Giáo án Vật lí Lớp 9 Tiết 38

 - Nêu được sự phụ thuộc của chiều dòng điện cảm ứng vào sự biến đổi của số đường

 sức từ qua tiết diện S của cuộn dây.

 - Phát biểu được đặc điểm của dòng điện xoay chiều là dòng điện cảm ứng có chiều

 luân phiên thay đổi.

 - Bố trí được TN tạo ra dòng điện xoay chiều trong cuộn dây dẫn kín theo 2 cách,

 cho nam châm quay hoặc cho cuộn dây quay. Dùng đèn LED để phát hiện sự đổi

 chiều của dòng điện.

 - Dựa vào quan sát TN để rút ra điều kiện chung làm xuất hiện dòng điện cảm ứng

 xoay chiều.

 2.Kỹ năng : Quan sát và mô tả chính xác hiện tượng xảy ra.

 3.Thái độ : Cẩn thận, tỉ mỉ, yêu thích môn học.

 

doc3 trang | Chia sẻ: quoctuanphan | Lượt xem: 1331 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lí Lớp 9 Tiết 38, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngµy soạn: 3/1/2011 Ngµy giảng: 9A: 7/1 TiÕt 38 Bµi 33: DÒNG ĐIỆN xoay chiÒu I.Môc tiªu : 1.Kiến thức : - Nêu được sự phụ thuộc của chiều dòng điện cảm ứng vào sự biến đổi của số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây. - Phát biểu được đặc điểm của dòng điện xoay chiều là dòng điện cảm ứng có chiều luân phiên thay đổi. - Bố trí được TN tạo ra dòng điện xoay chiều trong cuộn dây dẫn kín theo 2 cách, cho nam châm quay hoặc cho cuộn dây quay. Dùng đèn LED để phát hiện sự đổi chiều của dòng điện. - Dựa vào quan sát TN để rút ra điều kiện chung làm xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều. 2.Kỹ năng : Quan sát và mô tả chính xác hiện tượng xảy ra. 3.Thái độ : Cẩn thận, tỉ mỉ, yêu thích môn học. II. ChuÈn bÞ : 1. Đối với GV -1 cuộn dây dẫn kín có mắc hai bóng đèn LED song song ngược chiều có thể quay trong từ trường của nam châm. -1 mô hình khung dây quay trong từ trường của một nam châm. - Dự kiến ghi bảng : Kết luận về chiều của dòng điện cảm ứng, KL về các cách tạo ra dòng điện xoay chiều . 2. Đối với HS - Học bài cũ và đọc trước bài mới. III. TiÕn tr×nh lªn líp: Ho¹t ®éng cña trß Trî gióp cña thÇy H§1: Nªu vÊn ®Ò. ? Trên máy thu thanh ở nhà em có hai chỗ đưa điện vào máy, một chỗ có kí hiệu DC 6V, còn chỗ kia có kí hiệu AC 220V. Em không hiểu các kí hiệu đó có ý nghĩa gì ? H§2: T×m hiÓu chiÒu dßng ®iÖn c¶m øng. I. ChiÒu cña dßng ®iÖn c¶m øng. 1. Thí nghiệm : - Quan sát TN, mô tả chính xác TN so sánh được : Khi đưa nam châm từ ngoài vào trong cuộn dây, số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn tăng, còn khi kéo nam châm từ trong ra ngoài cuộn dây thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn giảm. - Khi đưa nam châm từ ngoài vào trong cuộn dây 1 đèn LED sáng còn khi đưa nam châm từ trong ra ngoài cuộn dây thì đèn LED thứ 2 sáng . Mà 2 đèn LED được mắc song song và ngược chiều nhau, đèn LED chỉ cho dòng điện đi theo một chiều nhất định → Chiều dòng điện trong 2 trường hợp trên là ngược nhau. 2. Kết luận : Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây tăng thì dòng điện cảm ứng trong cuộn dây có chiều ngược với chiều dòng điện cảm ứng khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện đó giảm. ? Y/c HS quan sát kĩ hiện tượng xảy ra để trả lời câu hỏi C1. ? So sánh sự biến thiên số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín trong 2 trường hợp. ? Nêu cách sử dụng đèn LED đã học ở lớp 7 (đèn LED chỉ cho dòng điện theo một chiều nhất định). Từ đó cho biết chiều dòng điện cảm ứng trong 2 trường hợp trên có gì khác nhau ? N S ? Từ đó em rút ra kết luận gì về chiều của dòng điện trong hai trường hợp trên H§3: T×m hiÓu kh¸i niÖm dßng ®iÖn xoay chiÒu. 3. Dòng điện xoay chiều - Dòng điện luân phiên đổi chiều gọi là dòng điện xoay chiều. Y/c cá nhân đọc mục 3. Tìm hiểu khái niệm dòng điện xoay chiều. Dòng điện trong mạng điện sinh hoạt là dòng điện xoay chiều. Trên các dụng cụ sử dụng điện thường ghi AC 220V (AC : Dòng điện xoay chiều), hoặc ghi DC 6V (Dòng điện 1 chiều không đổi). H§4: T×m hiÓu c¸ch t¹o ra dßng ®iÖn xoay chiÒu. II. Cách tạo ra dòng điện xoay chiều. 1.Cho nam châm quay trước cuộn dây dẫn kín. - Nghiên cứu câu C2 nêu dự đoán về chiều dòng diện cảm ứng. -Thảo luận trên lớp kết quả để đưa ra kết luận. C2 : Khi cực N của nam châm lại gần cuộn dây thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây tăng. Khi cực N ra xa cuộn dây thì số đường sức từ qua S giảm. Khi nam châm quay liên tục thì số đường sức từ xuyên qua S luân phiên tăng giảm. Vậy dòng điện cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây là dòng xoay chiều. 2.Cho cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường. - Quan sát TN, phân tích TN và so sánh với dự đoán ban đầu → Rút ra kết luận câu C3 : Khi cuộn dây quay từ vị trí 1 sang vị trí 2 thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây tăng. Khi cuộn dây từ vị trí 2 quay tiếp thì số đường sức từ giảm. Nếu cuộn dây quay liên tục thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện S luân phiên tăng, giảm. Vậy dòng điện cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây là dòng điện xoay chiều. 3. Kết luận : Khi cho cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường của nam châm hay cho nam châm quay trước cuộn dây dẫn thì trong cuộn dây có thể xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều. ? Y/c HS nªu các cách tạo ra dòng điện xoay chiều. ? Y/c HS đọc câu C2, nêu dự đoán về chiều dòng điện cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây, giải thích. ? Gọi HS nêu dự đoán về chiều dòng điện cảm ứng có giải thích. GV làm TN kiểm tra, y/c cả lớp quan sát . Hướng dẫn HS thảo luận đi đến kết luận cho câu C3. ? Vậy ta có mấy cách để tạo ra dòng điện cảm ứng. H§5: VËn dông – Cñng cè. III. VËn dông. - Trả lời câu hỏi : Dòng điện cảm ứng xoay chiều xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín luân phiên tăng, giảm. - Hoàn thành câu C4 : Khi khung dây quay nửa vòng tròn thì số đường sức từ qua khung dây tăng. Trên nửa vòng tròn sau, số đường sức từ giảm nên dòng điện đổi chiều, đèn thứ hai sáng. - §ọc phần ‘‘Có thể em chưa biết’’. ? Y/c HS nhắc lại điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều trong cuộn dây dẫn kín. Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi C4 của phần vận dụng SGK. Cho HS tìm hiểu phần ‘‘Có thể em chưa biết’’ HDVN : Học và làm bài tập 33 (SBT) IV. Bµi häc kinh nghiÖm .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. ..............................................................................................................................

File đính kèm:

  • docTiet 37(9).doc