1/ Một vật khối lượng m được ném theo phương ngang với vận tốc ban đầu ở độ cao h = 20 m so với mặt đất. biết vận tốc ban đầu của vật là 1m/s.
a/ Lập phương trình quỹ đạo của vật
b/ Xác đinh thời gian chuyển động của vật
c/ Xác định tầm xa của vật.
d/ Xác định vận tốc của vật theo phương ngang và theo phương thẳng đứng khi vật vừa chạm đất
2/ Một vật bị ném theo phương ngang với vận tốc ban đầu là V0. Biết thời gian chuyển động của vật là 2s
a/ Tính độ cao và tầm xa của vật.
b/ Biết vận tốc của vật ngay khi chạm đất là 25m/s. xác định vận tốc ban đầu của vật.
3/ Từ đỉnh tháp cao 30m, ném một vật nhỏ theo phương ngang với vận tốc ban đầu v0= 20m/s.
1. Tính khoảng thời gian từ lúc ném đến khi vật chạm đất và khoảng cách từ điểm chạm đất đến chân tháp.
2. Gọi M là một điểm trên quỹ đạo tại đó vectơ vận tốc hợp với phương thẳng đứng một góc = 600. Tính khoảng cách từ M tới mặt đất.
4/ Một máy bay theo phương thẳng ngang với vận tốc v1= 150m/s, ở độ cao 2km (so với mực nước biển) và cắt bom tấn công một tàu chiến.
1. Tìm khoảng cách giữa máy bay và tàu chiến theo phương ngang để máy bay cắt bom rơi trúng đích khi tàu đang chạy với vận tốc v2= 20m/s?
Xét hai trường hợp:
2 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 2084 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 10 - Bài tập về khảo sát chuyển động của vật bị ném ngang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI TẬP VỀ KHẢO SÁT CHUYỂN ĐỘNG CỦA VẬT BỊ NÉM NGANG
1/ Một vật khối lượng m được ném theo phương ngang với vận tốc ban đầu ở độ cao h = 20 m so với mặt đất. biết vận tốc ban đầu của vật là 1m/s.
a/ Lập phương trình quỹ đạo của vật
b/ Xác đinh thời gian chuyển động của vật
c/ Xác định tầm xa của vật.
d/ Xác định vận tốc của vật theo phương ngang và theo phương thẳng đứng khi vật vừa chạm đất
2/ Một vật bị ném theo phương ngang với vận tốc ban đầu là V0. Biết thời gian chuyển động của vật là 2s
a/ Tính độ cao và tầm xa của vật.
b/ Biết vận tốc của vật ngay khi chạm đất là 25m/s. xác định vận tốc ban đầu của vật.
3/ Từ đỉnh tháp cao 30m, ném một vật nhỏ theo phương ngang với vận tốc ban đầu v0= 20m/s.
1. Tính khoảng thời gian từ lúc ném đến khi vật chạm đất và khoảng cách từ điểm chạm đất đến chân tháp.
2. Gọi M là một điểm trên quỹ đạo tại đó vectơ vận tốc hợp với phương thẳng đứng một góc = 600. Tính khoảng cách từ M tới mặt đất.
4/ Một máy bay theo phương thẳng ngang với vận tốc v1= 150m/s, ở độ cao 2km (so với mực nước biển) và cắt bom tấn công một tàu chiến.
1. Tìm khoảng cách giữa máy bay và tàu chiến theo phương ngang để máy bay cắt bom rơi trúng đích khi tàu đang chạy với vận tốc v2= 20m/s?
Xét hai trường hợp:
a. Máy bay và tàu chiến chuyển động cùng chiều.
b. Máy bay và tàu chiến chuyển động ngược chiều.
5/ Từ một điểm A trên sườn một quả đồi, một vật được ném theo phương nằm ngang với vận tốc 10m/s. Theo tiết diện thẳng đứng chứa phương ném thì sườn đồi là một đường thẳng nghiêng góc = 300 so với phương nằm ngang điểm rơi B của vật trên sườn đồi cách A bao nhiêu? Lấy g = 10m/s2.
BÀI TẬP ÔN TẬP VỀ CÁC LỰC CƠ HỌC
Bài 160
Xe đang chuyển động với vận tốc 25m/s thì bắt đầu trượt lên dốc dài 50m, cao 14m. Hệ số ma sát giữa xe và mặt dốc là 0,25.
1. Tìm gia tốc của xe khi lên dốc.
2. Xe có lên dốc không ? Nếu xe lên được, tìm vận tốc xe ở đỉnh dốc và thời gian lên dốc
Bài 161
Một vật có khối lượng m = 1kg trượt trên mặt phẳng nghiêng một góc = 450 so với mặt phẳng nằm ngang.
Cần phải ép lên một vật lực theo phương vuông góc với mặt phẳng nghiêng có độ lớn là bao nhiêu để vật trượt xuống nhanh dần đều với gia tốc 4m/s2. Biết hệ ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng là k = 0,2.
Lấy g = 10m/s2.
Bài 164
Tại một điểm A trên mặt phẳng nghiêng một góc 300 so với phương ngang, người ta truyền cho một vật vận tốc 6m/s để vật đi lên trên mặt phẳng nghiêng theo một đường dốc chính. Bỏ qua ma sát. Lấy g = 10 m/s2.
1. Tính gia tốc của vật.
2. Tính quãng đường dài nhất vật chuyển động trên mặt phẳng nghiêng.
3. Sau bao lâu vật sẽ trở lại A? Lúc đó vật có vận tốc bao nhiêu?
Bài 180
Một vật khối lượng 2kg được kéo bởi một lực hướng lên hợp với phương ngang một góc = 300. Lực có độ lớn 8N. Biết sau khi bắt đầu chuyển động 2s từ trạng thái đứng yên vật đi được quãng đường 4m.
Lấy g = 10m/s2.
1. Tính hệ số ma sát giữa vật và mặt ngang.
2. Để cho vật có thể chuyển động thẳng đều thì có độ lớn là bao nhiêu?
Bài 195
Một quả cầu khối lượng m, treo trên một sợ dây dài 1. Quả cầu quay đều trong một vòng tròn nằm ngàng như hình vẽ. Dây tạo một góc với phương thẳng đứng. Hãy tính thời gian để quả cầu quay được một vòng. Biết gia tốc trọng lực tại nơi quả cầu chuyển động là g.
Bài 197
Người ta buộc một viên đá khối lượng m = 100g vào một sợi dây có chiều dài 1,5m rồi quay đều sợi dây sao cho viên đá chuyển động theo một quỹ đạo tròn. Biết rằng cả sợi dây và viên đá đều nằm trong mặt phẳng nằm ngang cách mặt đất 2m. Khi dây đứt viên đá bị văng rơi ra xa 10m.
Hỏi khi chuyển động tròn viên đá có gia tốc hướng tâm và lực hướng tâm là bao nhiêu? Lấy g = 10m/s2 và bỏ qua sức cản của không khí.
Bài 128
Cho gia tốc rơi tự do trên mặt đất là g0 = 9,8m/s2. Tìm gia tốc rơi ở độ cao h = so với mặt đất. Xem Trái Đất là quả cầu đồng chất.
Bài 129
Xác định độ cao h mà ở đó người ta thấy trọng lực tác dụng lên vật chỉ bằng nửa so với trên mặt đất. Biết bán kính trái đất là 6400km.
Bài 124
Tìm lực hấp dẫn lớn nhất giữa hai quả cầu bằng chì có khối lượng bằng nhau, bán kính R = 10cm. Biết khối lượng riêng của chì là D = 11,3g/cm3.
Bài 125
Cho gia tốc rơi tự do trên mặt đất là g = 9,8m/s2. Tìm độ cao của vật có gia tốc rơi là 8,9m/s2. Biết bán kính Trái Đất R = 6400km.
Câu 20: Một ôtô khối lượng m = 1200kg ( coi là chất điểm), chuyển động với vận tốc 36km/h trên chiếc cầu võng xuống coi như cung tròn bán kính R = 50m. Áp lực của ôtô và mặt cầu tại điểm thấp nhất là
Câu 21: Một vật đặt trên bàn quay với vận tốc góc 5rad/s, hệ số ma sát nghỉ giữa vật và mặt bàn là 0,25. Muốn vật không bị trượt trên mặt bàn thì khoảng cách R từ vật tới tâm quay phải thoả mãn
Câu 22: Một con lắc gồm một quả cầu nhỏ khối lượng m = 200g treo vào sợi dây dài l = 15cm, buộc vào đầu một cái cọc gắn ở mép bàn quay. Bán có bán kính r = 20cm và quay với vận tốc góc không đổi w. Khi đó dây nghiêng so với phương thẳng đứng một góc a = 600. Vận tốc góc w của bàn và lực căng T của dây là
Câu 23: Một lò xo có độ cứng 10N/m và chiều dài 50 cm được treo thẳng đứng trong trần của một thang máy, đầu dưới của lò xo được gắn vật có khối lượng 100g. Tìm lực đàn hồi và chiều dài của lò xo khi:
Thang máy chuyển động thẳng đều đi lên
Thang máy chuyển động nhanh dần đều đi lên
Thang máy chuyển động chậm dần đều đi lê
Thang máy rơi tự do
Câu 24: Một ô tô có khối lượng 2 tấn đang chuyển động thẳng đều với vận tốc 36km/h thì đi lên một cây cầu cong có bán kính 100m. Tìm áp lực của ô tô lên cầu khi ôtô đi đến giữa cầu trong các trường hợp:
Cầu cong lên
Cầu võng xuống.
Câu 25: Một vật có khối lượng 2 kg được treo vào trần của một ô tô. Xác định lực căng của dây treo và góc lệch của dây treo so với phương thẳng đứng (nếu có) Trong các trường hợp:
ô to chuyển động thẳng đều
ô tô chuyển động thẳng nhanh dần đều từ trạng thái nghỉ đến vận tốc 72km/s sau khi đi được 100m
Ô tô đang chuyển động thẳng đều với tốc độ 72 km/h thì tắt máy chuyển động thẳng chậm dần đều, sau 5s thì dừng lại.
File đính kèm:
- baitapchuyendongnemngang.doc