Giáo án Vật lý 11 - Bài 34 - Kính thiên văn

BÀI 34: KÍNH THIÊN VĂN

I. MỤC TIÊU:

1/ Về kiến thức:

 -Mô tả được cấu tạo và công dụng của kính thiên văn. Nêu được đặc điểm của vật kính và thị kính.

 -Trình bày được sự tạo ảnh của kính thiên văn và sự ngắm chừng. Nêu được đặc điểm của việc điều chỉnh kính thiên văn.

2/ Về kỹ năng:

 -Vẽ được đường truyền của chùm tia sáng từ một điểm của vật qua kính thiên văn khi ngắm chừng ở vô cực.

 -Viết và vận dụng được công thức số bội giác của kính thiên văn trong các trường hợp.

3/ Về thái độ:

 Có ý thức tìm hiểu về cấu tạo và công dụng của kính thiên văn, tìm hiểu thêm về các kính thiên văn trong thực tế.

II. CHUẨN BỊ:

1/ Giáo viên:

 - Tranh vẽ sơ đồ tia sáng qua kính thiên văn để giới thiệu và giải thích.

 - Chuẩn bị các câu hỏi trắc nghiệm trong phiếu học tập.

 - Nội dung ghi bảng (HS tự ghi chép theo sự ghi bảng của GV)

 

doc3 trang | Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 717 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 11 - Bài 34 - Kính thiên văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI THU HOẠCH ĐƠN VỊ: THPT Nguyễn Hữu Cảnh Người soạn : 1/-Nguyễn Ngọc Giao 2/-Nguyễn Thành Sơn 3/-Võ Thị Ngọc Huyên BÀI 34: KÍNH THIÊN VĂN I. MỤC TIÊU: 1/ Về kiến thức: -Mô tả được cấu tạo và công dụng của kính thiên văn. Nêu được đặc điểm của vật kính và thị kính. -Trình bày được sự tạo ảnh của kính thiên văn và sự ngắm chừng. Nêu được đặc điểm của việc điều chỉnh kính thiên văn. 2/ Về kỹ năng: -Vẽ được đường truyền của chùm tia sáng từ một điểm của vật qua kính thiên văn khi ngắm chừng ở vô cực. -Viết và vận dụng được công thức số bội giác của kính thiên văn trong các trường hợp. 3/ Về thái độ: Có ý thức tìm hiểu về cấu tạo và công dụng của kính thiên văn, tìm hiểu thêm về các kính thiên văn trong thực tế. II. CHUẨN BỊ: 1/ Giáo viên: - Tranh vẽ sơ đồ tia sáng qua kính thiên văn để giới thiệu và giải thích. - Chuẩn bị các câu hỏi trắc nghiệm trong phiếu học tập. - Nội dung ghi bảng (HS tự ghi chép theo sự ghi bảng của GV) Bài 34. KÍNH THIÊN VĂN I/-Công dụng và cấu tạo của kính thiên văn : -Công dụng : (SGK) -Cấu tạo : Có 2 bộ phận + Vật kính : ..... + Thị kính : ..... II/- Sự tạo ảnh bởi kính thiên văn : L1 L2 B A1’ F1 O1 F1’ F2 O2 F2’ A B1’ B’2 l = O1O2 = f1 + f2 III/-Số bội giác của kính thiên văn : G = 2/ Học sinh: -Xem lại cấu tạo và cộng dụng của kính lúp và kính hiển vi. - Cách vẽ các tia sáng qua thấu kính. III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: Hoạt động 1: ( 5 phút): Nhận thức vấn đề bài học Trợ giúp của giáo viên Hoạt động của học sinh -Cho học sinh nhắc lại công dụng của kính lúp và kính hiển vi? -Có thể dùng kính lúp và kính hiển vi quan sát những vật ở xa được không? -Vậy để quan sát vật ở xa ta phải sử dụng dụng cụ gì? -Ta có thể sử dụng ống nhòm (kính viển vọng) để quan sát những vật ở xa trên mặt đất. Nhưng để quan sát được những vật ở rất xa trên bầu trời ( như các vì sao...) thì chúng ta cần sử dụng một loại kính khác à KÍNH THIÊN VĂN - Là những dụng cụ bổ trợ cho mắt dùng để quan sát những vật nhỏ ở gần. -Không thể nhìn thấy rõ. - Học sinh tự suy nghĩ đưa ra dụng cụ ( có thể ống nhòm) - Học sinh nhận thức được vấn đề bài học. Hoạt động 2: ( 10 phút): Công dụng và cấu tạo của kính thiên văn. Trợ giúp của giáo viên Hoạt động của học sinh - Cho học sinh nêu công dụng của kính thiên văn thông qua giới thiệu mở đầu của giáo viên. - Sử dụng bảng phụ hình vẽ vật qua kính thiên văn ( gv chuẩn bị sẵn). Yêu cầu học sinh quan sát và trình bày cấu tạo của kính thiên văn: Gợi ý: + Có mấy thấu kính? + Gồm những thấu kính loại gì? + Tiêu cự mỗi thấu kính? Cách sắp xếp? - Cho học sinh so sánh cấu tạo kính thiên văn và kính hiển vi? - Nhận xét, bổ sung câu trả lời của học sinh ( nếu chưa hoàn chỉnh). - HS nêu công dụng như SGK. -Quan sát hình vẽ nêu cấu tạo của kính thiên văn theo gợi ý của giáo viên. - Cá nhân trả lời câu hỏi giáo viên. - Học sinh khác nhận xét câu trả lời của bạn. Hoạt động 3: ( 15phút): Sự tạo ảnh bởi kính thiên văn. Trợ giúp của giáo viên Hoạt động của học sinh - Hướng dẫn học sinh kỹ năng vẽ đường đi của tia sáng qua kính thiên văn.( 2 tia song song: 1 tia qua tiêu điểm F1, 1 tia qua quan tâm O1). - Sử dụng bảng phụ sau khi cho học sinh làm việc nhóm báo cáo kết quả) . Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi sau: + Ảnh tạo bởi vật kính là ảnh gì? Vị trí của ảnh? + Ta quan sát ảnh qua thị kính là ảnh gì? Vị trí đặt mắt ở đâu? + Làm sao chúng ta có thể quan sát rõ ảnh này? + Muốn quan sát lâu mà không mỏi mắt ta phải làm sao? - Dựa vào hình vẽ hãy cho biết khoảng cách giữa hai kính khi ngắm chừng ở vô cực? - Cho học sinh trả lời câu hỏi C1 SGK? - Vận dụng kiến thức ở các tiết trước vẽ đường truyền của tia sáng qua kính thiên văn. ( Làm việc nhóm, đại diện nhóm trình bày kết quả). -Ảnh qua vật kính là ảnh thật tại tiêu diện ảnh F1’ - Mắt đặt sát thị kính, quan sát được ảnh ảo, ngược chiều, lớn hơn vật. - Phải điều chỉnh bằng cách dời thị kính sao cho ảnh sau cùng nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt. - Điều chỉnh ảnh ra xa vô cực ( ngắm chừng ở vô cực). - Khoảng cách l = f1 + f2 - Hoàn thành C1. Hoạt động 4: (10phút):Số bội giác của kính thiên văn. Trợ giúp của giáo viên Hoạt động của học sinh - Cho học sinh nhắc lại công thức tổng quát tính số bội giác? - Yêu cầu học sinh dựa vào hình vẽ ở bảng phụ của giáo viên thiết lập công thức tính số bội giác khi ngắm chừng ở vô cực? Gợi ý: O1A1’B1’ à tan O2A1’B1’ à tan - Vậy số bội giác của kính thiên văn phụ thuộc vào những yếu tố nào? Có phụ thuộc vào vị trí đặt mắt không? - Hướng dẫn học sinh làm bài tập VD ở SGK. Chú ý đến việc lập sơ đồ tạo ảnh, kỹ năng tính toán. - G = - Học sinh làm việc báo cáo kết quả: G = - Số bội giác phụ thuộc vào độ lớn f1, f2 của vật kính và thị kính. Không phụ thuộc vào vị trí đặt mắt. - Một Học sinh lên bảng làm theo hướng dẫn của giáo viên, cả lớp làm vào giấy nháp so sánh kết quả SGK. IV. CỦNG CỐ BÀI HỌC: - Nắm được nội dung tóm tắt ở SGK. - Nhấn mạnh về đặc điểm và cách bố trí của vật kính và thị kính. - So sánh điểm giống nhau và khác nhau về cách ngắm chừng ở vô cực giữa KTV và KHV. - Cho học sinh hoàn thành phiếu học tập. ( Chuẩn bị sẳn). V. NHIỆM VỤ VỀ NHÀ: - Làm các bài tập 4, 5, 6,7 trang 216 SGK. - Xem lại các kiến thức và công thức đã học ở trong chương chuẩn bị tiết bài tập. PHIẾU HỌC TẬP Câu 1/-Kính Thiên Văn có : Vật kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự dài, thị kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn Vật kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn, thị kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự dài Vật kính và thị kính đều là thấu kính hội tụ có tiêu cự dài Vật kính và thị kính đều là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn Câu 2/-Số bội giác của Kính Thiên Văn : Tỉ lệ thuận với tiêu cự của vật kính và tỉ lệ nghịch với tiêu cự của thị kính Tỉ lệ nghịch với tích các tiêu cự của vật kính và thị kính Tỉ lệ nghịch với tiêu cự của vật kính và tỉ lệ thuận với tiêu cự của thị kính Tỉ lệ thuận với cả tiêu cự của vật kính và thị kính Câu 3/-Khi ngắm chừng qua Kính Thiên Văn ở vô cực thì ảnh của thiên thể cũng hiện ra ở vô cực như thiên thể. Vậy quan sát bằng kính có lợi gì ? Chỉ ra câu sai Ảnh có góc trông lớn hơn vật. Ảnh nhìn thấy như thể ở gần hơn vật Quan sát được rõ hơn các chi tiết của vật Rút ngắn được khoảng cách từ ảnh đến mắt Câu 4/-Bộ phận có cấu tạo giống nhau ở Kính Thiên Văn và Kính Hiển Vi là : Vật kính Thị kính Vật kính của Kính Hiển Vi và thị kính của Kính Thiên Văn Không có

File đính kèm:

  • docBAI 34 (NGUYEN HUU CANH).doc
Giáo án liên quan