Giáo án Vật lý 11 - Bài 26: Khúc xạ ánh sáng - Trường THPT Hòa Bình

CHƯƠNG VI: KHÚC XẠ ÁNH SÁNG

BÀI 26: KHÚC XẠ ÁNH SÁNG

I-MỤC TIÊU:

1.Trả lời được câu hỏi:

Hiện tượng khúc xạ là gì? Nhận ra trường hợp giới hạn i=00.

2.Phát biểu được định luật khúc xạ ánh sáng.

3.Trình bày được các khái niệm chiết suất tuyệt đối và chiết suất tỉ đối. Viết được hệ thức giữa chiết suất tỉ đối và chiết suất tuyệt đối.

4.Viết và vận dụng được công thức của định luật khúc xạ ánh sáng.

II-CHUẨN BỊ:

*GIÁO VIÊN:

 -Chuẩn bị những thí nghiệm đơn giản về sự khúc xạ ánh sáng: thìa trong cốc nước; Chiếu chùm tia Laze qua bình nhựa trong đựng nước trà.

 -Chuẩn bị dụng cụ cho thí nghiệm theo hình 26.3.

 -Chuẩn bị các hình:26.2, 26.4, 26.5, 26.6.

 

doc5 trang | Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 624 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 11 - Bài 26: Khúc xạ ánh sáng - Trường THPT Hòa Bình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đơn vị: Trường THPT Hòa Bình GV soạn: -Đặng Thị Vớn -Vũ Thị Phương Oanh GIÁO ÁN VẬT LÍ 11 (BAN CƠ BẢN) CHƯƠNG VI: KHÚC XẠ ÁNH SÁNG BÀI 26: KHÚC XẠ ÁNH SÁNG I-MỤC TIÊU: 1.Trả lời được câu hỏi: Hiện tượng khúc xạ là gì? Nhận ra trường hợp giới hạn i=00. 2.Phát biểu được định luật khúc xạ ánh sáng. 3.Trình bày được các khái niệm chiết suất tuyệt đối và chiết suất tỉ đối. Viết được hệ thức giữa chiết suất tỉ đối và chiết suất tuyệt đối. 4.Viết và vận dụng được công thức của định luật khúc xạ ánh sáng. II-CHUẨN BỊ: *GIÁO VIÊN: -Chuẩn bị những thí nghiệm đơn giản về sự khúc xạ ánh sáng: thìa trong cốc nước; Chiếu chùm tia Laze qua bình nhựa trong đựng nước trà. -Chuẩn bị dụng cụ cho thí nghiệm theo hình 26.3. -Chuẩn bị các hình:26.2, 26.4, 26.5, 26.6. NỘI DUNG GHI BẢNG CHƯƠNG VI: KHÚC XẠ ÁNH SÁNG BÀI 26: KHÚC XẠ ÁNH SÁNG I-SỰ KHÚC XẠ ÁNH SÁNG 1.Hiện tượng khúc xạ ánh sáng: SGK 2.Định luật khúc xạ ánh sáng -Định luật: SGK hằng số II-CHIẾT SUẤT CỦA MÔI TRƯỜNG 1.Chiết suất tỉ đối n21>1: n21 n21<1: S2I: Tia tới I: điểm tới IR: tia khúc xạ I: góc tới R: góc khúc xạ 2.Chiết suất tuyệt đối: -Định nghĩa: SGK n21= Với n2: chiết suất (tuyệt đối) của môi trường (2) n1: // (1) III-TÍNH THUẬN NGHỊCH CỦA SỰ TRUYỀN ÁNH SÁNG R r I S i i’i’ i’ R r I -Một số câu hỏi trắc nghiệm CÂU 1: Sự khúc xạ ánh sáng là sự thay đổi đột ngột phương truyền của một tia sáng: A.Khi truyền từ không khí vào nước. B.Khi truyền từ chân không vào một môi trường trong suốt bất kì. C.Khi truyền từ một môi trường trong suốt này sang một môi trường trong suốt khác. D.Khi qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt khác nhau. CÂU 2:Khi một tia sáng truyền từ môi trường 1 sang môi trường 2 thì tia khúc xạ: A.Lại gần pháp tuyến nếu môi trường 2 chiết quang hơn. B.Lại gần pháp tuyến nếu môi trường 2 chiết quang kém. C.Đi xa pháp tuyến nếu môi trường 2 chiết quang hơn. D.Luôn luôn lại gần pháp tuyến. CÂU 3: Chiết suất tuyệt đối của một môi trường là một hằng số: A.Chỉ phụ thuộc vào bản chất của môi trường . B.Chỉ phụ thuộc vào tần số (hay bước sóng) của ánh sáng . C.Phụ thuộc bản chất của môi trường và tần số ánh sáng . D.Phụ thuộc bản chất của môi trường nhưng không phụ thuộc ánh sáng qua môi trường CÂU 4: Chiết suất tỉ đối của 2 môi trường thì: A.Tỉ lệ với vận tốc ánh sáng trong 2 môi trường . B.Tỉ lệ nghịch với vận tốc ánh sáng trong 2 môi trường . C.Bằng tỉ số vận tốc ánh sáng trong 2 môi trường . D.Bằng nghịch đảo của tỉ số vận tốc ánh sáng trong 2 môi trường . CÂU 5: Theo định nghĩa, chiết suất tỉ đối của môi trường chứa tia khúc xạ đối với môi trường chứa tia tới là: A.Tỉ số giữa chiết suất tuyệt đối của môi trường chứa tia khúc xạ với chiết suất tuyệt đối của môi trường chứa tia tới. B.Tỉ số giữa sin của góc tới và sin của góc khúc xạ. C.Tỉ số giữa vận tốc ánh sáng trong môi trường chứa tia tới và vận tốc ánh sáng trong môi trường chứa tia khúc xạ. D.Tỉ số giữa sin của góc khúc xạ và sin của góc tới. *HỌC SINH: -Ôn lại nội dung liên quan đến sự khúc xạ anh sáng đã học ở lớp 9. -Gợi ý cho HS sưu tầm thêm các tư liệu lịch sử quanh sự khám phá của Xnen và Đề-Các qua Internet.(Nếu có điều kiện). -Xem bài đọc thêm “Sự tạo ảnh qua lưỡng chất phẳng”. III-TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG 1:(5 phút) ổn định tổ chức, đặt vấn đề vào bài Hoạt động học của học sinh Hoạt động dạy của giáo viên -Báo cáo sĩ số. -Chuẩn bị bài cũ. -Học sinh theo dõi. -Nghe báo cáo sĩ số, ổn định tổ chức. -Đặt vấn đề vào bài: Hiện tượng khúc xạ ánh sáng đã được tìm hiểu một cách định tính ở lớp 9, ở đây ta khảo sát về mặt định lượng. HOẠT ĐỘNG 2:(12 phút) Tìm hiểu hiện tượng khúc xạ ánh sáng và định luật khúc xạ ánh sáng. Hoạt động học của học sinh Hoạt động dạy của giáo viên -Học sinh trả lời theo cách hiểu -Học sinh quan sát. -Học sinh phát biểu định nghĩa như SGK trang 162. -Học sinh quan sát và vẽ hình. -Học sinh cùng làm thí nghiệm với giáo viên. -1 học sinh quan sát và đọc kết quả. -1 học sinh lên ghi. -Học sinh lên bảng vẽ đồ thị. -Ứng với một giá trị i có một giá trị r, tỉ số là một số không đổi. -Tia khúc xạ nằm ở bên kia pháp tuyến so với tia tới. -Học sinh phát biểu định luật như SGK và ghi vào tập. -Học sinh ghi bài. -Học sinh xem thêm SGK. -Thế nào là hiện tượng khúc xạ ánh sáng? -GV làm thí nghiệm biểu diễn sự khúc xạ. -Yêu cầu HS phát biểu hiện tượng khúc xạ ánh sáng trong SGK. -GV vẽ hình 26.2 lên bảng (chú ý dùng phấn màu để vẽ các tia sáng) nhấn mạnh tên gọi của các tia, góc. -Để tìm hiểu góc khúc xạ r phụ thuộc vào góc tới i như thế nào ta tiến hành thí nghiệm. -GV bố trí và hướng dẫn làm TN 26.3. -Yêu cầu 1HS lên đọc kết quả TN. -Yêu cầu 1HS lên ghi kết quả vào bảng chuẩn bị sẳn (26.1). -Chọn 2 hS giỏi lên vẽ hai đồ thị 26.4 và 26.5. -Từ hai đồ thị vẽ được hãy cho nhận xét? -Từ các nhận xét trên đúc kết lại thành định luật “khúc xạ ánh sáng”. GV yêu cầu HS phát biểu như SGK. -GV hướng dẫn ghi công thức định luật. -GV mở rộng vấn đề nhìn một vật qua mựt nước. HOẠT ĐỘNG 3:(10 phút) Tìm hiểu về chiết suất của môi trường Hoạt động học của học sinh Hoạt động dạy của giáo viên -Phát biểu và ghi nhớ công thức: -Ghi nhớ các trường hợp cụ thể về giá trị của n21 để vận dụng khi vẽ đường đi của tia sáng qua hai môi trường. -HS phát biểu và ghi nhớ. -HS quan sát. ; -Hiểu được rằng chiết suất của một môi trường tỉ lệ nghịch với tốc độ ánh sáng truyền trong môi trường đó. -Cùng làm bài tập ví dụ. -GV thông báo định nghĩa và biểu thức của chiết suất tỉ đối. -Yêu cầu HS phát biểu và ghi vào tập. -Phân tích các trờng hợp n21 và đưa ra các định nghĩa môi trường chiết quang hơn, kém. -Gợi ý để đưa ra định nghĩa chiết suất tuyệt đối. -Yêu cầu HS phát biểu định nghĩa và nhấn mạnh mọi môi trường trong suốt đều có chiết suất tuyệt đối lớn hơn 1. -Giới thiệu chiết suất một số môi trường (bảng 26.2). -Hướng dẫn HS thiết lập hệ thức 26.3. -Công thức của định luật khúc xạ ánh sáng có thể viết dưới dạng đối xứng như thế nào? -Giải thích cho HS hiểu ý nghĩa về mối quan hệ giữa chiết suất môi trường và vận tốc ánh sáng: -Hướng dẫn HS làm bài tập ví dụ. HOẠT ĐỘNG 4:(8 phút) Tìm hiểu tính thuận nghịch của chiều truyền ánh sáng Hoạt động học của học sinh Hoạt động dạy của giáo viên -HS quan sát và nhận xét. -Ánh sáng truyền theo đường nào thì cũng truyền ngược lại theo đường đó. -GV Thực hiện thí nghiệm minh họa về tính thuận nghịch của chiều truyền ánh sáng. -Dựa vào TN cho HS nhận xét và phát biểu nguyên lí thuận nghịch của chiều truyền ánh sáng. -Hướng dẫn HS suy ra biểu thức. -GV cần nhấn mạnh tính tổng quát của tính thuận nghịch ở cả 3 hiện tượng: truyền thẳng, phản xạ, khúc xạ. HOẠT ĐỘNG 5:(6 phút) Vận dụng và củng cố Hoạt động học của học sinh Hoạt động dạy của giáo viên -Phân tích, đưa ra đáp án. -Nhận xét câu trả lời của bạn -Nêu các câu hỏi trắc nghiệm. -Hướng dẫn trả lời. HOẠT ĐỘNG 6:(4 phút) Giao nhiệm vụ về nhà Hoạt động học của học sinh Hoạt động dạy của giáo viên -HS ghi nhận. -Chuẩn bị bài sau. -Yêu cầu HS trả lời phần “Câu hỏi và bài tập” ở cuối bài. -Chuẩn bị phần bài tập về ĐL khúc xạ ánh sáng.

File đính kèm:

  • docdinh luat khuc xa anh sang 26.doc
Giáo án liên quan