tượng nhân số hạt tải điện trong chất khí k. đèn phóng điện ẩn. l. sự dẫn điện không tự lực trong chất khí. j. tính chỉnh lưu dòng điện m. dao động ký điện tử hoặc máy thu hình II . Khoanh tròn vào chữ cái in hoa trước câu trả lời đúng. 1. Dòng điện chạy theo hướng đông trên một đường dây tải điện nằm ngang. ở phía dưới đường dây đó, hướng của từ trường là: A. Đông B. Bắc C. Tây D. Nam 2. Độ lớn của từ cảm trong lòng ống dây hình trụ là : A. B = 2.10-72pN l I. B. B = 2.10-72p.l.I. C. B = 2.10-72p.l /NI. D. B = 10-74p.n.I 3. Câu nào dưới đây nói về tính chất của tia catôt là sai: A. Điện trường làm lệch tia catôt theo hướng ngược với hướng điện trường. B. Tia catôt là dòng (e) bay từ catôt sang Anôt, nó không có năng lượng và xung lượng C. Trong vùng không có điện trường và từ trường, tia catôt truyền thẳng. D. Từ trường làm lệch tia catôt theo hướng vuông góc với từ trường. 4. Gọi m là khối lượng của chất giải phóng ở điện cực là đương lượng gam của nguyên tố chất đó( với A là nguyên tử gam,n là hoá trị), I là cường độ dòng điện chạy trong chất điện phân, trong khoảng thời gian t, và F là số Pharađây. Hãy cho biết công thức Pharaday về điện phân: A. trong đó m tính ra kilôgam và F ằ 96500 C/đlg B. trong đó m tính ra gam và Fằ 96500 C/đlg C. trong đó m tính ra gam và Fằ 96500 C/đlg D. trong đó m tính ra gam và ằ 96500 C/đlg 5. Một bình điện phân chứa dung dịch đồng sunphát (CuSO4) với hai điện cực bằng đồng (Cu). Khi cho dòng điện không đổi chạy qua bình này trong khoảng thời gian 60 phút thì thấy khối lượng của catôt tăng thêm 1,143 g.Tính cường độ dòng điện I chạy qua bình điện phân. Khối lượng nguyên tử của đồng là A=63,5(g). A. I = 0,965 A B. I = 0, 96 A C. I = 0,965 mA D. I = 0,96m A . 6. Từ cảm của dòng điện chạy trong dây dẫn cuốn thành vòng tròn, tại tâm đường tròn từ cảm sẽ giảm đi khi : A. Cường độ dòng điện giảm đi. C. Số vòng dây cuốn tăng lên. B. Đường kính vòng dây giảm đi. D. Cường độ dòng điện tăng lên. 7. Chọn câu sai : Lực điện từ tác dụng lên 1 dây dẫn MN có dòng điện chạy qua đặt vuông góc với đường sức từ sẽ thay đổi khi : A. Từ trường đổi chiều B. Từ cảm thay đổi C. Cả điện trường và từ trường thay đổi. D. Cường độ dòng điện thay đổi. 8. Vận tốc chuyển động nhiệt U của (e) vừa bay ra khỏi ca tốt ở nhiệt độ T = 1500K ( cho e có khối lượng m = 9,1.10-31kg) A. U = 26,12. 10-5m/s B. U = 2,612. 105m/s C. U = 26,12. 105m/s D. U = 261,2. 10-5m/s III. Bài toán .(3đ) Hai dòng điện cường độ: I1= 6A; I2 = 9A chạy trong hai dây dẫn thẳng // dài vô hạn có chiều ngược nhau đặt trong chân không cách nhau một khoảng a = 10cm. Xác định cảm ứng từ B tại : a) Điểm M nằm trên đường nối I1, I2 cách I1 = 6cm, cách I2 = 4cm. b) Điểm N cách I1 = 6cm, cách I2 = 8cm, NI1I2 tạo thành tam giác vuông tại N. Ngày soạn : 23/03/2007 Ngày giảng : 27/03/2007 Tiết 54. từ trường I. Mục tiêu 1.Kiến thức : + Giúp học sinh hiểu khái niệm tương tác từ , từ trường , tính chất cơ bản của từ trường . +giúp học sinh nắm được khái niệm véc tơ cảm ứng từ ,đường sức từ từ phổ. Quy tắc vẽ các đường sức từ . +Trả lời được câu hỏi từ trường đều là gì ? Biết được rằng từ trường đều tồn tại bên trong khảng không gian giữa hai cực của nam châm hình chữ U. 2. kĩ năng :+ Giải thích các hiện tượng vật lý ứng dụng trong cuộc sống và kĩ thuật. 3. Thái độ :+ Lòng yêu thích bộ môn học. II. Chuẩn bị 1. giáo viên : giáo án, thí nghiệm các thiết bị cần thiết cho tiết học 2. học sinh : Bài cũ , chuẩn bị bài mới. III. Tiến trình giảng dạy 1.ổn định tổ chức + kiểm tra sĩ số học sinh. 34/34 + kiểm tra tình hình chẩn bị bài ở nhà cuả học sinh . 2. kiểm tra bài cũ . 3. bài mới . * ĐVĐ : Để biết được nam châm và nam châm, nam châm và dòng điện , dòng điện và dòng điện có tương tác với nhau không ? Hôm nay chúng ta vào bài mới đó là '' Từ Trường '' * Nội dung : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Tương tác từ . a. Thí nghiệm tương tác giữa nam châm với nam châm . - yêu cầu học sinh quan sát hiện tượng - học sinh làm thí nghiệm - yêu cầu học sinh rút ra nhận xét ? - ta gọi lực đó là lực gì ? b. Thí nghiệm ơ-xtét. Tương tác giữa nam châm với dòng điện . - Làm thí nghiệm . vậy dòng điện có tác dụng lên nam châm hay không ? c. Thí nghiệm về tương tác giữa dòng điện với dòng điện . - giáo viên làm thí nghiệm -Vậy dòng điện với dòng điện có tương tác với nhau không ?và tương tác đó gọi là tương tác gì ? -Học sinh quan sát -học sinh làm thí nghiệm -trả lời : Hai cực cùng dấu thì chúng đẩy nhau , khác dấu thì hút nhau . - Học sinh quan sát . trả lời : Dòng điẹn tác dụng lực từ lên nam châm . -Học sinh quan sát . -Trả lời : Dòng điện cũng tương tác với nhau gọi là tương tác từ . Hoạt động 2: Từ trường Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 2. Từ trường . a, Nam châm thử . khi ta làm thí nghiệm để dễ dàng phát hiện ra lực từ tác dụng lên nam châm , ta gọi nó là nam châm gì ? - người ta ứng dụng nó làm la bàn b. Từ trường - khi ta đặt nam châm thử gần một nam châm hay gần một dòng điện thi có lực từ tác dụng lên nó . Đó là lực gì? c. tính chất của từ trường - nó gây ra lực từ tác dụng .các điện tích chuyển động . nam châm. d. Véc tơ cảm ứng từ . - B gọi là véc tơ cảm ứng từ - Khi ta đua một nam châm thử vào từ trường thì nó chỉ các định hướng khác nhau theo các phương khác nhau . - Ta thừa nhận lực từ tác dụng lên đoạn dòng điện nào lớn hơn thì cảm ứng từ tại đó lớn hơn. e. Điện tích chuyển động trong từ trường . - Xung quanh dòng điện có từ trường , xung quanh điện tích chuyển động cũng có từ trường . - Vậy nguồn gốc của từ trường là gì? Trả lời : đó là nam châm thử Trả lời :Lúc đó xung quang nam châm , dòng điện có từ trường . Trả lời : học sinh gi vào vở. HS : lắng nghe ghi vào vở. - HS : ghi vào vở. - HS : Nguồn gốc của từ trường là các điện tích chuyển động . Hoạt động 3: Đường sức từ Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 3. Đường sức từ a, Từ phổ . - khi ta rắc các mạt sắt lên tấm kính dưới có đặt một nam châm ta thấy nó tạo thành những đường cong khép kín đó là từ phổ b . đường sức từ . - Dựa vào từ phổ ta có thể vẽ các đường liền nét xác định chiều theo quy ước ta gọi đó là các đường sức từ - Định nghĩa (SGK226) c. Các tính chất của đường sức từ . - Đường sức từ có nhiều tính chất : + không cắt nhau + là đường cong kín .... - HS : Quan sát hiện tuợng và ghi vào vở. - HS : Đọc định nghĩa SGK - HS : ghi những tính chất vào vở Hoạt động 4: Từ trường đều. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 4. Từ trường đều . - Một từ trường mà véc tơ cảm ứng từ bằng nhau tại mọi điểm gọi là từ trường đều - Vậy theo tính chất của đường sức từ thì các đường sức từ như thé nào với nhau - HS : Theo tính chất thì nó là những đường song song và cách đều nhau 4. Củng cố : các em cần nắm được thế nào là tương tác từ , từ trường tính chất cơ bản của từ trường , của đường sức từ . Và thế nào là từ trường đều. 5. Dặn dò : Các em về nhà học bài và trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa. Ngày soạn:18/03/2006...... Ngày giảng :21/03/2007 Tiết 55-56. phương Và chiều của lực từ tác dụng lên dòng điện I. Mục tiêu a. kiến thức : +giúp học sinh hiểu được phương chiều của lực từ tác dụng lên một đoạn dòng điện là phương vuông góc với mặt phẳng chứa đoạn dòng điện và véc tơ cảm ứng từ. + Giúp học sinh nắm được khái niệm và phát biểu quy tắc bàn tay trái và biết vận dụng quy tắc đó . II. Chẩn bị ổn định tổ chức lớp + kiểm tra sĩ số + kiểm tra tình hình chuẩn bị bài ở nhà . 2. Kiểm tra bài cũ : + Hãy nêu tính chất cơ bản của từ trường , và tính chất của đường sức từ ? 3. Bài mới a. ĐVĐ: Như giờ học trước chúng ta nghiên cứu thế nào là tương tác từ, từ trường , các tính chất của từ trường , các đường sức từ , Để nghiên cứu rõ hơn về phương chiều của lực từ tác dụng lên dòng điện hôm nay chung ta vào bài mới . b. Nội dung Hoạt động 1: Phương của lực từ Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. phương của lực từ . a. Thí nghiệm . - Các em quan sát hiện tượng -giáo viên làm thí nghiệm - Kết luận : khung dây có chiều như thế nào ? - Khi cầm tay kéo khung dây lên hơi cáô với vị trí ban đầu thì lực tác dụng như thê nào ? - Vậy lực tác dụng lên cạnh nào lớn nhất - thí nghiệm chứng tỏ thực chất là thí nghiệm về lực từ tác dụng lên đoạn dây AB b. Phương của lục từ - giáo viên làm thí nghiệm -Hạ khung dây xuống cho cạnh AB như vị trí lúc đầu -yêu cầu học sinh nhận xét về chiều của khung dây ? _Điều đó cho ta thấy thí nghiệm này phương của lực từ tác dụng lên dây AB là rthẳng đứng . -Phương vuông góc với dòng điện AB và cả với đường sức từ -Vậy phương của dòng điện có phương như thế nào ? HS: quan sát thí nghiệm HS : lực kế cho biết khung dây có chiều đi xuống HS : quan sát ,lực kế cho biết lúc đó lực tác dụng lên khung dây gân như bằng không HS : Lực tác dụng lên cạnh AB là lớn nhất HS : học sinh quan sát HS : ta thấy khung dây được kéo xuống nhưng vẫn ở vị trí cân bằng HS : Lực từ tác dụng lên đoạn dong f điện có phương vuông gócvới mặt phẳng chứa đoạn dòng điện và vec tơ cảm ứng từ tại điểm khảo sát . 2. Hoạt động 2 : Chiều của lực từ Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 2. Chiều của lực từ . -Đêbiết chiều của lực từ có chiều như thế nào ? ta phải xác định theo quy tắc nào? ta nghiên cứu quy tắc sau - Tư chiều của lực từ , chiều của dòng điện và chiều của từ truờng ta có thể xác định chiều của lực từ theo quy tắc sau n, gọi là quy tắc bàn tay trái . -yêu cầu học sinh đọc quy tắc trong sách giáo khoa HS : Đặt bàn tay trái sao cho đường sức từ đâm xuyên qua lòng bàn tay chiều từ cổ tay đến các ngón tay trùng với chiều dòng điện thì ngon tay cái choãi ra một góc 90 độ chỉ chiều của lực từ tác dụng lên dòng điện 4. Củng cố : Các em cần nắm được phương của lực từ và chiều của lực từ , nội dung quy tắc bàn tay trái . 5 . Dặn dò: Các em về nhà học bài và trả lời các câu hỏi trong SGK Ngày soạn:18/03/2006...... Ngày giảng :21/03/200 Tiết 57 cảm ứng từ . định luật am -pe I. Mục tiêu a kiến thức: +giúp học sinh hiểu được và phát biểu định nghĩa , hiểu ý nghĩa của cảm ứng từ + Giúp học sinh nắm chắc vận dụng được định luật ampe b.Kỹ năng : II. Chuẩn bị : 1.Giáo viên : 2. Học sinh : III. Tiến trình giảng dạy 1.ổn định tổ chức : +kiểm tra sĩ số học sinh +kiểm tra tình hình chuẩn bị bài ở nhà của học sinh . 2. kiểm tra bài cũ : +Hãy phát biểu quy tắc bàn tay trái ? 3. Bài mới : a. ĐVĐ: Giờ trước chung ta đã nghiêncứu về phương ,chiều của lực từ tác dụng lên dòng điện như thế nào .Để biết độ lớn của véc tơ cảm ứng từ như thế nào ? Hôm nay chúng ta vào bài mới . b. Nội dung bài Hoạt động 1: Cảm ứng từ Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Cảm ứng từ a. Thí nghiệm - chuẩn bị thí nghiệm - Như chúng ta đã biết ở bài trước đã làm thí nghiệm về phương chiều của lực từ tác dụng lên khung dây . Hôm nay chúng ta sẽ khảo sáy độ lớn của véc tơ cảm ứng từ + khung dây ABCD gồ 250 vòng , đuờng kính 0,3 mm có thẻ thay đổ chiều dài các cạnh -Tiến hành thí nghiệm - các em quan sát -Giữ nguyên chiều dài của AB thay đổi I. - Ghi kết quả vào bảng 1 - Bây giờ ta thay đổi AB và giữ nguyên I. -Yêu cầu hcọ sinh quan sát ghi lại kết quả vào bảng 2 b . Nhận xét : - Như vậy thương số F/I và F/L là hằng số - Vậy độ lớn của lực F như thế nào đối với I và L.? -- Ta có hệ thức : F=B.L.I F/IL=B (hằng số) c. Cảm ứng từ - Khi thay đổi I qua nam châm điện thì B có giá trị khác nhau . -kết luận : Vậy B là đại diện đặc trưng cho lực từ - trong hệ SI ta coi B là cảm ứng từ của từ truờng . Gọi là đơn vị tesa(T) B=F/IL(công thức 1) d. Chú : SGKT233 HS : quan sát thí nghiệm HS: ghi dụng cụ thí nghiệm HS : Quan sát thí nghiệm, đọc kết quả các lần thí nghiệm ghi vào bảng 1 HS : quan sát và ghi kết quả vào bảng 2 Trả lời :F tỷ lệ với cường độ dòng điện qua AB vừa tỉ lệ với chiều dài l của đoạn dòng điện đó. HS : B làm đại diện đặc trưng cho từ trường của nam châm về mặt tác dụng lực . Hoạt động 2 : Định luật ampe Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 2. Định luật ampe - Từ công thức 1 ta rút ra F như thế nào ? - từ công thức đó cho ta xác định độ lớn của lực từ tác dụng lên dòng điện . - ở trương hợp đoạn dòng điện và đương sức từ làm thành một góc anfa thì lực từ có độ lớn như thế nào ? 3. Nguyên lý chồng chất của từ trường - Giả sử hệ có 2nam châm tại M tư trường của nam châm thứ nhất là B1 , nam châm 2 là véc tơ B2 . Véc tơ B là từ trường của hệ theo nguyên lý chồng chất ta có thê viết như thế nào ? Trả lời : Từ công thức 1 ta có : F=IBL. Trả lời : lực từ có độ lớn : F=BIL.... HS : trheom nguyên lý chồng chất từ trường ta có thể viết : B=B1+B2 4. Củng cố : Các em đặc biệt chú ý đến công thức của định luật ampe, hiểu nguyên lý chông chất từ trường . 5. Dặn dò : Các em về nhà học bài cũ và trả lời các câu hỏi 1,2,3 trong SGK và làm bài tập 1,2 ,3 T235. Ngày soạn:18/03/2006...... Ngày giảng :21/03/2007 Tiết58. Từ trường của một số dòng điện có dạng đơn giản I- Mục tiêu: * Giúp học sinh hiểu được và nắm được dạng các đường sức và quy tắc xác định chiều các đường sức từ của dòng điện thẳng. + Quy tắc xác định chiều các đường sức từ của dòng điện tròn. + Dạng các đường sức từ bên trong bên ngoài một ống dây có dòng điện. Quy tắc xác định chiều các đường sức từ bên trong ống dây. + Công thức xác định cảm ứng từ của dòng điện thẳng, dòng điện tròn, dòng trong ống dây. II- Phương pháp: - Sử dụng phương pháp thuyết trình. III- Các bước lên lớp 1. ổn định tổ chức lớp. + Kiểm tra sĩ số + Kiểm tra tình hình chuẩn bị bài cũ. 2. Kiểm tra bài cũ. + Phát biểu định nghĩa cảm ứng từ, định luật ampe?

File đính kèm:

  • docGiao an vat ly 11(3).doc
Giáo án liên quan