BÀI TẬP
A. Mục tiêu
1. Kiến thức
• Vận dụng các kiến thức bài Dòng điện không đổi và nguồn điện và Điện năng và công suất điện làm một số bài tập đơn giản.
2. Kĩ năng
• Rèn luyện kĩ năng vận dụng, tổng hợp kiến thức để giải toán.
3. Thái độ
• Độc lập, chủ động trong học tập, nghiên cứu.
B. Phương pháp giảng dạy: Phát vấn đàm thoại, hoạt động nhóm, thực hành kiến thức.
C. Chuẩn bị giáo cụ
1. Giáo viên: Giáo án.
2. Học sinh: Xem lại những kiến thức đã học.
D. Tiến trình bài dạy
1. Ổn định lớp - Kiểm tra sĩ số <1’>
2. Kiểm tra bài cũ <0’> Kết hợp trong quá trình giảng dạy.
3. Nội dung bài mới
a. Đặt vấn đề <1’>
Chúng ta đã học xong hai bài Dòng điện không đổi và nguồn điện và Điện năng và công suất điện. Hôm nay chúng ta sẽ vận dụng các kiến thức đã được học làm một số bài tập.
3 trang |
Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 592 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 11 CB - GV: Hoàng Hải Hà - Tiết 15 - Bài tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 15
Ngày soạn: 11/10/2008
BÀI TẬP
A. Mục tiêu
1. Kiến thức
Vận dụng các kiến thức bài Dòng điện không đổi và nguồn điện và Điện năng và công suất điện làm một số bài tập đơn giản.
2. Kĩ năng
Rèn luyện kĩ năng vận dụng, tổng hợp kiến thức để giải toán.
3. Thái độ
Độc lập, chủ động trong học tập, nghiên cứu.
B. Phương pháp giảng dạy: Phát vấn đàm thoại, hoạt động nhóm, thực hành kiến thức.
C. Chuẩn bị giáo cụ
1. Giáo viên: Giáo án.
2. Học sinh: Xem lại những kiến thức đã học.
D. Tiến trình bài dạy
1. Ổn định lớp - Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ Kết hợp trong quá trình giảng dạy.
3. Nội dung bài mới
a. Đặt vấn đề
Chúng ta đã học xong hai bài Dòng điện không đổi và nguồn điện và Điện năng và công suất điện. Hôm nay chúng ta sẽ vận dụng các kiến thức đã được học làm một số bài tập.
b. Triển khai bài dạy
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Nhắc lại một số kiến thức cơ bản
GV: Yêu cầu một hs lên bảng viết các công thức:
- Cường độ dòng điện.
- Suất điện động của nguồn điện.
- Điện năng tiêu thụ.
- Công suất điện.
- Định luật Jun – Len-xơ.
- Công suất toả nhiệt.
- Công của nguồn điện.
- Công suất của nguồn điện.
HS: Làm theo yêu cầu của GV.
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Cường độ dòng điện: .
Dòng điện không đổi: .
2. Suất điện động của nguồn điện: .
3. Điện năng tiêu thụ: A = Uq = UIt.
Công suất điện: .
4. Định luật Jun – Len-xơ: Q = RI2t.
Công suất toả nhiệt: .
5. Công của nguồn điện: Ang = qE = EIt.
Công suất của nguồn điện: .
Hoạt động 2: Làm một số bài tập TNKQ
GV: Yêu cầu hs thảo luận nhóm làm một số bài tập TNKQ.
HS: Làm theo yêu cầu của GV.
II. BÀI TẬP TNKQ
(đề ở cuối bài)
Hoạt động 3: Vận dụng làm một số bài tập
GV: Yêu cầu HS làm bài tập 7.16 sbt.
HS: Làm theo yêu cầu của GV.
GV: Yêu cầu hs nhận xét bài toán và nêu cách giải.
HS: Trả lời.
GV: Gọi 1 hs lên bảng làm, các hs còn lại theo dõi.
HS: Làm theo yêu cầu của GV.
GV: Nhận xét, cho điểm.
GV: Yêu cầu hs làm bài tập 8.7 sbt.
HS: Làm theo yêu cầu của GV.
GV: Gọi 1 s nhận xét bài toán, đưa ra cách giải.
HS: Trả lời.
GV: Gọi 1 hs lên bảng giải, các hs còn lại quan sát nhận xét.
HS: Làm theo yêu cầu của GV.
GV: Nhận xét, cho điểm.
III. BÀI TẬP
Bài 1: Tóm tắt
I1 = 4A, t1 = 1 h = 3600 s
t2 = 20 h = 72000 s
A = 86,4 kJ = 86400 J
a. I2 = ?
b. E = ?
Giải:
a. Tính cường độ dòng điên:
- Điện lượng được dịch chuyển của acquy:
q = I1t1 = 4.3600 = 14400 C.
- Cường độ dòng điện của acquy:
A.
b. Suất điện động của acquy:
V.
Bài 2: Tóm tắt
U = 220 V
I = 5 A
t = 20 phút = 1200 s
n = 30 ngày, mỗi ngày 20 phút, giá tiền 700 VNĐ/kWh
a. Q = ?
b. M = ?
Giải:
a. Nhiệt lượng mà bàn là toả ra là:
Q = RI2t = UIt = 220.5.1200 = 1 320 000 J
b. Số tiền điện phải trả trong một tháng là:
Đổi 1 320 000 J = 0,37 kWh
M = 0,37.30.700 = 7 700 VNĐ
4. Củng cố
GV yêu cầu hs nêu cách giải tổng quát về bài tập tính điện năng tiêu thụ và công suất điện.
5. Dặn dò
Làm lại tất cả các bài tập ở sbt.
Chuẩn bị bài mới: Xem lại phần Pin Lơ-clan-sê, Định luật Ôm đã học ở lớp 9, Vẽ bảng đồ thị ở bảng số liệu 9.3, và một tờ giấy ô li.
CÂU HỎI TNKQ
Câu 1: Một pin điện hoá có:
A. hai cực là hai vật dẫn cùng chất
B. một cực là vật dẫn và cực kia là vật cách điện
B. hai cực là vật dẫn khác chất
D. hai cực đều là các vật cách điện
Câu 2: Trong các nguồn điện dưới đây, nguồn nào không cho dòng điện không đổi:
A. Nguồn điện dùng trong mạng điện gia đình. B. Acquy
C. Nguồn nuôi các linh kiện điện tử D. Pin
Câu 3: Cường độ dòng điện không đổi được tính theo công thức nào dưới đây?
A. B. C. D.
Câu 4: Điều kiện để có dòng điện là:
A. đặt một hiệu điện thế vào hai đầu vật cách điện.
B. nối các vật dẫn điện lại với nhau tạo thành mạch kín.
C. đặt một hiệu điện thế vào hai đầu vật dẫn điện.
D. chỉ cần có một nguồn điện.
Câu 5: Điện năng biến đổi hoàn toàn thành nhiệt năng trong thiết bị điện nào dưới đây?
A. Bóng đèn B. Quạt điện C. Acquy đang nạp điện D. Ấm điện
Câu 6: Trong các cách làm sau, cách nào được dùng để chế tạo một pin điện hoá?
A. nhúng hai thanh kim loại khác nhau vào nước nguyên chất.
B. nhúng hai thanh kim loại giống nhau vào dd axít.
C. nhúng hai thanh kim loại khác nhau vào dd bazơ.
D. nhúng hai thanh kim loại giống nhau vào dd muối.
Câu 7: Cấu tạo của pin Vôn-ta là:
A. Cực (+) bằng Zn, cực (-) bằng Cu, dd điện phân H2SO4 loãng, suất điện động 1,1 V
B. Cực (-) bằng Zn, cực (+) bằng Cu, dd điện phân H2SO4 loãng, suất điện động 1,1 V
C. Cực (+) bằng Zn, cực (-) bằng Cu, dd điện phân H2SO4 loãng, suất điện động 1,5 V
D. Cực (-) bằng Zn, cực (+) bằng Cu, dd điện phân H2SO4 loãng, suất điện động 1,5 V
Câu 8: Phát biểu nào sau đây về nguồn điện là không đúng?
A. Nguồn điện có tác dụng tạo ra điện tích mới.
B. Nguồn điện có tác dụng làm điện tích dương di chuyển ngược chiều điện trường.
C. Nguồn điện có tác dụng tạo ra sự tích điện khác nhau ở hai cực của nó.
D. Nguồn điện có tác dụng làm cho các điện tích âm di chuyển cùng chiều điện trường.
Câu 9: Suất điện động của một nguồn điện được đo bằng:
A. lượng điện tích dịch chuyển qua nguồn điện trong một đơn vị thời gian.
B. công mà các lực lạ thực hiện được trong một đơn vị thời gian.
C. công mà các lực lạ thực hiên được khi dịch chuyển một đơn vị điện tích dương ngược chiều điện trường.
D. điện lượng lớn nhất mà nguồn điện có thể cung cấp khi phát điện.
Câu 10: Công thức nào dưới đây không phải là công thức tính điện năng tiêu thụ của một đoạn mạch?
A. A = UIt B. A = qU C. D. A = Pt
Câu 11: Biểu thức nào sau đây là biểu thức của định luật Jun – Len-xơ?
A. Q = RI2t B. Q = IR2t C. Q = U2Rt D. Q =
Câu 12: Suất điện động của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng:
A. tác dụng lực của nguồn điện B. thực hiện công của nguồn điện
C. dự trữ điện tích của nguồn điện D. tích điện cho hai cực của nguồn điện.
Câu 13: Khi các thiết bị tiêu thụ điện sử dụng đúng với hiệu điện thế định mức thì:
A. dòng điện qua nó là nhỏ nhất B. công suất tiêu thụ đúng bằng công suất định mức
C. điện năng tiêu thụ là nhỏ nhất D. công suất tiêu thụ là nhỏ nhất
Câu 14: Trong các pin điện hoá có sự biến đổi từ dạng năng lượng nào sang điện năng?
A. Cơ năng B. Hoá năng C. Quang năng D. Nhiệt năng
File đính kèm:
- tiet 15-42.doc