Giáo án Vật lí Lớp 7 - Tiết 1-12

1. MỤC TIÊU

 a. Về kiến thức

 - Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách cọ sát

 - Vật bị nhiễm điện (vật mang điện tích) có khả năng hút các vật khác hoặc phóng tia lửa điện sang các vật khác.

 - Có hai loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm. Các vật nhiễm điện cùng loại thì đẩy nhau, khác loại thì hút nhau.

b. Về kỹ năng

 - Khắc sâu thêm kiến thức về hai loại điện tích

c.Về thái độ:

 - yêu thích môn học

2.CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS

 a. giáo viên :

 - chuẩn bị hệ thống câu hỏi và các bài tập trắc nghiệm tự luận

b. học sinh

- xem các bài tập trong vở bài tập , và bài gv giao cho

3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

 a. kiểm tra bài cũ 7’ ( làm bài tập gv dao cho )

* Bài tập :Trong hiện tượng nhiễm điện do cọ xát, khi hai vật cọ xát với nhau có thể nào chỉ có một vật bị nhiễm điện còn vật kia vẫn không bị nhiễm điện không? Tại sao?

 

doc38 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 13/07/2022 | Lượt xem: 408 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Vật lí Lớp 7 - Tiết 1-12, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 10/ 03/2013 Ngày dạy:12 /03/2013. Lớp 7C Tiết 1: SỰ NHIỄM ĐIỆN DO CỌ SÁT – HAI LOẠI ĐIỆN TÍCH 1. MỤC TIÊU a. Về kiến thức - Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách cọ sát - Vật bị nhiễm điện (vật mang điện tích) có khả năng hút các vật khác hoặc phóng tia lửa điện sang các vật khác. - Có hai loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm. Các vật nhiễm điện cùng loại thì đẩy nhau, khác loại thì hút nhau. b. Về kỹ năng - Khắc sâu thêm kiến thức về hai loại điện tích c.Về thái độ: - Rèn luyện cho học sinh lòng yêu thích khoa học, thực tế. 2.CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS a. giáo viên : - chuẩn bị hệ thống câu hỏi và các bài tập trắc nghiệm tự luận b. học sinh - xem các bài tập trong vở bài tập , và bài gv giao cho 3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY a. kiểm tra bài cũ (6’) ? Vào những ngày thời tiết hanh khô, khi chải đầu bằng lược nhựa, thấy nhiều sợi tóc bị lược kéo thẳng ra. Hãy giải thích tại sao? * Trả lời : Khi chải đầu bằng lược nhựa, lược cọ sát nhiều lần vào tóc (khô) làm cho cả lược nhựa và tóc đều bị nhiễm điện, khi bị nhiễm điện chúng hút lẫn nhau nên nhiều sợi tóc bị lược nhựa kéo thẳng ra. * Đặt vấn đề (1’) - Bài học ngày hôm nay ta cùng nhau nghiên cứ về hai loại điện tích và hiện tượng nhiễm điện b.Dạy nội dung bài mới Hoạt động của gv tg Hoạt đông của hs - GV đưa ra câu hỏi cho hs trả lời ? làm cho vật nhiễm điện bàng cách nào ? ? Vật nhiễm điện có khả năng gì ? ?Có mấy loại điện tích ? nêu sự tương tác giữa các diện tích ? ? Trong nguyên tử hạt nào mang điên tích dương , hạt nò mang điện tích âm ? ? Vật nhiễm điện âm nhận hay mất các e ? - Hãy vân dụng các kiến thức trên để làm một số bài tập sau Bài tập 1: Tại sao trên các cánh quạt (quạt điện ở nhà) thường bị bám bụi nhiều hơn so với các vật dụng khác như bàn ghế, tủ chẳng hạn? Bài tập 2: Trong hiện tượng nhiễm điện do cọ xát, khi hai vật cọ xát với nhau có thể nào chỉ có một vật bị nhiễm điện còn vật kia vẫn không bị nhiễm điện không? Tại sao? Bài tập 3 Cọ xát thanh thuỷ tinh vào miếng lụa, cọ xát mảnh pôliêtilen vào len, sau đó đưa thanh thuỷ tinh lại gần mảnh pôliêtilen. Hiện tượng gì sẽ xảy ra? Chọn phương án trả lời đúng nhất trong các phương án sau: A. Thanh thuỷ tinh và mảnh pôliêtilen hút nhau. B. Thanh thuỷ tinh và mảnh pôliêtilen đẩy nhau. C. Thanh thuỷ tinh và mảnh pôliêtilen không hút, cũng không đẩy nhau. D. Lúc đầu thanh thuỷ tinh đẩy mảnh pôliêtilen, sau đó thì hút. Bài tập 4: Hai chiếc thước nhựa cùng bị nhiễm điện âm, khi đưa chúng lại gần nhau thì hiện tượng xảy ra như thế nào? Chọn phương án trả lời đúng. A.Hútnhau. B. Đẩy nhau. C.Vừa hút, vừa đẩy. D. Không hút và không đẩy. 15’ 19’ I. Lý thuyết 1 - Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách cọ sát - Vật bị nhiễm điện (vật mang điện tích) có khả năng hút các vật khác hoặc phóng tia lửa điện sang các vật khác. 2. Hai loại điện tích. - Có hai loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm. Các vật nhiễm điện cùng loại thì đẩy nhau, khác loại thì hút nhau. - Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và các êlêctrôn mang điện tích âm chuyển động quanh hạt nhân tạo thành lớp vỏ của nguyên tử. - Một vật nhiễm điện âm nếu nhận thêm êlêctrôn, nhiễm điện dương nếu mất bớt êlêctrôn. II. Bài tập Bài 1: Hướng dẫn - Cánh quạt quay, cọ xát với không khí và trở thành vật bị nhiễm điện. Khi bị nhiễm điện thì nó rất dễ hút những vật nhẹ khác, nhất là bụi. Trong khi đó các vật dụng khác như bàn, ghế, tủ không bị nhiễm điện nên những vật dụng này chỉ bị bụi bám vào mà chúng không hút được bụi. Vì thế nên các cánh quạt thường bị bám bụi nhiều hơn. Bài tập 2: Hướng dẫn Khi hai vật cọ xát với nhau, không thể xảy ra trường hợp chỉ một vật bị nhiễm điện còn vật kia vẫn không bị nhiễm điện, vì trong quá trình cọ xát êlêctrôn đã dịch chuyển từ vật nọ sang vật kia. Như vậy vật nhận thêm êlêctrôn phải nhiễm điện âm còn vật kia mất bớt êlêctrôn phải nhiễm điện dương. Bài tập 3 B. Thanh thuỷ tinh và mảnh pôliêtilen đẩy nhau. Bài tập 4: B. Đẩy nhau. c.củng cố - luyện tập ( 2’) ? Nhắc lại nội dung về hiện tượng nhiễm diện ?hai loại điện tích ? - HS trả lời d. Hướng dẫn về nhà (2’) - xem lại nội dung phần lý thuyết - xem lại các bài tập đã chữa - GV cho bài tập về nhà : Bài tập 6: Trong hiện tượng nhiễm điện do cọ xát, khi hai vật cọ xát với nhau có thể nào chỉ có một vật bị nhiễm điện còn vật kia vẫn không bị nhiễm điện không? Tại sao? * Rút kinh nghiệm giờ dạy Kiến thức : .................................................................................................................................................................................................................................................................. Phương pháp : .................................................................................................................................................................................................................................................................. Thời gian : .................................................................................................................................................................................................................................................................. Ngày soạn : 04/ 03/2013 Ngày dạy:07 /03/2013. Lớp 7C,d Tiết 1: SỰ NHIỄM ĐIỆN DO CỌ SÁT – HAI LOẠI ĐIỆN TÍCH 1. MỤC TIÊU a. Về kiến thức - Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách cọ sát - Vật bị nhiễm điện (vật mang điện tích) có khả năng hút các vật khác hoặc phóng tia lửa điện sang các vật khác. - Có hai loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm. Các vật nhiễm điện cùng loại thì đẩy nhau, khác loại thì hút nhau. b. Về kỹ năng - Khắc sâu thêm kiến thức về hai loại điện tích c.Về thái độ: - yêu thích môn học 2.CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS a. giáo viên : - chuẩn bị hệ thống câu hỏi và các bài tập trắc nghiệm tự luận b. học sinh - xem các bài tập trong vở bài tập , và bài gv giao cho 3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY a. kiểm tra bài cũ 7’ ( làm bài tập gv dao cho ) * Bài tập :Trong hiện tượng nhiễm điện do cọ xát, khi hai vật cọ xát với nhau có thể nào chỉ có một vật bị nhiễm điện còn vật kia vẫn không bị nhiễm điện không? Tại sao? * Đáp án Khi hai vật cọ xát với nhau, không thể xảy ra trường hợp chỉ một vật bị nhiễm điện còn vật kia vẫn không bị nhiễm điện, vì trong quá trình cọ xát êlêctrôn đã dịch chuyển từ vật nọ sang vật kia. Như vậy vật nhận thêm êlêctrôn phải nhiễm điện âm còn vật kia mất bớt êlêctrôn phải nhiễm điện dương * Đặt vấn đề (1’) - Bài học ngày hôn nay ta ôn lại một số bài tập chác nghiệm về hiên tượng nhiễm điện , hai loại điện tích b.Dạy nội dung bài mới Hoạt động của gv tg Hoạt đông của hs - GV đưa ra một số bài tạp cho hs thảo luận và tả lời Bài tập1: Đưa một chiếc đũa thuỷ tinh đã bị nhiễm điện lại gần một quả cầu bấc nhẹ treo bằng dây chỉ mảnh như hình 6.2. Hiện tượng gì sẽ xảy ra? Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau? A. Quả cầu vẫn đứng yên. B. Quả cầu bị đẩy ra xa. C. Quả cầu bị hút về phía thanh thuỷ tinh. D. Quả cầu quay tại chỗ làm cho dây treo bị xoắn lại. Bài tập 2: Lấy một thanh nhựa cọ xát vào một miếng len.Kết quả nào trong những kết quả nào sau đây là đúng? A. Chỉ có thanh nhựa bị nhiễm điện, còn miếng len thì không bị nhiễm điện. B. Chỉ có miếng len bị nhiễm điện, còn thanh nhựa thì không bị nhiễm điện. C. Cả thanh nhựa và miếng len đều không bị nhiễm điện. D. Không có vật nào bị nhiễm điện. Bài tập 3: - GV đưa bảng phụ ( hoặc chiếu trên màn hình) bài tập này cho HS quan sát, trả lời. - Sau khi HS trả lời xong, GV cho những HS khác nhận xét. - GV chốt lại vấn đề, xác nhận bài làm của HS, bằng cách mở đáp án ở bảng phụ hoặc chiếu đáp án vào các chỗ trống. Bài tập 4: Vào những ngày thời tiết khô ráo, nhất là những ngày hanh khô, khi cởi áo ngoài bằng len, dạ hay sợi tổng hợp, ta thường nghe thấy những tiếng lách tách nhỏ. Nếu khi đó trong buồng tối ta còn thấy các chớp sáng li ti. Hãy giải thích. 31’ 1 .Bài tập1: C. Quả cầu bị hút về phía thanh thuỷ tinh. 2. Bài tập 2: A. Chỉ có thanh nhựa bị nhiễm điện, còn miếng len thì không bị nhiễm điện. 3. Bài tập 3: Điền từ thích hợp : 1. Vật sau khi bị cọ xát nó có khả năng(1)vật khác. Ta bảo vật đó đã bị(2).. hay vật đó đã được(3) Vật bị nhiễm điện, có khả năng (4) các vật khác hoặc (5) qua vật khác. 2. Nếu lấy thanh thuỷ tinh cọ xát vào mảnh lụa, sau khi cọ xát với nhau cả hai đều bị (6) Nguời ta có thể kiểm nghiệm bằng cách cho cả hai đến gần (7)chúng đều (8) những mảnh giấy vụn. Trả lời: 1- hút; 2- nhiễm điện; 3- mang điện tích; 4- hút; 5- phóng điện; 6- nhiễm điện; 7- những mảnh giấy vụn; 8- hút 4: Bài tập 4: Vì áo cọ xát với cơ thể, với áo khác nên bị nhiễm điện mạnh. Khi tách chúng ra, chúng gây ra chúng gây ra hiện tượng phóng điện bằng các tia chớp nhỏ, sáng. - các chia chớp mang nhiệt rất lớn, lầm cho không khí bị dãn nở đột ngột, gây ra những tiếng nổ lách tách c.củng cố - luyện tập ( 3’) ? Nhắc lại nội dung của cá bài tập gv đã chữa cho hs - HS trả lời d. Hướng dẫn về nhà (2’) - xem lại nội dung phần lý thuyết - xem lại các bài tập đã chữa * Rút kinh nghiệm giờ dạy Kiến thức : .................................................................................................................................................................................................................................................................. Phương pháp : .................................................................................................................................................................................................................................................................. Thời gian : .................................................................................................................................................................................................................................................................. Ngày soạn : 16/ 03/2013 Ngày dạy:19/03/2013. Lớp 7C Tiết 3: DÒNG ĐIỆN – NGUỒN ĐIỆN - CHẤT DẪN ĐIỆN CHẤT CÁCH ĐIỆN 1. MỤC TIÊU a. Về kiến thức - Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng. - Dòng điện trong kim loại là dòng các êlêctrôn dịch chuyển có hướng b. Về kỹ năng - Biết vận các kiến thứ đã để làm bài tập c.Về thái độ: - Rèn luyện cho học sinh lòng yêu thích khoa học, thực tế. 2.CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS a. giáo viên : - chuẩn bị hệ thống câu hỏi và các bài tập trắc nghiệm tự luận b. học sinh - xem các bài tập trong vở bài tập , và bài gv giao cho 3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY a. kiểm tra bài cũ (5’) ? Khi mua một nguồn điện như pin hay ắc quy mới, ta quan tâm đến vấn đề nào sau đây? A. Pin hay ắc quy có đẹp không. B. Khả năng cung cấp điện mạnh hay yếu. C. Pin hay ắc quy càng lớn càng tốt. D. Pin hay ắc quy càng nhỏ càng tốt. * Đặt vấn đề (1’) - Thế nào là chất dẫn điện và chất cách điện ? dồng điện là gì ? ta nghiên cứu qua tiết học hôm nay b.Dạy nội dung bài mới Hoạt động của gv tg Hoạt đông của hs - GV đưa ra câu hỏi cho hs trả lời ? Dòng điện là gì? Mỗi nguồn điện có mấy cực ? ? Thế nào là chất dẫn điện , thế nào là chất cách điện ? ? Dòng điện trong kim loại là gì - GV hãy vận cá kiến thức trên để làm bài tập sau Bài tập 1: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về vật dẫn điện ? A. Vật dẫn điện là vật có khả năng nhiễm điện. B. Vật dẫn điện là vật có các hạt mang điện bên trong. C. Vật dẫn điện là vật có thể cho dòng điện đi qua. D. Vật dẫn điện là vật có khối lượng riêng lớn. Bài tập 2: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về vật cách điện? A. Vật cách điện là vật không cho dòng điện chạy qua. B. Trong vật cách điện có rất ít các êlêctrôn tự do. C. Vật cách điện là vật mà các diện tích không thể tự do dịch chuyển bên trong nó. D. Vật cách điện chỉ cho các êlêctrôn chạy qua. Bài tập 3: Trong các chất sau đây: Bạc; dung dịch đồng sunpat; giấy; thép; thuỷ tinh; đồng; bê tông; than chì. Chất nào là chất dẫn điện, chất nào là chất cách điện? Bài tập 4: Không khí ở điều kiện thường là chất cách điện. Hãy nêu một bằng chứng để chứng tỏ điều đó 15’ 20’ I. Lý thuyết 1. Dòng điện - Nguồn điện. - Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng. - Mỗi nguồn điện đều có hai cực. Dòng điện chạy trong mạch điện kín bao gồm các thiết bị điện được nối liền với hai cực của nguồn điện bằng dây điện. 2. Chất dẫn điện - Chất cách điện . - Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua. Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua. - Dòng điện trong kim loại là dòng các êlêctrôn dịch chuyển có II. Bài tập 1. Bài tập 1: C. Vật dẫn điện là vật có thể cho dòng điện đi qua. 2.Bài tập 2: C. Vật cách điện là vật mà các diện tích không thể tự do dịch chuyển bên trong nó. 3. Bài tập 3: Hướng dẫn - Các chất dẫn điện: Bạc, dung dịch đồng sunpat, thép, đồng, than chì. - Các chất cách điện: Giấy, thuỷ tinh, bê tông 4. Bài tập 4: Hướng dẫn Nếu không khí ở điều kiện thường là chất dẫn điện thì khi ta đứng gần những ổ cắm điện nhà, ta sẽ bị điện giật. nhưng trên thực tế điều đó đã không xảy ra. Vậy ở những điều kiện thông thường, không khí là chất cách điện tốt. c.củng cố - luyện tập ( 2’) ? Nhắc lại nội dung chất dẫn diện và chất cách điện ? ? Dòng điện là gì ? Bản chấ dòng điện trong kim loại ? - HS trả lời d. Hướng dẫn về nhà (2’) - xem lại nội dung phần lý thuyết - xem lại các bài tập đã chữa - GV cho bài tập về nhà : Một nguồn điện như một ắc quy chẳng hạn, có thể sử dụng mãi mãi được không? Tại sao? * Rút kinh nghiệm giờ dạy Kiến thức : .................................................................................................................................................................................................................................................................. Phương pháp : .................................................................................................................................................................................................................................................................. Thời gian : .................................................................................................................................................................................................................................................................. Ngày soạn : 19/03/2013 Ngày dạy:21 /03/2013. Lớp 7C Tiết 4: SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỆN - CHIỀU DÒNG ĐIỆN 1. MỤC TIÊU a. Về kiến thức Để mô tả đơn giản các mạch điện và mắc một mạch điện theo đúng yêu cầu, người ta sử dụng các kí hiệu biểu thị các bộ phận của mạch điện để vẽ sơ đồ cho mạch điện. b. Về kỹ năng - Khắc sâu thêm kiến thức, và vẽ sơ đồ mạch điện c.Về thái độ: - Rèn luyện cho học sinh lòng yêu thích khoa học, thực tế. 2.CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS a. giáo viên : - chuẩn bị hệ thống câu hỏi và các bài tập trắc nghiệm tự luận b. học sinh - xem các bài tập trong vở bài tập , và bài gv giao cho 3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY a. kiểm tra bài cũ(7’) ? Một nguồn điện như một ắc quy chẳng hạn, có thể sử dụng mãi mãi được không? Tại sao? *Đáp án : Ắc quy không thể sử dụng mãi mãi được, sau một thời gian sử dụng, dòng điện do ắc quy cung cấp sẽ yếu dần và ắc quy không còn cung cấp điện được nữa. * Đặt vấn đề (1’) - Thế nào là sơ đồ mạch điện các kí hiêu và vẽ sơ đồ như thế nào ta nghiên cứu qua bài học hôm nay ? b.Dạy nội dung bài mới Hoạt động của gv tg Hoạt đông của hs - GV yêu cầu hs nêu quy ước về chiều dòng điện - GV cho 2-3 hs nhắc lại - Vận dụng các kiến thức để làm các bài tập sau Bài tập 1: Trong một mạch điện thắp sáng bóng đèn có thể đóng hay tắt, cần phải có dụng cụ và thiết bị nào? Chọn phương án trả lời đúng nhất trong các phương án sau: A. Bóng đèn và nguồn điện. B. Bóng đèn, nguồn điện và dây dẫn. C. Bóng đèn, nguồn điện, công tắc và dây dẫn. D. Chỉ cần dây dẫn và bóng đèn. Bài tập 2: Trong mạch điện, chiều dòng điện và chiều dịch chuyển của các êleectron tự thế nào với nhau? Chọn câu trả lời đúng. A. Cùng chiều. B. Ngược chiều. C. Ban đầu thì cùng chiều, sau một thời gian lại ngược chiều. D. Chuyển động theo hướng vuông góc với nhau. Bài tập 3: Hãy vẽ sơ đồ mạch điện gồm 1 bộ nguồn, 2 bóng đèn mắc song song, mỗi đèn dùng riêng 1 khoá, 1 khoá dùng chung cho 2 bóng đèn. 14’ 20’ I. Lý thuyết 1. Chiều dòng điện. Người ta quy ước: chiều dòng điện là chiều từ cực dương của nguồn điện qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực âm của nguồn điện. II. Bài tập 1. Bài tập 1: 2.Bài tập 2 B. Ngược chiều. 3. Bài tập 3: - hs lên bảng vẽ sơ đồ K1 + - c.củng cố - luyện tập ( 2’) ? Nhắc lại nội dung về sơ đồ mạch điện ? chiều dòng điện ? - HS trả lời d. Hướng dẫn về nhà (1’) - xem lại nội dung phần lý thuyết - xem lại các bài tập đã chữa * Rút kinh nghiệm giờ dạy Kiến thức : .................................................................................................................................................................................................................................................................. Phương pháp : .................................................................................................................................................................................................................................................................. Thời gian : .................................................................................................................................................................................................................................................................. Ngày soạn : 23/03/2013 Ngày dạy:26 /03/2013. Lớp 7C Tiết 5:CÁC TÁC DỤNG CỦA DÒNG ĐIỆN 1. MỤC TIÊU a. Về kiến thức - Nêu được 5 tác dụng của dòng điện , tác dụng từ , nhiệt , phát sáng của dòng điện , hóa học , sinh lí của dòng điện b. Về kỹ năng - Khắc sâu thêm kiến thức về các tác dụng của dòng điện c.Về thái độ: - Rèn luyện cho học sinh lòng yêu thích khoa học, thực tế. 2.CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS a. giáo viên : - chuẩn bị hệ thống câu hỏi và các bài tập trắc nghiệm tự luận b. học sinh - xem các bài tập trong vở bài tập , và bài gv giao cho 3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY a. kiểm tra bài cũ (7’) ? Xét các dụng cụ điện sau: Quạt điện, nồi cơm điện, ti vi, rađiô, ấm điện. Hỏi khi các dụng cụ này hoạt động thì tác dụng nhiệt của dòng điện là có ích đối với dụng cụ nào? Không có ích đối với dụng cụ nào? * Đáp án : - Tác dụng nhiệt của dòng điện là có ích trong hoạt động của nồi cơm điện, ấm điện. - Tác dụng nhiệt của dòng điện là có ích trong hoạt động của quạt điện, ti vi, rađiô * Đặt vấn đề (1’) - Vậy dòng điện có những tác dụng nào ta đi ôn tập lại các tác dụng của dòng điện b.Dạy nội dung bài mới Hoạt động của gv tg Hoạt đông của hs - GV đặt câu hỏi cho hs trả lời về tác dụng của dòng điện - GV yêu cầu hs thảo luận nhóm và đưa ra câu trả lời , gọi đại diện các nhóm trả lời - GV nhận xét câu trả lời của hs - GV vận các kiến thức trên để trả lời các câu hỏi sau và làm bài tập Bài tập 1 Chuông điện hoạt động là do: A. Tác dụng nhiệt của dòng điện. B. Tác dụng từ của thỏi nam châm (nam châm vĩnh cửu) gắn với chuông điện C. Tác dụng từ của dòng điện. D. Tác dụng hút và đẩy của các vật bị nhiễm điện. Bài tập 2: Trong các dụng cụ dùng điện sau đây, dụng cụ nào hoạt động dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện. A. Nồi nấu cơm điện. B. Bàn là điện. C. Đèn dùng trong các tủ sấy. D. Các phương án A, B, C đều đúng. Bài tập 3: Khi sản xuất pin và ắc quy, người ta đã sử dụng tác dụng nào của dòng điện? Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau: A. Tác dụng nhiệt. B. Tác dụng hoá học. C. Tác dụng phát sáng. D. Tác dụng từ. Bài tập 4: Tại sao người ta thường chọn dây vônfram để làm dây tóc bóng đèn mà không chọn các vật liệu bằng kim loại khác như sắt, thép chẳng hạn. Hãy giải thích? 16’ 19’ I. Lý thuyết 1. Tác dụng nhiệt của dòng điện. Dòng điện đi qua mọi vật dẫn thông thường, đều làm cho vật dẫn nóng lên. Nếu vật dẫn nóng lên tới nhiệt độ cao thì phát sáng. 2. Tác dụng phát sáng của dòng điện. Dòng điện có thể làm sáng bóng đèn bút thử điện và đèn điôt phát quang mặc dù các đèn này chưa nóng tới nhiệt độ cao. 3. Tác dụng từ của dòng điện. Dòng điện khi chạy qua một cuộn dây dẫn có thể: Làm quay kim nam châm đặt gần nó và hút được các vật bằng sắt, thép giống như một nam châm. 4. Tác dụng hoá học của dòng điện. Khi cho dòng điện đi qua dung dịch muối đồng thì nó tách đồng ra khỏi dung dịch, tạo thành lớp đồng bám trên thỏi than nối với cực âm. 5. Tác dụng sinh lí của dòng điện. Nếu sơ ý để dòng điện đi qua cơ thể người, dòng điện có thể làm cho các cơ co giật, tim ngừng đập, ngạt thở và thần kinh bị tê liệt. Tuy vậy trong sinh học, người ta cũng có thể dùng dòng điện để chữa một số bệnh. II. Bài tập 1.Bài tập 1 C. Tác dụng từ của dòng điện 2.Bài tập 2 D. Các phương án A, B, C đều đúng. 3. Bài tập 3 B. Tác dụng hoá học. 4. Bài tập 4 : Hướng dẫn Do tác dụng mà khi bóng đèn sáng, nhiệt độ của dây tóc bóng đèn có thể lên tới vài nghìn độ (trung bình khoảng 2 5000C). Với nhiệt độ này một số kim loại có thể bị nóng chảy (vì chúng có nhiệt độ nóng chảy thấp). Vônfram có nhiệt độ nóng chảy cao (3 3700C) nên với nhiệt độ vào khoảng dưới 3 0000C thì vonfram vẫn không bị nóng chảy. c.củng cố - luyện tập ( 2’) ? Nhắc lại nội nhác lại các tác dụng của dòng điện ? - HS trả lời d. Hướng dẫn về nhà (2’) - xem lại nội dung phần lý thuyết - xem lại các bài tập đã chữa - GV cho bài tập về nhà : Trong các thiết bị sau đây, thiết bị nào ứng dụng tác dụng từ của dòng điện? A. Ấm đun nước bằng điện. B. Bàn là điện. C. Nam châm điện. D. Nam châm vĩnh cửu. * Rút kinh nghiệm giờ dạy Kiến thức : .................................................................................................................................................................................................................................................................. Phương pháp : .................................................................................................................................................................................................................................................................. Thời gian : .................................................................................................................................................................................................................................................................. Ngày soạn : 26/03/2013 Ngày dạy:28 /03/2013. Lớp 7C Tiết 6 : CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN – HIỆU ĐIỆN THẾ 1. MỤC TIÊU a. Về kiến thức - Nêu được dòng điện càng mạnh thì cường độ dòng điện càng lớn. - Đơn vị đo cường độ dòng điện là Ampe (A). - Dụng cụ đo cường độ dòng điện là Ampekế b. Về kỹ năng - Khắc sâu thêm kiến thức cường độ dòng điện c.Về thái độ: - Rèn luyện cho học sinh lòng yêu thích khoa học, thực tế. 2.CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS a. giáo viên : - chuẩn bị hệ thống câu hỏi và các bài tập trắc nghiệm tự luận b. học sinh - xem các bài tập trong vở bài tập , và bài gv giao cho 3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY a. kiểm tra bài cũ (5’) Trong các thiết bị sau đây, thiết bị nào ứng dụng tác dụng từ của dòng điện? A. Ấm đun nước bằng điện. B. Bàn là điện. C. Nam châm điện. D. Nam châm vĩnh cửu. * Đặt vấn đề (1’) - Vậy cường độ dòng điện là gì , tính cường độ dòng điện bằng cách nào ta tìm hiểu qua bài học hôm nay b.Dạy nội dung bài mới Hoạt động của gv tg Hoạt đông của hs - GV đưa ra câu hỏi hs sinh trả lời ? Nêu cường độ dòng điện , đơn vị của cường độ dòng điện ? ? Dụng cụ đo cường độ dòng điện ? - Hãy vận dụng các kiên thức trên để làm bài tập sau Bài tập 1: Ampekế nào dưới đây phù hợp nhất cho việc đo cường độ dòng điện qua một bóng đèn pin (có cường độ dòng điện cho phép lớn nhất là 0,32A)? A. Ampekế có giới hạn đo là 10mA. B. Ampekế có giới hạn đo là 100mA. C. Ampekế có giới hạn đo là 0,4A. D. Ampekế có giới hạn đo là 10A. * Bài tập 2 Một học sinh lắp mạnh điện để đo cường độ dòng điện qua bóng đèn như hình 10.9. Quan sát sơ đồ và cho biết trong sơ đồ sai ở chỗ nào? Chọn câu trả lời đúng. A. Sai ở cách mắc nguồn điện. B. Sai ở cách mắc Ampekế. C. Sai ở cách mắc bóng đèn. D. Sai ở cách mắc công tắc. * Bài tập 3 : Trong mạch điện có sơ đồ Ampekế A1 có số chỉ 0,35A. Hãy cho biết: a) Số chỉ của Ampekế A2. b) Cường độ dòng điện qua các bóng đèn Đ1 và Đ2 15’ 20’ I. Lý thuyết 1. Cường độ dòng điện. - Dòng điện càng mạnh thì cường độ dòng điện càng lớn. - Đơn vị đo cường độ dòng điện là Ampe (A). - Dụng cụ đo cường độ dòng điện là Ampekế. II.BÀI TẬP * Bài tập 1 C. Ampekế có giới hạn đo là 0,4A. * Bài tập 2 B

File đính kèm:

  • docgiao_an_vat_li_lop_7_tiet_1_12.doc