Giáo án Vật lý 11 - Chương IV - Bài 19: Từ trường

BÀI 19. TỪ TRƯỜNG

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

 - Hiểu được từ trường là gì ? Nêu tên được những vật nào gây ra từ trường.

 - Biết cách phát hiện sự tồn tại của từ trường trong những trường hợp đơn giản.

 - Nêu được cách xác định phương và chiều của từ trường tại một điểm.

 - Phát biểu được định nghĩa và nêu được các tính chất cơ bản của các đường sức từ.

 - Biết cách xác định chiều của các đường sức từ của :

 * Dòng điện trong dây dẫn thẳng dài.

 * Dòng điện trong dây đẫn uốn thành vòng.

 - Biết cách xác định mặt Nam hay mặt Bắc của của một dòng điện chạy trong một mạch kín.

 - Biết được trái đất có từ trường và biết cách chứng minh điều đó.

2. Kỹ năng

 - Rèn luyện cho học sinh kỹ năng phát hiện sự tồn tại của từ trường bằng kim nam châm.

 - Nhận ra các vật có từ tính.

 - Xác định được chiều của từ trường sinh bởi dòng điện chạy trongdây dẫn thẳng và dòng điện chạy trong dây tròn.

 

doc5 trang | Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 575 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 11 - Chương IV - Bài 19: Từ trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI THU HOẠCH Trường THPT Chuyên Thoại Ngọc Hầu Họ và tên: Nguyễn Thị Thu Trịnh Hà Long Ngày soạn: CHƯƠNG IV: TỪ TRƯỜNG BÀI 19. TỪ TRƯỜNG Tuần: Tiết: BÀI 19. TỪ TRƯỜNG I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Hiểu được từ trường là gì ? Nêu tên được những vật nào gây ra từ trường. - Biết cách phát hiện sự tồn tại của từ trường trong những trường hợp đơn giản. - Nêu được cách xác định phương và chiều của từ trường tại một điểm. - Phát biểu được định nghĩa và nêu được các tính chất cơ bản của các đường sức từ. - Biết cách xác định chiều của các đường sức từ của : * Dòng điện trong dây dẫn thẳng dài. * Dòng điện trong dây đẫn uốn thành vòng. - Biết cách xác định mặt Nam hay mặt Bắc của của một dòng điện chạy trong một mạch kín. - Biết được trái đất có từ trường và biết cách chứng minh điều đó. 2. Kỹ năng - Rèn luyện cho học sinh kỹ năng phát hiện sự tồn tại của từ trường bằng kim nam châm. - Nhận ra các vật có từ tính. - Xác định được chiều của từ trường sinh bởi dòng điện chạy trongdây dẫn thẳng và dòng điện chạy trong dây tròn. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - Chuẩn bị các thiết bị cho thí nghiệm chứng minh về lực tương tác từ, từ phổ gồm: kim nam châm, nam châm thẳng, thí nghiệm tương tác giữa 2 dây dẫn mang dòng điện. - Phấn màu, thước kẻ, compa. - Chuẩn bị phiếu học tập. Phiếu học tập: 1. - Kể tên các loại chất được dùng để làm nam châm? - Nêu đặc điểm cấu tạo của nam châm. 2. - Dây dẫn có dòng điện có thể tác dụng lên nam châm không? - Nam châm có thể tác dụng lên dây dẫn có dòng điện không? - Giữa hai dây dẫn có dòng điện có tương tác với nhau không? 3. - Từ trường là gì? - Hướng của từ trường được quy ước như thế nào? 4. - Đường sức từ là gì? - Cách xác định chiều của đường sức từ của dòng điện thẳng và dòng điện tròn? - Các tính chất của đường sức từ. * Nội dung ghi bảng: (dự kiến) BÀI 19. TỪ TRƯỜNG I. Nam châm. II. Từ tính của dây dẫn có dòng điện. (Vẽ hình 19.3, 19.4, 19.5) * Kết luận: Giữa hai dây dẫn có dòng điện, giữa hai nam châm, giữa một dòng điện và một nam châm đều có lực tương tác; những lực tương tác ấy gọi là lực từ. Ta nói dòng điện và nam châm có từ tính. III. Từ trường Xung quanh một dòng điện hay một nam châm tồn tại một từ trường. Định nghĩa:(SGK trang 120). Tại một điểm trong khoảng không gian có từ trường, hướng của từ trường tại một điểm là hướng Nam - Bắc của kim nam châm nhỏ nằm cân bằng tại điểm đó. IV. Đường sức từ 1. Định nghĩa: (SGK trang 121). * Quy ước: chiều của đường sức từ tại một điểm là chiều của từ trường tại điểm đó.(Vẽ hình 19.6) 2. Các ví dụ về đường sức từ. VD1: Từ trường của dòng điện thẳng rất dài. a. Là những đường tròn nằm trong những mặt phẳng vuông góc với dòng điện có tâm nằm trên dòng điện. (Vẽ hình 19.7a). b. Quy tắc nắm tay phải (SGK trang 122). VD2: Từ trường của dòng điện tròn. Các đường sức của dòng điện tròn có chiều đi vào mặt Nam và đi ra mặt Bắc của dòng điện tròn ấy. (Vẽ hình 19.9 a,b,c) 3. Các tính chất của đường sức từ : (SGK trang 122) V. Từ trường trái đất 2. Học sinh - Ôn lại phần từ truờng đã học ở Vật lý lớp 9. - Đọc trước bài mới. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Họat động 1( phút): Ổn định tổ chức. Kiểm tra bài cũ. Hoạt động học của học sinh Hoạt động dạy của giáo viên - Báo cáo tình hình lớp. - Trả lời câu hỏi của thầy. - Nhận xét câu trả lời của bạn. - Yêu cầu HS cho biết tình hình của lớp. - Nêu câu hỏi về kiến thức ở chương III. - Nhận xét câu trả lời của HS. - Đặt vấn đề chuyển sang bài mới. Hoạt động 2: ( phút) Tìm hiểu về “Nam châm”. Hoạt động học của học sinh Hoạt động dạy của giáo viên - Học sinh đọc SGK và trả lời. - Thảo luận nhóm trả lời câu C1. - Nhận xét câu trả lời của bạn. - Học sinh quan sát. - Thảo luận nhóm trả lời. - Nhận xét câu trả lời của bạn và bổ sung. - Học sinh quan sát. - Thảo luận nhóm trả lời kết quả thí nghiệm. - Trả lời câu C2. - Nhận xét câu trả lời của bạn và bổ sung. - Yêu cầu học sinh đọc SGK và trả lời các câu hỏi * Lịch sử phát hiện ra nam châm. * Các vật liệu dùng để chế tạo nam châm. - Nêu câu hỏi C1. - Gợi ý học sinh trả lời. - Nhận xét. - Cho học sinh quan sát các loại nam châm. - Yêu cầu học sinh nhắc lại cấu tạo của nam châm - Nhận xét. - Làm thí nghiệm. - Yêu cầu học sinh quan sát và nhận xét. - Nêu câu hỏi C2. - Nhận xét và kết luận chung. Hoạt động 3: ( phút) Tìm hiểu về “Từ tính của dây dẫn có dòng điện”. Hoạt động học của học sinh Hoạt động dạy của giáo viên - Học sinh quan sát giáo viên làm thí nghiệm. - Thảo luận nhóm trả lời kết quả thí nghiệm. - Nhận xét câu trả lời của bạn và bổ sung. - Nêu kết luận. - Đặt vấn đề dòng điện có gì giống nam châm? - Làm các thí nghiệm về tương tác từ (hình 19.3,19.4,19.5 SGK) - Yêu cầu học sinh quan sát và nêu nhận xét về hiện tượng quan sát được. - Nhận xét và kết luận chung. Hoạt động 4: ( phút) Tìm hiểu về “Từ trường” Hoạt động học của học sinh Hoạt động dạy của giáo viên - Học sinh trình bày. - Nhận xét câu trả lời của bạn. - Thảo luận nhóm trả lời. - Nhận xét câu trả lời của bạn và bổ sung. - Học sinh đọc SGK. - Thảo luận nhóm đưa ra phương án thí nghiệm. - Nêu quy ước SGK. - Yêu cầu học sinh nhắc lại khái niệm điện trường. - Giáo viên giảng và đặt câu hỏi về sự xuất hiện của lực từ. * Nhờ đâu mà DĐ tương tác NC, NC tương tác DĐ, DĐ tương tác DĐ? - Nhận xét bổ sung và nêu kết luận. - Gọi học sinh phát biểu định nghĩa từ trường. - Đặt vấn đề về cách xác định sự tồn tại của từ trường và hướng dẫn học sinh xác định. - Nhận xét. Hoạt động 5: ( phút) Tìm hiểu về “ Đường sức từ” Hoạt động học của học sinh Hoạt động dạy của giáo viên - Học sinh trình bày. - Học sinh quan sát thí nghiệm. - Lên bảng vẽ. - Học sinh đọc định nghĩa SGK. - Thảo luận nêu quy ước về chiều của đường sức từ. - Học sinh quan sát thí nghiệm. - Học sinh quan sát thí nghiệm. - Học sinh trình bày kết quả quan sát thí nghiệm. - Nhận xét câu trả lời của bạn và bổ sung. - Học sinh phát biểu quy tắc nắm tay phải. - Học sinh quan sát thí nghiệm. - Học sinh trình bày kết quả quan sát thí nghiệm. - Thảo luận nhóm đưa ý kiến. - Nhận xét câu trả lời của bạn và bổ sung. - Học sinh đọc SGK. - Trình bày 4 tính chất của đường sức từ. - Học sinh thảo luận trả lời. - Yêu cầu học sinh nhắc lại khái niệm đường sức điện, biễu diễn hình học đường sức điện. - Nêu lên sự cần thiết có đường sức từ. - Làm thí nghiệm. - Yêu cầu học sinh quan sát và vẽ lại các đường sức từ. - Phân tích hình vẽ yêu cầu học sinh phát biểu ĐN đường sức từ dựa vào ĐN đường sức điện. - Yêu cầu học sinh nhận xét chiều của đường sức từ. - Giới thiệu lại từ phổ qua các thí nghiệm. * Các ví dụ về đường sức từ: - VD1: Làm thí nghiệm từ trường của dòng điện thẳng rất dài. - Yêu cầu học sinh quan sát và nhận xét về chiều của các đường sức. - Yêu cầu học sinh nhắc lại quy tắc để xác định chiều của các đường sức.(Dùng quy tắc nắm tay phải). VD2: Làm thí nghiệm từ trường của dòng điện tròn. - Yêu cầu học sinh quan sát và nhận xét về chiều của các đường sức. - Đặt vấn đề xác định chiều của đường sức như thế nào? - Giáo viên gợi ý. - Yêu cầu học sinh phát biểu quy tắc. * Các tính chất của đường sức. - Gợi ý cho học sinh đưa ra tính chất của đường sức từ - Nêu câu hỏi C3. Hoạt động 6: ( phút) Tìm hiểu về “Từ trường của trái đất” Hoạt động học của học sinh Hoạt động dạy của giáo viên - Thảo luận nhóm và trình bày. - Các nhóm còn lại nhận xét và bổ sung. - Nghe giáo viên giảng. - Yêu cầu các nhóm học sinh tự đọc SGK và trình bày các vấn đề sau. + Cấu tạo và tính chất của la bàn. + Nguyên tắc hoạt động. - Trình bày cho học sinh với tính chất thông báo theo hình 19.11. Hoạt động 7: ( phút) Vận dụng, củng cố. Hoạt động học của học sinh Hoạt động dạy của giáo viên - Trả lời câu hỏi. ( Học sinh làm bài) - Nêu câu hỏi 1, 2, 5, 6 SGK. - Đánh giá, nhận xét kết quả giờ dạy. (Phát phiếu trắc nghiệm cho học sinh khoảng 5 – 10 câu). Họat động 8: ( phút) Hướng dẫn về nhà. Họat động học của học sinh Hoạt động dạy của giáo viên - Ghi câu hỏi và bài tập về nhà. - Ghi nhớ lời nhắc của GV. - Giao các câu hỏi và bài tập trong SGK. - Nhắc HS đọc bài mới và chuẩn bị bài sau.

File đính kèm:

  • docBÀI 19 (THOAI NGOC HAU).doc
Giáo án liên quan