Giáo án Vật lý 11 CB - GV: Hoàng Hải Hà - Tiết 43 - Bài tập

BÀI TẬP

A. Mục tiêu

1. Kiến thức

• Giúp HS Ôn tập các kiến thức của chương IV.

2. Kĩ năng

• Kỹ năng giải các bài toán về lực Lorentz – chuyển động của hạt mang điện trong từ trường đều; và các bài toán liên quan trong SBT trang 56, 57.

3. Thái độ

• Độc lập, chủ động trong học tập, nghiên cứu.

B. Phương pháp giảng dạy: Phát vấn đàm thoại, thực hành kiến thức.

C. Chuẩn bị giáo cụ

1. Giáo viên: Giáo án.

2. Học sinh: Ôn lại nội dung của chương.

D. Tiến trình bài dạy

1. Ổn định lớp - Kiểm tra sĩ số <1’>

2. Kiểm tra bài cũ <3’>

1. Định nghĩa lực Lorentz? Cách xác định chiều của lực Lorentz?

2. Trình bày các đặc trưng cơ bản của chuyển động của hạt mang điện trong từ trường đều?

3. Viết công thức tính bán kính vòng tròn quỹ đạo? Cho biết các đại lượng xuất hiện trong công thức?

 

doc3 trang | Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 353 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 11 CB - GV: Hoàng Hải Hà - Tiết 43 - Bài tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 43 Ngày soạn: 01/02/2009 BÀI TẬP A. Mục tiêu 1. Kiến thức Giúp HS Ôn tập các kiến thức của chương IV. 2. Kĩ năng Kỹ năng giải các bài toán về lực Lorentz – chuyển động của hạt mang điện trong từ trường đều; và các bài toán liên quan trong SBT trang 56, 57. 3. Thái độ Độc lập, chủ động trong học tập, nghiên cứu. B. Phương pháp giảng dạy: Phát vấn đàm thoại, thực hành kiến thức. C. Chuẩn bị giáo cụ 1. Giáo viên: Giáo án. 2. Học sinh: Ôn lại nội dung của chương. D. Tiến trình bài dạy 1. Ổn định lớp - Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ Định nghĩa lực Lorentz? Cách xác định chiều của lực Lorentz? Trình bày các đặc trưng cơ bản của chuyển động của hạt mang điện trong từ trường đều? Viết công thức tính bán kính vòng tròn quỹ đạo? Cho biết các đại lượng xuất hiện trong công thức? 3. Nội dung bài mới a. Đặt vấn đề Từ những kiến thức về quỹ đạo chuyển động của hạt điện tích trong từ trường, người ta có thể tính ra tốc độ cùng một vài tính chất liên quan đến hạt mang điện. Điều này giúp ích cho con người trong việc khám phá đến những phần tử nhỏ nhất của thế giới..... b. Triển khai bài dạy HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC Hoạt động 1: Nhắc lại một sô kiến thức cơ bản. Làm một số bài tập TNKQ GV: Yêu cầu hs nhắc lại 1 kiến thức liên quan của chương. HS: Trả lời. GV: Yêu cầu hs vậndụng các kiến thức, làm một số câu hỏi TNKQ sbt. HS: Trả lời. I. KIẾN THỨC CƠ BẢN * Vận dụng: 21.1, 21.2, 21.3, IV.1. Hoạt động 2: Vận dụng làm một số bài tập GV: Yêu cầu hs đọc và tóm tắt đề bài IV.2. HS: Làm theo yêu cầu của GV. GV: Yêu cầu hs nêu pp giải: - Yêu cầu hs xác định tất cả các lực tác dụng lên dòng I2. - Nhận xét về các lực này. - Nếu các dòng điện có cường độ không bằng nhau hoặc khoảng cách giữa các dòng không bằng nhau thì xảy ra hiện tượng gì? - Yêu cầu hs tính độ lớn các lực tương tác đó. HS: Trả lời. GV: Yêu cầu hs tính lực tương tác dòng I1. HS: Trả lời. GV: Nếu đổi chiều dòng I2 thì lực tương tác lên dòng I2 bằng bao nhiêu? Tương tự đổi chiều của dòng I1và I3? HS: Trả lời. GV: Yêu cầu hs đọc và tóm tắt đề bài IV.3 sbt. HS: Trả lời. GV: Yêu cầu hs xác định lực từ tác dụng lên các cạnh của khung trong 2 trường hợp. HS: Trả lời. GV: Yêu cầu hs tính lực tổng hợp tác dụng lên khung. HS: Trả lời. GV: Khung dây sẽ như thế nào? HS: Khung dây bị kéo dãn (bị biến dạng). GV: Nếu từ trường song song với một trong các cạnh của khung thì hiện tượng gì sẽ xảy ra? HS: Khung dây sẽ quay. Bài tập: Một e- và một hạt α đều được tăng bởi hiệu điện thế U = 1000 V. Sau khi tăng tốc, các hạt này bay vào trong từ trường đều theo phương vuông góc với các đường sức từ. Hỏi ngay sau khi bay vào trong từ trường, các hạt này sẽ bay về phía nào? Vì sao? Tính lực Lo-ren-xơ tác dụng lên các hạt. GV: Yêu cầu hs xác định lực Lo-ren-xơ tác dụng lên các điện tích. HS: Trả lời. GV: Hạt e- và hạt α chuyển động như thế nào khi vào trong từ trường đều? HS: Trả lời. GV: Yêu cầu hs tính độ lớn lực Lo-ren-xơ tác dụng lên điện tích. HS: Trả lời. - Áp dụng định lí biến thiên động năng tính vận tốc của các hạt trước khi bay vào trong từ trường. - Áp dụng công thức tính lực Lo-ren-xơ. GV: Có thể bán kính các hạt hay không? HS: Trả lời. IV.2 (56) sbt I1 I2 I3 a. Xác định lực từ tác dụng lên dòng I2. b. Nếu đổi chiều dòng I2 thì lực đó thay đổi như thế nào? Giải: a. Lực tương tác bằng 0. b. Nếu đổi chiều dòng I2 thì lực tương tác vẫn bằng 0. IV.3 (57) sbt Bài tập: Tóm tắt U = 1000 V me = 9,1.10-31 kg. mα = 6,67.10-27 kg e = - 1,6.10-19 C α = 3,2.10-19 C B = 2 T Giải: U * Vận tốc của các hạt trước khi bay vào trong từ trường: * Lực Lo-ren-xơ tác dụng lên các hạt: f = vB * Bán kính của các hạt: Thay các giá trị lần lượt của hạt e- và hạt α ta được kết quả. 4. Củng cố - Yêu cầu hs nêu pp giải bài toán xác định lực từ và lực Lo-ren-xơ. 5. Dặn dò - Làm lại tất cả các bài tập. - Làm bài tập: 22.9 và IV.5 sbt.

File đính kèm:

  • doctiet 43.doc