ĐIỆN TRƯỜNG VÀ CƯỜNG ĐỘ ĐIỆN TRƯỜNG.
ĐƯỜNG SỨC ĐIỆN (T2)
A. Mục tiêu
1. Kiến thức
• Biết cách tổng hợp các vectơ cường độ điện trường thành phần tại mỗi điểm.
• Nêu được định nghĩa của đường sức điện và một vài đặc điểm quan trọng của các đường sức điện.
• Trình bày được khái niệm về điện trường đều.
2. Kĩ năng
• Vận dụng các công thức về điện trường và nguyên lí chồng chất của điện trường để giải một số bài tập đơn giản về trường tĩnh điện.
3. Thái độ
• Tích cực, chủ động trong học tập, nghiên cứu.
B. Phương pháp giảng dạy: Phát vấn đàm thoại, thuyết trình, thảo luận nhóm.
C. Chuẩn bị giáo cụ
1. Giáo viên: Thí nghiệm H.3.5, tranh từ H.3.6 đến 3.9.
2. Học sinh: Ôn kiến thức bài học trước và kiến thức về tổng hợp hai vectơ.
D. Tiến trình bài dạy
3 trang |
Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 452 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 11 CB - GV: Hoàng Hải Hà - Tiết 4 - Điện trường và cường độ điện trường. Đường sức điện (t2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 4
Ngày soạn:03/09/2008
ĐIỆN TRƯỜNG VÀ CƯỜNG ĐỘ ĐIỆN TRƯỜNG.
ĐƯỜNG SỨC ĐIỆN (T2)
A. Mục tiêu
1. Kiến thức
Biết cách tổng hợp các vectơ cường độ điện trường thành phần tại mỗi điểm.
Nêu được định nghĩa của đường sức điện và một vài đặc điểm quan trọng của các đường sức điện.
Trình bày được khái niệm về điện trường đều.
2. Kĩ năng
Vận dụng các công thức về điện trường và nguyên lí chồng chất của điện trường để giải một số bài tập đơn giản về trường tĩnh điện.
3. Thái độ
Tích cực, chủ động trong học tập, nghiên cứu.
B. Phương pháp giảng dạy: Phát vấn đàm thoại, thuyết trình, thảo luận nhóm.
C. Chuẩn bị giáo cụ
1. Giáo viên: Thí nghiệm H.3.5, tranh từ H.3.6 đến 3.9.
2. Học sinh: Ôn kiến thức bài học trước và kiến thức về tổng hợp hai vectơ.
D. Tiến trình bài dạy
1. Ổn định lớp - Kiểm tra sĩ số
11B1
11B2
11B3
11B4
11B5
2. Kiểm tra bài cũ
Hãy nêu định nghĩa điện trường? Khái niệm cường độ điện trường và định nghĩa.
Hãy biểu diễn véctơ cường độ điện trường do điện tích Q(+) gây ra tại điểm M. Cường độ điện trường phụ thuộc và không phụ thuộc vào những yếu tố nào?
3. Nội dung bài mới
a. Đặt vấn đề
Ở tiết 1 chúng ta đã làm quen với khái niệm và định nghĩa của cường độ điện trường. Vậy điện trường do các điện tích gây ra sẽ có dạng như thế nào, chúng ta sẽ học vào bài hôm nay.
b. Triển khai bài dạy
HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
HĐ1: Tìm hiểu nguyên lý chồng chất điện trường.
GV: Yêu cầu hs xác định vectơ cường độ điện trường do 2 điện tích q1, q2 gây ra tại điểm M.
HS: Lên bảng xác định.
GV: Nếu đặt một điện tích thử tại M thì điện tích thử này sẽ chịu tác dụng của lực điện như thế nào? Từ đó yêu cầu hs phát biểu nguyên lí chồng chất điện trường.
HS: Điện tích thử sẽ chịu tác dụng do lực của q1 và q2 gây ra. Phát biểu nguyên lí.
GV: Yêu cầu hs xác định vectơ cường độ điện trường trong một số trường hợp cụ thể.
HS: Thảo luận nhóm trả lời.
- Điểm M nằm giữa hai điện tích cùng dấu
- Điểm M nằm giữa hai điện tích trái dấu
GV: Yêu cầu học sinh về nhà vẽ một số trường hợp đặc biệt khác.
HĐ2: Tìm hiểu về đường sức điện
GV: Mô tả (tiến hành)thí nghiệm nghiên cứu đường sức điện. Gợi ý cho hs giải thích:
- Mỗi hạt mạt sắt đặt trong điện trường có hiện tượng gì xãy ra? Chúng nhiễm điện như thế nào?
- Khi bị nhiễm điện các hạt sẽ chịu tác dụng của lực điện trường và sắp xếp như thế nào?
- Tập hợp vô số hạt cho ta hình ảnh như thế nào?
HS: Đọc sgk trả lời các câu hỏi của giáo viên.
GV: Đường sức điện là gì?
HS: Nêu định nghĩa.
GV: Vẽ sơ lược hình dạng của đường sức điện. Chú ý: Các đường sức điện đều xuất phát ở điện tích, đi đến điện tích kia hoặc đi ra vô cực.
HS: Quan sát các hình vẽ ở sgk.
GV: Hãy nêu các đặc điểm của đường sức điện
HS: Nêu đặc điểm và giải thích các đặc điểm đó.
GV: Thế nào là điện trường đều? Điện trường đều có đường sức như thế nào?
HS: Điện trường đều có đường sức song song cách đều nhau.
GV: Kết luận lại về đặc điểm của điện trường đều. Nêu một số ví dụ về điện trường đều.
II. Cường độ điện trường
6. Nguyên lý chồng chất điện trường
M
Phát biểu: Các điện trường , đồng thời tác dụng lực điện lên điện tích q một cách độc lập nhau và điện tích q chịu tác dụng của điện trường tổng hợp .
* Tổng quát:
III. Đường sức điện
1. Hình ảnh các đường sức điện
Các hạt nhỏ cách điện đặt trong điện trường sẽ bị nhiễm điện và nằm dọc theo những đường mà tiếp tuyến tại mỗi điểm trùng với phương của véctơ cường độ điện trường tại điểm đó.
2. Định nghĩa
Đường sức điện trường là đường mà tiếp tuyến tại mỗi điểm của nó là giá của véctơ cường độ điện trường tại điểm đó. Nói cách khác đường sức điện trường là đường mà lực điện tác dụng dọc theo nó.
3. Hình dạng đường sức của một dố điện trường
Xem các hình vẽ sgk.
4. Các đặc điểm của đường sức điện
+ Qua mỗi điểm trong điện trường có một đường sức điện và chỉ một mà thôi
+ Đường sức điện là những đường có hướng. Hướng của đường sức điện tại một điểm là hướng của véc tơ cường độ điện trường tại điểm đó.
+ Đường sức điện của điện trường tĩnh là những đường không khép kín.
+ Qui ước vẽ số đường sức đi qua một diện tích nhất định đặt vuông góc với với đường sức điện tại điểm mà ta xét tỉ lệ với cường độ điện trường tại điểm đó.
4. Điện trường đều
Điện trường đều là điện trường mà véctơ cường độ điện trường tại mọi điểm đều có cùng phương, chiều và độ lớn.
Đường sức điện trường đều là những đường thẳng song song cách đều.
4. Củng cố
Làm một số câu hỏi TNKQ ở sgk.
Hướng dẫn hs giải bài tập 13 sgk.
5. Dặn dò
Học bài cũ.
Làm bài tập 12, 13 sgk và 3.8 sbt.
File đính kèm:
- tiet 4-11.doc