Giáo án Vật lý 11 CB - GV: Hoàng Hải Hà - Tiết 5 - Bài tập

BÀI TẬP

A. Mục tiêu

1. Kiến thức

• Vận dụng định luật Culông giải một số bài tập đơn giản.

• Vận dụng công thức tính điện trường, nguyên lí chồng chất điện trường làm một số bài tập đơn giản.

• Đào sâu, mở rộng kiến thức phần điện trường.

2. Kĩ năng

• Vận dụng, tổng hợp kiến thức giải các bài toán.

3. Thái độ

• Tích cực, chủ động trong học tập, nghiên cứu.

B. Phương pháp giảng dạy: Phát vấn đàm thoại, thực hành kiến thức, hoạt động nhóm.

C. Chuẩn bị giáo cụ

1. Giáo viên: Giáo án, các bài tập.

2. Học sinh: Ôn lại kiến thức bài định luật Culông và bài điện trường.

 

doc3 trang | Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 468 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 11 CB - GV: Hoàng Hải Hà - Tiết 5 - Bài tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 5 Ngày soạn: 06/09/2008 BÀI TẬP A. Mục tiêu 1. Kiến thức Vận dụng định luật Culông giải một số bài tập đơn giản. Vận dụng công thức tính điện trường, nguyên lí chồng chất điện trường làm một số bài tập đơn giản. Đào sâu, mở rộng kiến thức phần điện trường. 2. Kĩ năng Vận dụng, tổng hợp kiến thức giải các bài toán. 3. Thái độ Tích cực, chủ động trong học tập, nghiên cứu. B. Phương pháp giảng dạy: Phát vấn đàm thoại, thực hành kiến thức, hoạt động nhóm. C. Chuẩn bị giáo cụ 1. Giáo viên: Giáo án, các bài tập. 2. Học sinh: Ôn lại kiến thức bài định luật Culông và bài điện trường. D. Tiến trình bài dạy 1. Ổn định lớp - Kiểm tra sĩ số 11B1 11B2 11B3 11B4 11B5 2. Kiểm tra bài cũ Hãy phát biểu nguyên lý chồng chất điện trường? Áp dụng xác định điện trường tổng hợp tại M do 2 điện tích gây ra. Đường sức điện là gì? Các đặc điểm của đường sức điện? Thế nào là điện trường đều? Cho ví dụ. 3. Nội dung bài mới a. Đặt vấn đề Chúng ta đã học xong bài Định luật Culông và Điện trường, cường độ điện trường, đường sức điện. Hôm nay chúng ta sẽ vận dụng các kiến thức đã học để làm một số bài tập. b. Triển khai bài dạy HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC HĐ1: Nhắc lại các kiến thức cơ bản GV: Hãy phát biểu và viết biểu thức của định luật Culông khi đặt các điện tích trong chân không và trong môi trường đồng tính. HS: Trả lời. GV: Hãy định nghĩa cường độ điện trường, biểu thức, đơn vị của cường độ điện trường, véctơ cường độ điện trường? HS: Trả lời. HĐ2: Giải một số bài tập liên quan 1.7(4) sbt GV: Yêu cầu hs đọc đề và tóm tắt đề HS: Làm theo yêu cầu của gv. GV: Yêu cầu hs nhận xét bài toán. HS: Nhận xét. GV: Yêu cầu hs xác định các lực tác dụng lên mỗi quả cầu. Để quả cầu cân bằng cần phải có điều kiện gì? HS: Xác định lực và làm theo yêu cầu của gv. GV: Yêu cầu hs nhắc lại công thức của định luật Culông. HS: Làm theo yêu cầu của gv. GV: Yêu cầu hs thay số tính toán. Bài 2: Hai điện tích q1 = 8.10-8 C, q2 = - 8.10-8 C đặt tại A, B trong chân không (AB = 6 cm). Xác định lực tác dụng lên q3 = 8.10-8 C đặt tại C nếu: a. CA = 4 cm, CB = 2 cm. b. CA = 4 cm, CB = 10 cm. c. CA = CB = 5 cm. GV: Yêu cầu hs tóm tắt đề. HS: Tóm tắt. GV: Yêu cầu hs thảo luận nhóm giải câu a. - điểm C đặt ở đâu? - xác định các lực tác dụng lên q3. - tổng hợp lực tác dụng lên q3 sẽ được tính như thế nào? HS: Thảo luận nhóm trả lời. GV: Gọi 1 nhóm lên bảng. Các nhóm còn lại theo dõi, nhận xét. HS: Làm theo yêu cầu của GV. GV: Nhận xét, rút ra kết luận. GV: Yêu cầu hs xác định lực tác dụng lên q3. Tổng hợp lực được tính như thế nào? HS: Trả lời. F3 = F13 - F23 GV: Yêu cầu hs về nhà thay số tính toán. GV: Hướng dẫn hs giải câu c. Yêu cầu hs xác định lực tổng hợp tác dụng lên điện tích q3. HS: Lắng nghe và ghi nhớ. GV: Yêu cầu hs về nhà hoàn thành câu c. 12. (21)sgk GV: Yêu cầu hs đọc đề và tóm tắt. HS: Làm theo yêu cầu của giáo viên. GV: Yêu cầu hs nhận xét bài toán, muốn cho điện trường do hai điện tích q1, q2 gây ra tại C bằng 0 thì điện trường tại đó phải thoả mãn điều kiện gì? Điểm C phải đặt ở đâu? HS: Nhận xét. GV: Yêu cầu hs xác định cường độ điện trường tại C. HS: Làm theo yêu cầu của gv. GV: Gọi 1 hs lên bảng giải, các học sinh còn lại theo dõi, nhận xét. HS: Làm theo yêu cầu của gv. GV: Nhận xét. Rút ra những kết luận cần thiết. I. Kiến thức cơ bản 1. Định luật Culông * Trong chân không: * Trong môi trường đồng tính: 2.Cường độ điện trường II. Vận dụng Bài 1: Tóm tắt m1 = m2 = 5g = 0,005 kg O + + l m + + l = 10 cm = 0,1 m = 600 g = 10 m/s2 q1 = q2 = = ? Giải: - Điện tích q mà ta truyền cho hai quả cầu sẽ phân bố đều cho hai quả cầu. Mỗi quả mang điện tích . - Các lực tác dụng lên mỗi quả cầu: . - Quả cầu nằm cân bằng nên hợp mực tác dụng lên mỗi quả cầu sẽ bằng 0. - Lực điện tác dụng lên mỗi quả cầu là: (1) Ta có: nên r = l = 0,1 m (2) Từ (1) và (2) ta có: Bài 2: Tóm tắt q1 = 8.10-8 C q2 = - 8.10-8 C q3 = 8.10-8 C a. CA = 4 cm, CB = 2 cm. b. CA = 4 cm, CB = 10 cm. c. CA = CB = 5 cm. F3 = ? Giải: Điện tích q3 sẽ chịu tác dụng của hai lực do q1 và q2 gây ra. a. CA = 4 cm, CB = 2 cm + + _ q3 q1 q2 B A C F3 = F13 + F23 Với và Thay số: F3 = 0,18 N. b. CA = 4 cm, CB = 10 cm. B C + + _ q1 q3 q2 A C + q3 B + _ q1 q2 A c. CA = CB = 5 cm. Bài 3: Tóm tắt q1 = +3.10-8 C q2 = - 4.10-8 C l = 10 cm = 0,1 m E = 0, x = ? B _ q2 + q1 A C l x Giải - Gọi C là điểm tại đó điện trường bằng 0. - Gọi, là cường độ điện trường do q1, q2 gây ra tại C. - Do q1, q2 là điện tích trái dấu, nên điểm C phải ngoài AB và gần A (q1). - Đặt AB = l, AC = x. - Ta có: E1 = E2 Thay số: x = 64,6 cm. - Vậy tại điểm C và những điểm rất xa q1, q2 thì cường độ điện trường bằng 0. 4. Củng cố Nhắc lại các công thức đã vận dụng trong bài. Lưu ý hs khi giải toán cần chú ý đơn vị. Yêu cầu hs xác định véctơ cường độ điện trường trong trường hợp hệ gồm 3 điện tích. 5. Dặn dò Làm lại các bài tập trong bài. 1.9, 2.10, 3.10 sbt. Ôn lại công thức tính công, cách tính công của trọng lực, đặc điểm công của trọng lực. Xem lại công thức cường độ điện trường đã học.

File đính kèm:

  • doctiet 5-14.doc