Giáo án Vật lý 11 CB - GV: Hoàng Hải Hà - Tiết 56 - Thấu kính mỏng

THẤU KÍNH MỎNG

A. Mục tiêu

1. Kiến thức

• Nêu được cấu tạo và phân loại thấu kính.

• Trình bày được các khái niệm: quang tâm, trục chính (phụ), tiêu điểm ảnh (vật), tiêu cự, độ tụ của thấu kính mỏng (hội tụ và phân kì).

2. Kĩ năng

• Phân biệt được thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì.

3. Thái độ

• Độc lập, chủ động trong học tập, nghiên cứu.

B. Phương pháp giảng dạy: Phát vấn đàm thoại, hoạt động nhóm.

C. Chuẩn bị giáo cụ

1. Giáo viên: Các loại thấu kính.

2. Học sinh: Ôn lại kiến thức đã học về thấu kính.

D. Tiến trình bài dạy

1. Ổn định lớp - Kiểm tra sĩ số <1’>

2. Kiểm tra bài cũ <3’>

1. Lăng kính là gì? Cấu tạo của lăng kính. Đường truyền của tia sáng qua lăng kính.

2. Viết các công thức của lăng kính. Với góc tới i1 và A nhỏ, công thức lăng kính có dạng như thế nào?

3. Ứng dụng của lăng kính.

 

doc3 trang | Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 373 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 11 CB - GV: Hoàng Hải Hà - Tiết 56 - Thấu kính mỏng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 56 Ngày soạn: 15/03/2009 THẤU KÍNH MỎNG A. Mục tiêu 1. Kiến thức Nêu được cấu tạo và phân loại thấu kính. Trình bày được các khái niệm: quang tâm, trục chính (phụ), tiêu điểm ảnh (vật), tiêu cự, độ tụ của thấu kính mỏng (hội tụ và phân kì). 2. Kĩ năng Phân biệt được thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì. 3. Thái độ Độc lập, chủ động trong học tập, nghiên cứu. B. Phương pháp giảng dạy: Phát vấn đàm thoại, hoạt động nhóm. C. Chuẩn bị giáo cụ 1. Giáo viên: Các loại thấu kính. 2. Học sinh: Ôn lại kiến thức đã học về thấu kính. D. Tiến trình bài dạy 1. Ổn định lớp - Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ Lăng kính là gì? Cấu tạo của lăng kính. Đường truyền của tia sáng qua lăng kính. Viết các công thức của lăng kính. Với góc tới i1 và A nhỏ, công thức lăng kính có dạng như thế nào? Ứng dụng của lăng kính. 3. Nội dung bài mới a. Đặt vấn đề Thấu kính là bộ phận cơ bản của hầu hết các dụng cụ quang học: máy ảnh, kính lúp Vậy, thấu kính là gì? Có những đặc điểm như thế nào? Các công thức của thấu kính? Chúng ta cùng học bài hôm nay. b. Triển khai bài dạy HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu thấu kính và phân loại thấu kính GV: Cho hs quan sát các loại thấu kính, yêu cầu hs định nghĩa thấu kính. HS: Trả lời. GV: Phân loại thấu kính? HS: Trả lời. GV: Làm thí nghiệm, chiếu tia sáng qua các thấu kính, yêu cầu hs cho biết trong không khí có những loại thấu kính nào? HS: Trả lời. GV: Yêu cầu hs hoàn thành câu C1. HS: Trả lời. I. THẤU KÍNH VÀ PHÂN LOẠI THẤU KÍNH * Định nghĩa: Thấu kính là một khối chất trong suốt, đồng chất (thủy tinh hoặc nhựa...), giới hạn bởi hai mặt cong hoặc một mặt cong và một mặt phẳng. * Phân loại: - Thấu kính lồi (thấu kính rìa mỏng). - Thấu kính lõm (thấu kính phân kì). * Trong không khí: - Thấu kính lồi là thấu kính hội tụ. - Thấu kính lõm là thấu kính phân kì. Hoạt động 2: Khảo sát thấu kính hội tụ GV: Yêu cầu hs nhớ lại kiến thức cũ, trả lời: - Quang tâm là gì? - Trục chính? - Tia sáng qua quang tâm có đặc điểm gì? HS: Trả lời. GV: Giới thiệu về trục phụ thấu kính, đối với thấu kính có bao nhiêu trục phụ? HS: Trả lời. GV: Làm thí nghiệm về đường truyền của tia sáng qua quang tâm cho hs quan sát. GV: Yêu cầu hs đọc sgk, trả lời câu hỏi: - Tiêu điểm ảnh là gì? - Có những loại tiêu điểm ảnh nào? - Làm thế nào để xác định tiêu điểm ảnh của thấu kính? HS: Trả lời. GV: Yêu cầu hs đọc sgk, trả lời câu hỏi: - Tiêu điểm vật là gì? - Có những loại tiêu điểm vật nào? - Làm thế nào để xác định tiêu điểm vật của thấu kính? HS: Trả lời. GV: Tiêu diện là gì? Làm thế nào để xác định tiêu diện? HS: Trả lời. GV: Đối với thấu kính, tiêu điểm ảnh và tiêu điểm vật có cố định hay không? HS: Không, vì tùy thuộc vào chiều truyền ánh sáng. GV: Yêu cầu hs đọc sgk, trả lời câu hỏi: - Tiêu cự và độ tụ của thấu kính hội tụ là gì? - Có giá trị như thế nào? Vì sao? - Đơn vị của độ tụ là gì? II. KHẢO SÁT THẤU KÍNH HỘI TỤ 1. Quang tâm, tiêu điểm, tiêu diện a. Quang tâm - Quang tâm là điểm chính giữa của thấu kính. Mọi tia sáng qua quang tâm đều truyền thẳng. - Trục chính: đường thẳng qua quang tâm và vuông góc với mặt của thấu kính. - Trục phụ: các đường thẳng khác qua O. b. Tiêu điểm. Tiêu diện * Tiêu điểm ảnh - Tiêu điểm ảnh chính F’. - Tiêu điểm ảnh phụ F1’, F2’ Fn’. * Tiêu điểm vật - Tiêu điểm vật chính F. - Tiêu điểm vật phụ F1, F2 Fn. * Tiêu diện: tập hợp tất cả tiêu điểm. - Tiêu diện vật. - Tiêu diện ảnh. 2. Tiêu cự. Độ tụ - Tiêu cự (f > 0). - Độ tụ (f: m; D: dp). Đặc trưng cho khả năng hội tụ của chùm tia sáng. Hoạt động 3: Khảo sát thấu kính phân kì GV: Yêu cầu hs về nhà khảo sát thấu kính phân kì, so sánh thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì. HS: Nhận nhiệm vụ. III. KHẢO SÁT THẤU KÍNH PHÂN KÌ - Tiêu cự (f < 0). - Độ tụ (f: m; D: dp). 4. Củng cố - Nêu tính chất quang học của quang tâm, tiêu điểm ảnh, tiêu điểm vật. Minh họa bằng đường truyền tia sáng cho mỗi trường hợp. 5. Dặn dò - Học bài cũ. - Chuẩn bị bài mới: + Quan niệm về vật và ảnh trong quang học. + Cách vẽ ảnh tạo bởi thấu kính. + Nghiên cứu bảng tóm tắt.

File đính kèm:

  • docTIET 56.doc