KHÚC XẠ ÁNH SÁNG
A. Mục tiêu
1. Kiến thức
• Trả lời được câu hỏi: Hiện tượng khúc xạ là gì? Nhận ra trường hợp giới hạn i = 0.
• Phát biểu được định luật khúc xạ ánh sáng.
• Trình bày được khái niệm chiết suất tuyệt đối và chiết suất tỉ đối. Viết được hệ thức giữa chiết suất tỉ đối và chiết suất tuyệt đối.
2. Kĩ năng
• Vận dụng được công thức khúc xạ ánh sáng làm một số bài tập đơn giản.
• Giải thích được một số hiện tượng thực tế.
3. Thái độ
• Độc lập, chủ động trong học tập, nghiên cứu.
B. Phương pháp giảng dạy: Phát vấn đàm thoại, hoạt động nhóm.
C. Chuẩn bị giáo cụ
1. Giáo viên: Thí nghiệm khúc xạ ánh sáng.
2. Học sinh: Xem phần khúc xạ ánh sáng đã học ở chương trình THCS.
2 trang |
Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 407 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 11 CB - GV: Hoàng Hải Hà - Tiết 51 - Khúc xạ ánh sáng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 51
Ngày soạn: 04/03/2009
KHÚC XẠ ÁNH SÁNG
A. Mục tiêu
1. Kiến thức
Trả lời được câu hỏi: Hiện tượng khúc xạ là gì? Nhận ra trường hợp giới hạn i = 0.
Phát biểu được định luật khúc xạ ánh sáng.
Trình bày được khái niệm chiết suất tuyệt đối và chiết suất tỉ đối. Viết được hệ thức giữa chiết suất tỉ đối và chiết suất tuyệt đối.
2. Kĩ năng
Vận dụng được công thức khúc xạ ánh sáng làm một số bài tập đơn giản.
Giải thích được một số hiện tượng thực tế.
3. Thái độ
Độc lập, chủ động trong học tập, nghiên cứu.
B. Phương pháp giảng dạy: Phát vấn đàm thoại, hoạt động nhóm.
C. Chuẩn bị giáo cụ
1. Giáo viên: Thí nghiệm khúc xạ ánh sáng.
2. Học sinh: Xem phần khúc xạ ánh sáng đã học ở chương trình THCS.
D. Tiến trình bài dạy
1. Ổn định lớp - Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ : Không kiểm tra bài cũ.
3. Nội dung bài mới
a. Đặt vấn đề
GV: Giới thiệu qua về chương quang học. Ở lớp 9, ta đã bước đầu tìm hiểu hiện tượng khúc xạ về mặt định tính. Trong bài học này chúng ta sẽ khảo sát đầy đủ hơn hiện tượng này về mặt định lượng.
b. Triển khai bài dạy
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu sự khúc xạ ánh sáng
GV: Cho hs quan sát quan sát thí nghiệm, yêu cầu hs phát biểu hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
HS: Trả lời.
GV: Làm thí nghiệm, yêu cầu hs quan sát, trả lời câu hỏi:
- Chỉ rõ các tia: tia tới, tia khúc xạ, tia phản xạ.
- Nhận xét về mối quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ khi thay đổi góc tới.
- Phát biểu định luật khúc xạ ánh sáng.
HS: Trả lời.
I. SỰ KHÚC XẠ ÁNH SÁNG
1. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng
Khúc xạ ánh sáng là hiện tượng lệch phương (gãy) của tia sáng khi truyền xuyên góc qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt khác nhau.
2. Định luật khúc xạ ánh sáng
- Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới (tạo bởi tia tới và pháp tuyến) và ở bên kia pháp tuyến so với tia tới.
- Với hai môi trường trong suốt nhất định, tỉ số giữa sin góc tới (sini) và sin góc khúc xạ (sinr) luôn không đổi.
(1)
Hoạt động 2: Tìm hiểu chiết suất của môi trường
GV: Yêu cầu hs đọc sgk, trả lời:
- Thế nào là chiết suất tỉ đối.
- Nêu nhận xét về chiết suất tỉ đối. Lấy ví dụ.
HS: Trả lời.
GV: Yêu cầu hs đọc sgk, trả lời:
- Định nghĩa chiết suất tuyệt đối.
- Công thức tính.
HS: Trả lời.
GV: Yêu cầu hs thảo luận, trả lời câu C1, C2, C3.
HS: Trả lời.
GV: Làm thí nghiệm, yêu cầu hs quan sát, và cho biết ánh sáng có tính chất gì?
HS: Trả lời.
II. CHIẾT SUẤT MÔI TRƯỜNG
1. Chiết suất tỉ đối
(2)
n21: chiết suất tỉ đối của môi trường (2) (chứa tia khúc xạ) đối với môi trường (1) (chứa tia tới).
- n21 >1 → r < i: môi trường (2) chiết quang hơn môi trường (1).
- n21 i: môi trường (2) kém chiết quang hơn môi trường (1).
2. Chiết suất tuyệt đối
Chiết suất tuyệt đối (chiết suất) của một môi trường là chiết suất tỉ đối của môi trường đó đối với chân không.
(3)
- n2: chiết suất của môi trường (2).
- n1: chiết suất của môi trường (1).
* Công thức của định luật khúc xạ:
n1sini = n2sinr (4)
III.TÍNH THUẬN NGHỊCH CỦA SỰ TRUYẾN ÁNH SÁNG
Ánh sáng truyền theo đường nào thì cũng truyền ngược lại theo đường đó.
(5)
4. Củng cố
- Phát biểu lại định luật khúc xạ ánh sáng.
- Làm câu 4, 5 sgk.
5. Dặn dò
- Học bài cũ.
- Xem bài tập ví dụ, đọc phần “Em có biết” ở sgk.
- Làm các bài tập ở sgk tiết sau học tiết bài tập.
File đính kèm:
- TIET 51.doc