THỰC HÀNH: XÁC ĐỊNH SUẤT ĐIỆN ĐỘNG VÀ
ĐIỆN TRỞ TRONG CỦA MỘT PIN ĐIỆN HOÁ (T1)
A. Mục tiêu
1. Kiến thức
• Biết được cách khảo sát sự phụ thuộc của hiệu điện thế U giữa hai đầu đoạn mạch chứa nguồn điện và cường độ dòng điện I chạy trong đoạn mạch đó bằng cách đo các giá trị tương ứng của U, I và vẽ được đồ thị U = f(I) dưới dạng một đường thẳng để nghiệm lại định luật Ôm đối với đoạn mạch chứa nguồn điện: U = E – Ir.
• Biết được cách khảo sát sự phụ thuộc của cường độ dòng điện I chạy trong mạch điện kín vào điện trở R của mạch ngoài bằng cách đo các giá trị tương ứng của I, R và vẽ được đồ thị dưới dạng một đường thẳng để nghiệm lại định luật Ôm đối với toàn mạch: .
• Biết cách lựa chọn phương án thí nghiệm để tiến hành khảo sát các quan hệ phụ thuộc giữa các đại lượng U, I hoặc I, R trong định luật Ôm nêu trên. Từ đó có thể xác định chính xác giá trị suất điện động E và điện trở trong r của một pin điện hoá theo phương pháp vôn – ampe (tức là phương pháp dùng vôn kế đo hiệu điện thế và dùng ampe kế đo cường độ dòng điện để khảo sát các tính chất và hiện tượng vật lí)
2. Kĩ năng
• Rèn luyện kĩ năng thực hành cho học sinh: biết cách lựa chọn và sử dụng các dụng cụ thực hành.
• Xử lí các số liệu, viết được mẫu báo cáo thí nghiệm.
2 trang |
Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 555 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 11 CB - GV: Hoàng Hải Hà - Tiết 22 - Thực hành: xác định suất điện động và điện trở trong của một pin điện hoá (t1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 22
Ngày soạn: 03/11/2008
THỰC HÀNH: XÁC ĐỊNH SUẤT ĐIỆN ĐỘNG VÀ
ĐIỆN TRỞ TRONG CỦA MỘT PIN ĐIỆN HOÁ (T1)
A. Mục tiêu
1. Kiến thức
Biết được cách khảo sát sự phụ thuộc của hiệu điện thế U giữa hai đầu đoạn mạch chứa nguồn điện và cường độ dòng điện I chạy trong đoạn mạch đó bằng cách đo các giá trị tương ứng của U, I và vẽ được đồ thị U = f(I) dưới dạng một đường thẳng để nghiệm lại định luật Ôm đối với đoạn mạch chứa nguồn điện: U = E – Ir.
Biết được cách khảo sát sự phụ thuộc của cường độ dòng điện I chạy trong mạch điện kín vào điện trở R của mạch ngoài bằng cách đo các giá trị tương ứng của I, R và vẽ được đồ thị dưới dạng một đường thẳng để nghiệm lại định luật Ôm đối với toàn mạch: .
Biết cách lựa chọn phương án thí nghiệm để tiến hành khảo sát các quan hệ phụ thuộc giữa các đại lượng U, I hoặc I, R trong định luật Ôm nêu trên. Từ đó có thể xác định chính xác giá trị suất điện động E và điện trở trong r của một pin điện hoá theo phương pháp vôn – ampe (tức là phương pháp dùng vôn kế đo hiệu điện thế và dùng ampe kế đo cường độ dòng điện để khảo sát các tính chất và hiện tượng vật lí)
2. Kĩ năng
Rèn luyện kĩ năng thực hành cho học sinh: biết cách lựa chọn và sử dụng các dụng cụ thực hành.
Xử lí các số liệu, viết được mẫu báo cáo thí nghiệm.
3. Thái độ
Cẩn thận, khách quan, trung thực khi tiến hành thí nghiệm.
Độc lập, chủ động trong học tập, nghiên cứu.
Giáo dục kĩ thuật tổng hợp cho học sinh.
B. Phương pháp giảng dạy: Phát vấn đàm thoại, thuyết trình.
C. Chuẩn bị giáo cụ
1. Giáo viên: Chuẩn bị cho 1 nhóm học sinh: 2 đồng hồ đo điện vạn năng; 1 pin điện hoá 1,5 V (pin con thỏ); 1 biến trở núm xoay R (loại ); 1 điện trở bảo vệ R0; dây nối mạch điện có hai đầu phích cắm; 1 khoá K; 1 bảng lắp ráp mạch điện.
2. Học sinh: Xem lại bài “Định luật Ôm cho toàn mạch” và đọc kĩ bài thực hành bài 12 phần I đến IV.
D. Tiến trình bài dạy
1. Ổn định lớp - Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ
Hãy phát biểu và viết biểu thức của định luật Ôm cho toàn mạch. Hãy cho biết khi điện trở R của mạch ngoài tăng lên thì hiệu điện thế ở mạch ngoài thay đổi như thế nào?
3. Nội dung bài mới
a. Đặt vấn đề
Chúng ta đã nghiên cứu xong chương “Dòng điện không đổi”. Tiết học hôm nay ta sẽ tìm phương án tối ưu nhất để nghiên cứu cách xác định suất điện động và điện trở trong của một pin điện hoá.
b. Triển khai bài dạy
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu mục đích của thí nghiệm
GV: Hãy cho biết mục đích của bài thí nghiệm này?
HS: Trả lời.
I. MỤC ĐÍCH THÍ NGHIỆM
1. Áp dụng hệ thức hiệu điện thế của đoạn mạch chứa nguồn điện và định luật Ôm đối với toàn mạch để xác định suất điện động và điện trở trong của một pin điện hoá.
2. Sử dụng đồng hồ đo điện đa năng hiện số để đo hiệu điện thế và cường độ dòng điện trong mạch điện.
Hoạt động 2: Tìm hiểu dụng cụ thí nghiệm
GV: Giới thiệu dụng cụ thí nghiệm của bộ thí nghiệm này.
HS: Nghe và quan sát.
II. DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM
Hoạt động 3: Tìm hiểu cơ sở lí thuyết của bài thí nghiệm
GV: Yêu cầu hs đọc sgk, nêu phương án để xác định suất điện động và điện trở trong của 1 pin điện hoá.
HS: Trả lời.
GV: Yêu cầu hs trả lời các câu C1, C2.
HS: Trả lời.
III. CƠ SỞ LÍ THUYẾT
* Mạch ngoài hở: UMN = E.
* Mạch kín:
U = UMN = E – I(R0 + r).
U = I(R + RA)
* Dùng các ampe kế và vôn kế để đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong mạch.
Hoạt động 4: Tìm hiểu về dụng cụ đo
GV: Giới thiệu cách hoạt động của đồng hồ đo điện năng hiện số và những điểm lưu ý khi sử dụng.
HS: Nghe và ghi nhớ.
1. Đồng hồ đo điện năng hiện số
2. Những điểm lưu ý khi thực hiện
Hoạt động 5: Làm thí nghiệm mẫu
GV: Mắc mạch điện và làm mẫu theo sơ đồ nguyên lí cho hs quan sát.
HS: Quan sát và ghi nhớ.
4. Củng cố
- Những điểm cần lưu ý khi tiến hành thí nghiệm.
- Yêu cầu hs dọn dẹp dụng cụ, và nhận xét về thái độ của hs trong buổi thực hành.
5. Dặn dò
- Xem lại phần mục đích và cơ sở lí thuyết của bài thí nghiệm.
- Xem lại cách sử dụng các dụng cụ đo (đồng hồ đo điện năng hiện số).
- Nghiên cứu kĩ 2 phương án thí nghiệm, để tiết sau tiến hành làm thí nghiệm.
- Chuẩn bị mẫu báo cáo thực hành theo mẫu trang 68, 69.
File đính kèm:
- tiet 22-60.doc