QUANG HÌNH HỌC
Bài 26: Khúc xạ ánh sáng
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT ĐƯỢC
1. Về kiến thức
- HS cần nắm được khái niệm hiện tượng khúc xạ ánh sáng nhận ra khi nào có khúc xạ ánh sáng định nghĩa chiết suất tỉ đối, tuyệt đối.
- Phát biểu đúng nội dung, viết đúng biểu thức của định luật khúc xạ.
2. Về kỹ năng
- Giải thích được các hiện tượng thực tế, làm được bài toán về khúc xạ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Chuẩn bị một bể nước nhỏ trong suốt, bản mặt song song trong suốt, bảng gắn có chia độ, đèn laser để thực hiện một số thí nghiệm định tính và định lượng.
- Chuẩn bị các phiếu trắc nghiệm
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Bài cũ: Nội dung, biểu thức, biểu diễn bằng hình vẽ định luật phản xạ ánh sáng.
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Hiện tượng khúc xạ ánh sáng
52 trang |
Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 506 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Vật lý 11 cơ bản - Chương: Quang hình học - Trường THPT Quảng Xương 3, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quang hình học
Bài 26: Khúc xạ ánh sáng
I. Mục tiêu cần đạt được
1. Về kiến thức
- HS cần nắm được khái niệm hiện tượng khúc xạ ánh sáng nhận ra khi nào có khúc xạ ánh sáng định nghĩa chiết suất tỉ đối, tuyệt đối.
- Phát biểu đúng nội dung, viết đúng biểu thức của định luật khúc xạ.
2. Về kỹ năng
- Giải thích được các hiện tượng thực tế, làm được bài toán về khúc xạ.
II. Đồ dùng dạy học
- Chuẩn bị một bể nước nhỏ trong suốt, bản mặt song song trong suốt, bảng gắn có chia độ, đèn laser để thực hiện một số thí nghiệm định tính và định lượng.
- Chuẩn bị các phiếu trắc nghiệm
III. Hoạt động dạy học
1. Bài cũ: Nội dung, biểu thức, biểu diễn bằng hình vẽ định luật phản xạ ánh sáng.
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Hiện tượng khúc xạ ánh sáng
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động của HS
- Bố trí dụng cụ và tiến hành thí nghiệm như hình 26.2
Quan sát hiện tượng và giải thích theo cách hiểu.
- Gọi một HS định nghĩa về hiện tượng khúc xạ đã được học ở lớp 9.
HS sử lý số liệu đer nêu được mối quan hệ định lượng giữa i và r; sini và sinr của hai môi trường trong suốt nhất định.
- GV vừa vẻ hình 26.2 vừa giới thiệu mặt phẳng tới, tia tới, tia phản xạ, tia khúc xạ, góc tới, góc khúc xạ, góc phản xạ lên trên bảng mỗi loại tia M, góc tương ứng mỗi loại phấn màu riêng).
- Vẽ sơ đồ biểu diễn r theo i (hình 26.4).
- Vẽ sơ đồ biểu diễn sinr theo sini (hình 26.4)
- GV tiến hành thí nghiệm 1 với cặp thay đổi môi trường thuỷ tinh – không khí thay đổi góc tới để có các khúc xạ tương ứng và cho từng học sinh điền vào giấy nháp đã kẻ như bảng 26.1 SGK.
- Quan sát đường đi của tia và nêu nhận xét.
- Làm câu C1
- Định nghĩa hịên tượng khúc xạ ánh sáng.
- HS theo dõi và tiếp thu đồng thời vẽ vào vỡ
- GV làm tiếp thí nghiệm rồi cho HS so sánh hướng của tia khúc xạ so với hướng của tia tới rồi kết luận.
- Cả lớp theo dõi giáo viên làm thí nghiệm và tự lấy kết quả của mình để ghi vào bảng 2.1
- GV làm tiếp thí nghiệm 2 với cặp môi trường trong suất khác như không khí- thuỷ tinh chiếu ánh sáng theo chiều ngược lại), điều chỉnh các góc tương ứng với thí nghiệm trên để HS có điều kiện so sánh để rút ra kết luận.
- Kết luận về hướng của tia khúc xạ
- Kết luận về sự liên hệ giữa i và r:
+ i thay đổi r thay đổi theo
+ i tăng thì r tăng và ngược lại nhưng không có quy luật.
Kết luận về sự kết luận giữa sini và sinr:
Hoạt động 2: Chiết suất của môi trường
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động của HS
- Thông báo định nghĩa biểu thức chủa chiết suất tỉ đối.
- Nhận xét tỉ số sini/sinr với các cặp môi trường trong suốt khác nhau.
- Từ biểu thức định nghĩa chiết xuất tỉ đối hãy nêu ý nghĩa vật lý của nó?
- Khái quát hoá kết quả của thí nghiệm để phát biểu nội dung định luật khúc xạ - Ghi định nghĩa của chiết suất tỉ đối.
- Phân tích các trường hợp n21 và đưa ra các định nghĩa môi trường chiết quang hơn, kém.
- Ghi nhớ các trường hợp cụ thể về giá trị của n21 để vận dũng vẽ khi đường đi của tia sáng qua hai môi trường.
- Gợi ý đưa ra định nghĩa chiết suất tuyệt đối.
- Nêu biểu thức về mối quan hệ giữa chiết suất môi trường và vận dụng ánh sáng.
- Ghi định nghĩa, víêt biểu thức và nêu định nghĩa của chiết suất tuyệt đối.
Nêu ý nghĩa của chiết xuất tuyệt đối
- Ghi định nghĩa, viết biểu thức và nêu ý nghĩa của chiết suất tuyệt đối .
- Nêu ý nghĩa của chiết suất tuyệt đối ánh sáng
- HS vận dụng các kiến thức để làm các câu 3; 4 (SGK)
- Hướng dẫn giáo viên làm bài tập thí dự (SGK)
- Cùng GV làm bài tập thí dụ
- Trả lời vào phiếu học tập, chuẩn bị trình bày trước lớp nếu được gọi
+ Lĩnh hội và ghi vào vở.
Hoạt động 3: Nêu tính thuận nghịch của sự truyền ánh sáng
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động của HS
- GV thí nghiệm minh hoạ nguyên lý thuận nghịch
- Quan sát thí nghiệm và nêu kết luận
- Chứng minh công thức:
- Dựa vào thí nghiệm cho HS nêu nhận xét và phát biểu nguyên lý thuận nghịch của đường truyền tia sáng
IV. Củng cố bài học
- Nắm nội dung tóm tắt ở SGK
- Nhấn mạnh định luật khúc xạ ánh sáng, biểu thức các loại triết suất.
- Củng cố bằng các câu hỏi trắc nghiệm.
V. Bài tệp về nhà
- Làm bài tập 6; 7; 8; 9; 10 SGK.
- Tìm một số ví dụ thực tế về ứng dụng định luật khúc xạ và giải thích.
Bài 26: Phản xạ toàn phần
I. Mục tiêu cần đạt được
1. Về kiến thức
- Rút ra được nhận xét về hiện tượng phản xạ toàn phần từ việc quan sát các thí nghiệm ở trên lớp.
- HS cần nắm được hiện tượng phản xạ toàn phần, nêu được điều kiện có phản xạ toàn phần.
2. Về kỹ năng
- Giải thích được các hiện tượng thực tế, làm được bài toán về phản xạ toàn phần.
II. Đồ dùng dạy học
- Chuẩn bị một số các loại bản mặt trong suốt, bảng gắn có chia độ, đèn laser để thực hiện một số thí nghiệm định tính và định lượng.
- Chuẩn bị các phiếu học tập.
III. Hoạt động dạy học
1. Bài cũ: Nội dung, biểu thức, biểu diễn bằng hình vẽ định luật phản xạ ánh sáng vận dụng câu trả lời câu trắc nghiệm định tính và định lượng.
2. Bài mới:
Hoạt động 1:
Thí nghiệm về truyền sự ánh sáng vào môi trường kém chiết quang.
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động của HS
- GV vừa giới thiệu dụng cụ thí nghiệm như hình vẽ 27.1 SGK
Quan sát thí nghiệm nêu nhận xét của mình theo yêu cầu câu hỏi của giáo viên
- Tia sáng truyền thẳng từ không khí vào bán trụ dọc theo bán kính.
- Đường đi của tia sáng khi ra khỏi bán trụ
- Làm câu C1, C2
- Cho HS nhận xét về góc tới và góc ló tại mặt phân cách
HS tổng hợp và rút ra nhận xét theo yêu cầu của GV.
Nhận xét về chiết xuất môi trường tới và môi trường và môi trường khúc xạ.
GV làm, thí nghiệm với góc tới nhỏ có giá trị xác định tăng dặn.
- Tiếp tục với thí nghiệm góc tới có giá trị agh sao cho tia ló đi là mặt hình phân cách (góc khúc xạ bằng 90º) vẽ hinhg 27.2 SGK để minh họa hiện tượng.
- HS viết định luật khúc xạ ánh sáng từ đó giải thích hiện tượng xảy ra trong các thí nghiệm.
- Thí nghiệm cho HS quan sát hiện tượng xảy ra khi góc tới lớn hơn agh.
- Trả lồ phiếu học tập, chuẩn bị trình bày trước lớp nếu được gọi.
+ Lĩnh hội và ghi vào vở.
Hoạt động 2: Hiện tượng phản xạ toàn phần
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động của HS
- GV tiến hành thí nghiệm, cho HS quan sát hiện tượng phản xạ toàn phần.
- Quan sát thí nghiệm và ghi giá rị góc khúc xạ tương ứng vớimoix góc tới.
- Hướng dẫn học sinh trả lời các câu hỏi
- Phân tích kết quả của thí nghiệm, định nghĩa hiện tượng phản xạ toàn phần.
- Hướng dẫn HS trả lời các câu C2
- HS theo dõi và tiếp thu đồng thời vẽ vào vở.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi vào phiếu học tập và kết luận lại vấn đề: Khi ánh sáng truyền từ môi trường chiết quang hơn nếu góc tới i=900, góc khúc xạ sẽ bằng góc giới hạn phản xạ toàn phần
- Định nghĩa được hiện tượng phản xạ toàn phần
- So sánh được phản xạ toàn phần và phản xạ một phần.
- Kết luận về điều kiện để có phản xạ toàn phần: n1>n2; iigh.
- Trả lời vào phiếu học tập, chuẩn bị trình bày trước lớp nếu được gọi.
+ Lĩnh hội và ghi vào vở
Hoạt động 3: ứng dụng của hiện tượng phản xạ toàn phần
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động của HS
- GV trình bày sơ lược cấu tạo, công dụng của cáp quang (chú ý đến hiện tượng quang học).
- Nêu một số ứng dụng của hiện tượng phản xạ toàn phần trong các dụng cụ quang học hoặc phép nội soi trong y học.
- Cho HS đọc để tìm hiểu công dụng của sợi quang học.
- HS tiếp nhận thông tin về sợi cáp quang và ứng dụng của nó:
+ Lõi sợi cáp quang làm bằng thuỷ tinh siêu gạch có chiết suất lớn hơn chiết suất của vỏ cũng làm bằng thuỷ tinh khác nên mọi tia sáng truyền trong đó khi gặp thành lõi sợi dây sẽ bị phản xạ toàn phần. Sợi dây quang học đóng vai trò như ống dẫn sáng.
+ Tín hiệu truyền đi đượcbiến đổi thành dạng ánh sáng sẽ truyền đi với tốc độ và chất lượng cao.
IV. củng cố bài học
- Nắm nội dung tóm tắt ở SGK
- Nhấn mạnh về hiện tượng phản xạ toàn phần và điệu kiện để có phản xạ toàn phần.
- Củng cố bằng các câu hỏi trắc nghiệm
1. Một tia sáng hẹp phát ra từ 1 bóng đèn đặt ở đáy một bể bơi chiếu đến mặt phân cách Nước – Không khí dưới một góc i ạ 0. Nừu tăng góc tới lên hai lặn thì
A. Góc khúc xạ tăng lên gấp 2 lặn
B. Góc khúc xạ tăng gặn gấp 2 lặn
C. Góc khúc xạ tăng lên hơn 2 lặn hoặc xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần, nếu 2i > igh (igh – là góc giới hạn).
D. Xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần, nếu 2i < igh
2. Tại sao vào những ngày nắng khi đi trên xa lộ bằng ô tô hoặc xe máy nhìn lên phía trước,ta có cảm giác mặt đường bị ướt giống như sau cơn mưa hoặc tại đó xuất hiện những vũng nước, trên đó có thể nhìn thấy ảnh phản xạ của mặt trời hoặc phong cảnh xung quanh. Hiện tượng trên xuất hiện là do.
A. Phản xạ toàn phần đã xảy ra trên lớp nhựa đường phủ trên xa lộ.
B. Phản xạ toàn phần đã xảy ra từ lớp không khí bị đốt nóng (do bức xạ nhiệt) nằm sát mặt đường
C. Khúc xạ của ánh sáng mặt trời qua lớp không khí bị đốt nóng ở phía trên mặt đường
D. Khúc xạ của các tia sáng qua mặt đường.
V. bài tập về nhà
- Làm các bài tập trắc nghiệm: 5, 6, 7, 8, 9 ở SGK
- Giải các bài tập SGK
- Tìm một số ví dụ thực tế về ứng dụng định luật phản xạ toàn phần để giải thích.
Bài tập
I. Mục tiêu cần đạt được
1. Về kiến thức
- Hệ thống kiến thức và phương pháp giải bài tập về khúc xạ ánh sáng và phản xạ toàn phần ánh sáng.
2. Về kỹ năng
- Rèn luyện kỹ năng vẽ hình và giải các bài tập dựa vào các phép toán hình học.
II. Đồ dùng dạy học
- Chuẩn bị các phiếu học tâp
- Lựa chọn bài đặc trưng.
III. Hoạt động dạy học
1. Bài cũ: Phát biểu, nội dung và biểu thức, biểu diễn bằng hình vẽ định luật khúc xạ ánh sáng.
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Một số lưu ý khi giải bài tập
Khi giải toán cần lưu ý: Khi ánh sáng đi từ môi trường chiết quang kém qua môi trường chiết quang hơn, ta luôn có tia khúc xạ nhưng góc khúc xạ nhỏ hơn một giá trị giới hạn rgh:
+ Khi ánh sáng đi từ một môi trường triết quang hơn qua môi trường kém chiết quang ta nên tính góc giới hạn trước. Nếu i r=90o nếu i > igh thì có hiện tượng phản xạ toàn phần.
Các bước giải toán:
- Vẽ đường đi của tia sáng qua các môi trường theo đề ra, trên cơ sở định luật khúc xạ ánh sáng, xác định ảnh của vật (nếu có).
- Sử dụng các công thức về chiết suất, mối liên hệ giữa chiét xuất với vận tốc ánh sáng, định luật khúc xạ và các tính chất của ảnh để tìm các đại lượng theo yêu cầu bài toán.
- Biện luận kết quả và chọn đáp án đúng.
Hoạt động 2: Các dạng bài tập cụ thể
Phiếu trắc nghiệm
1. Trong hiện tượng khúc xạ thì:
A. Khi góc tới tăng thì góc khúc xạ tăng.
B. Khi góc tới tăng thì góc khúc xạ giảm.
C. Khi góc tới bằng 90o thì không có góc khúc xạ.
D. Tia tới và pháp tuyến cùng nằm treong một mặt phẳng còn tia khúc xạ thì không?
2. Yếu tố nào dưới đây quyết định giá trị của chiết suất tiai sáng đối với hai môi trường khác nhau.
A. Khối lượng riêng của hai môi trường.
B. Tỉ số giữa giá trị hàm sin của góc tới và góc khúc xạ.
C. Tận số của ánh sáng lan truyền trong hai môi trường.
D. Tính chất đàn hồi của hai môi trường.
3. Mối liên hệ của vận tốc lan truyền với tặn số và bước sóng của ánh sáng trong hai môi trường 1 và 2 là:
A: v1 f1 = f2 và
B: v1 = v2 => f1 < f2 và
C: v1 > v2 => f1 < f2 và
D: v1 f1 = f2 và .
4. Nếu biết chiết suất tuyệt đối đối với một tia sáng đơn sắc bằng n1, cho nước và n2 cho thuỷ tinh, thì chiết suất tương đối, khi tia sáng đó truyền từ nước sang thuỷ tinh sẽ là:
A. n21 = B. n21 =
C. n21 = D. n21 =
5. Chiếu một tia sáng từ môi trường không khí vào môi trường nước có chiết suất n, sao cho tia sáng khúc xạ vuông góc với tia phản xạ. Góc tới i trong tường hợp này được xác định bởi công thức.
A. sini = n C. sini =
B. rgi = n D. tgi =
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Tổ chức cho HS trả lời ở phiếu học tập của phần bài tập trắc nghiệm 2.1; 3.1 ở sách bài tập 5, 6 SGK mà giáo viên đã chuẩn bị sẵn cho các tổ
- HS trong từng tổ trao đổi. Trả lời theo yêu cầu của từng bài sau đó trao đổi để chấm rồi nộp lại cho giáo viên.
Một HS đứng dậy trả lời các câu hỏi trắc nghiệm ở bài 2.2, 2.3 SBT.
- GV cùng cả lớp nhận xét bài làm của từng tổ.
Bài tập định lượng
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Cho HS nắm được điều kiện để cho phản xạ toàn phần.
- HS cho biết điều kiện để có phản xạ toàn phần.
- Biết cách vẽ đường truyền tia sáng khi có phản xạ toàn phần để từ đó viết được công thức của định luật khúc xạ khi có phản xạ toàn phần.
- Cả lớp theo dõi rút ra nhận xét phương pháp và kết quả.
- Theo dõi GV giả bài 3.10 SBT và ghi vào vở.
- HS phải biết vận dụng điều kiện phản xạ toàn phần để giải bài toán vẽ đường truyền của tia sáng qua các dụng cụ quang học.
- Dưới sự hướng dẫn của GV, HS làm bài 8 SGK để rèn luyện khả năng tính toán.
- Gọi HS làm bài tập 7 SGK
IV. củng cố bài học
- Nắm, hiểu và vẽ được ảnh của một vật sáng qua lăng kính, nhận xét tính chất ảnh.
- Nhấn mạnh đặc điểm điều kiện để có phản xạ toàn phần. Kết quả các góc khi đó.
- So sánh điểm giống nhau và khác nhau về phản xạ thông thường và phản xạ toàn phần.
v. bài tập về nhà
- Chữa các bài tập vào vở.
- Làm thêm các bài tập trắc nghiệm SBT
chương vii: mắt, các dụng cụ quang học
Bài 28: lăng kính
I. Mục tiêu cần đạt được
1. Về kiến thức
- Trình bày được cấu tạo của lăng kính và hai đặc trưng của nó: A, n (góc chiết quang và chiết suất của lăng kính)
- Nêu được các tác dụng của lăng kính đối với ánh sáng truyền qua: Tán sắc ánh sáng trắng, làm lệch tia sáng về tia đáy của lăng kính.
- Trình bày được vấn đề về góc lệch cực tiểu và nêu được công dụng của lăng kính.
2. Về kỹ năng
- Viết được các công thức về lăng kính và vận dụng để giải các bài tập về lăng kính.
II. Đồ dùng dạy học
- Chuẩn bị một số loại lăng kính, nguồn sáng.
- Chuẩn bị các phiếu học tập.
III. Hoạt động dạy học
1. Bài cũ: Thế nào là phản xạ toàn phần? Điều kiện để có phản xạ toàn phần? Viết biểu thức định luận khúc xạ khi có xảy ra hiện tượng toàn phần?
2. Bài mới: Hoạt động 1:Cấu tạo của lăng kính
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động của HS
- GV cho HS quan sát một số loại lăng kính, đưa ra hình vẽ và hướng dẫn GV nghiên cứu SGK (hình 28.1, 28.2) và trả lời một số đặc điểm về cấu tạo của lăng kính.
- HS quan sát và vẽ hình vào vở.
- Nắm được yêú tố của lăng kính: góc chiết quang A, chiết suất n đối với môi trường ngoài.
- Đặc trưng của một lăng kính: góc chiết quang A, chiết suất n đối với môi trường ngoài.
- Yêu cầu HS trả lời các nội dung trong phiếu học tập
- Trả lời vào phiếu học tập các nội dung theo yêu cầu và chuẩn bị trình bày trước lớp nếu được gọi
Hoạt động 2: Đường truyền của tia sáng qua lăng kính
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động của HS
- Tổ chức cho HS thí nghiệm (hình 28.3) theo nhóm về hiện tượng ánh sáng trắng bị tán sắc qua lăng kính.
- HS tiến hành thí nghiệm, quan sát kết quả để nêu nhận xét của mình theo yêu cầu của GV
- Gọi một HS nhận xét đường truyền của tia sáng mặt trời qua lăng kính? Giải thích nguyên nhân của hiện tượng đó?
+ ánh sáng trắng khi qua lăng kính bị phân tích thành nhiều màu (Tán sắc)
+ Nguyên nhân: Chiết suất của lăng kính thay đổi theo màu sắc.
+ ánh sáng đơn sắc không bị tán sắc qua lăng kính.
- GV làm thí nghiệm như hình 28.4 SGK (chỉ xét các tia sáng nằm trong mặt phẳng vuông góc với cạnh lăng kính và có tia ló ở bên thứ 2) sau đó cho HS nhận xét đường truyền của tia sáng tại 2 mặt bên và hướng của tia ló. Chỉ rõ trên hình vẽ góc lệch D của tia sáng khi qua lăng kính.
- Quan sát thí nghiệm để nhận xét đường truyền của tia sáng qua lăng kính.
- Vẽ hình 18.4 SGK
- Trả lời câu C1
- Trả lời vào phiếu học tập các nội dung theo yêu cầu và chuẩn bị trình bày trước lớp nếu được gọi.
- Yêu cầu HS trả lời các nội dung trong phiếu học tập.
Hoạt động 3: Các công thức về lăng kính
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động của HS
- GV dẫn dắt HS thành lập các công thức 28.1 về lăng kính trong trường hợp tổng quát bằng cách sử dụng công thức liên hệ giữa góc ngoài và góc trong của tam giác
- HS theo dõi và cùng GV thành lập các công thức về lăng kính.
- Làm câu C2, C3
+ Sử dụng công thức định luật khúc xạ ánh sáng, góc đối đỉnh, góc có cạnh tương ứng vuông góc, góc ngoài tam giác?
- Thành lập các công thức 28.1 trường hợp góc tới i và góc chiết quang A đều nhỏ.
+ Sử dụng công thức lượng giác ặn đúng ứng với góc bé?
- Trả lời vào phiếu học tập các nội dung theo yêu cầu và chuẩn bị trình bày trước lớp nếu được gọi.
Hoạt động 4: Công dụng cuả lăng kính
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động của HS
- GV trình bày theo phương pháp thông báo diễn giảng các ứng dụng của lăng kính:
- HS tiếp thu các nội dung:
+ Giới thiệu sơ lược về cấu tạo của máy quang phổ và chỉ rõ lăng kính là bộ phận chính – hình 28.6
+ Cấu tạo, hoạt động, công dụng của máy quang phổ.
- GV trình bày cách đo chiết suất của chất rắn trong suốt nhờ việc đô góc lệch cực tiểu qua lăng kính và sử dụng công thức tính góc lệch cực tiểu
+ Lăng kính phản xạ toàn phần trong các dụng cụ quang học như ống nhòm, máy ảnh hoặc phép nội soi trong y học.
iv. củng cố bài học
- Nắm nội dung tóm tắt ở SGK
- Nhấn mạnh về các công thức lăng kính, công thức góc lệch cực tiểu
- Củng cố bằng các câu hỏi trắc nghiệm
v. bài tập về nhà
- Làm các bài tập trắc nghiệm: 5, 6 ở SGK: 4.1; 4.2; 4.3 ở SBT
- Giải các bài tập: 7, 8 SGK; 4.9; 4.11 SBT
Bài 29: thấu kính mỏng (t1)
I. Mục tiêu cần đạt được
1. Về kiến thức
- Trình bày được cấu tạo và phân loại thấu kính.
- Trình bày được khái niệm về các đặc trưng quan trọng của một thấu kính mỏng: quang tâm, quan trục, tiêu điểm, tiêu cực, độ tụ
2. Về kỹ năng
- Vẽ được ảnh tạo bởi thấu kính và nêu được đặc điểm của ảnh: thật hay ảo, chiều độ lớn ứng với từng vị trí của vật
II. Đồ dùng dạy học
- Chuẩn bị một số loại thấu kính mỏng, nguồn sáng, tranh vẽ để giới thiệu các đặc trưng của thấu kính
- Chuẩn bị các phiếu học tập.
III. Hoạt động dạy học
1. Bài cũ: Viết các công thức về lăng kính? ứng dụng của lăng kính
2. Bài mới: Hoạt động 1:Cấu tạo của lăng kính
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động của HS
- GV vừa giới thiệu cấu tạo của thấu kính vừa vẽ hình 29.1 SGK lên bảng để giới thiệu
- HS quan sát và vẽ hình vào vở.
- Quan sát thí nghiệm và cho biể kết quả:
+ Chùm tia sáng song song qua thấu kính rìa mỏng thì hội tụ tại một điểm sau thấu kính.
- - Hướng dẫn làm câu C1
- Làm câu C1
- GV làm thí nghiệm về đường đi của chùm sáng song qua mỗi loại thấu kính và cho HS nêu nhận xét kết quả
+ Chùm tia sáng song song qua thấu kính rìa dày thì bị loe ra (kéo dài gặp nhau tại một điểm trước thấu kính).
Hoạt động 2: Khảo sát thấu kính hội tụ
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động của HS
- GV làm thí nghiệm kết hợp với hình vẽ 29.3; 29.4 SGK để giới thiệu cho HS quan tâm, trục chính, trục phụ, tính chất của quang tâm:
- HS quan sát thí nghiệm để cho biết nhận xét của mình khi giáo viên yêu cầu:
+ Đặc điểm tia sáng qua quang tâm
+ Đường đi của tia sáng tới trùng với trục chính
- Làm thí nghiệm với 2 tia Laser song song và rất gặn trục chính rồi gọi một HS nhận xét đường truyền của 2 tia sáng ló qua thấu kính
+ Quang tâm.
- Giải thích nguyên nhân của hiện tượng đó? (dựa vào tác dụng làm lệch tia sáng của lăng kính).
- Quan sát thí nghiệm để nhận xét đường truyền của 2 tia sáng qua thấu kính.
- Làm thí nghiệm với 2 tia Laser song song và rất gặn 1 trục phụ rồi gọi một HS nhận xét đường truyền của 2 tia sáng ló qua thấu kính qua đó HS hình thành khái niệm về tiêu điểm chính, tiêu điểm phụ.
- Làm câu C2; C3
HS tiếp thu và vẽ vào vở các hình 29.3; 29.4; 29.5; 29.6 SGK
+ Nắm được khái niệm tiêu điểm ảnh chính, tiêu điểm ảnh phụ
- Thí nghiệm chếu sáng qua F đối xứng với F,, Fn đối xứng với F,n qua quang tâm cho HS nhận xét đường đi của tia sáng.
- Làm việc dưới sự hướng dẫn của GV
- Vẽ hình 29.3; 29.4; 29.5; 29.6 SGK để minh hoạ
- Làm việc dưới sự hướng dẫn của GV
- GV làm thí nghiệm như hình 29.4 SGK sau đó cho HS đo khoảng cách từ quang tâm đến tiêu diện rồi giới thiệu tiêu cực và định nghĩa độ tụ; công thức; cách quy ước dấu các đại lượng và đơn vị của chúng.
- Nắm định nghĩa, công thức tính tiêu cực, độ tụ, đơn vị và cách quy ước dấu của các đại lượng.
- Làm bài tập ví dụ vào giấy nháp.
- Hướng dẫn HS làm bài ví dụ
- Trả lời vào phiếu học tập các nội dung theo yêu cầu và chuẩn bị trình bày trước lớp nếu được gọi
Hoạt động 3: Khảo sát thấu kính phân kì
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động của HS
- Từ thí nghiệm hình 29.8 SGK cho HS rút ra được các định nghĩa như đối với thấu kính hội tụ.
- Theo dõi các thí nghiệm để khảo sát các yếu tố và đặc trưng của thấu kính phân kì
- Phân biệt được sự khác nhau căn bản giữa thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì
- Từ thí nghiệm kết hợp hình 29.9 SGK nêu sự khác nhau cơ bản giữa 2 loại thấu kính?
+ Các tiêu điểm đều là ảo
+ Tiêu cực và độ tụ có giá trị âm
- Làm câu C4
iv. củng cố bài học
- Nắm nội dung tóm tắt ở SGK.
- Nhấn mạnh về các đặc điểm của 2 loại thấu kính và so sánh điểm giống và khác nhau giữa chúng?
vi. bài tập về nhà
- Làm bài tập trắc nghiệm: 4, 5 SGK
Bài 29: thấu kính mỏng (t2)
I. Mục tiêu cần đạt được
1. Về kiến thức
- Viết và vận dụng các công thức về thấu kính và cách quy ước về dấu của các đại lượng trong biểu thức.
- Biết cách vẽ ảnh của một vật sáng qua thấu kính
- Trình bày sơ lược được các quang sai xảy ra với thấu kính.
- Nêu được một số công dụng quan trọng của thấu kính.
2. Về kỹ năng
- Thành thục cách vẽ ảnh của vật sáng qua thấu kính
- - Giải được các bài toán cơ bản về thấu kính
II. Đồ dùng dạy học
- Chuẩn bị một số loại thấu kính mỏng, nguồn sáng, tranh vẽ để giới thiệu các đặc trưng của thấu kính
- Chuẩn bị các phiếu học tập.
III. Hoạt động dạy học
1. Bài cũ: Có mấy loại thấu kính? Nêu đặc điểm khác nhau giữa chúng
2. Bài mới: Hoạt động 1: Sự tạo ảnh của thấu kính
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động của HS
- GV cho HS nhắc lại khái niệm ảnh và vật trong quang học ở lớp 7 và lớp 9.
- Nhắc lại khái niệm ảnh và vật thật
- Thí nghiệm về sự toạ ảnh (ngọn nến) qua thấu kính hội tụ trường hợp cho ảnh thật và trường hợp cho ảnh ảo
- Quang sát thí nghiệm va cho biết kết quả
- Giới thiệu thêm về vật ảo, ảnh ảo qua hình vẽ 29.12; 29.13; từ đó định nghĩa về ảnh điểm, vật điểm và cách tạo ra chúng.
HS hệ thống các khái niệm vừa tiếp nhận được:
- GV làm thí nghiệm như các hình trên để minh hoạ các khái niệm
+ ảnh thật
+ ảnh ảo
+ ảnh điểm thật
+ ảnh điểm ảo
-
+ Vật điểm thật
+ Vật điểm ảo
Hoạt động 2: Cách dựng ảnh ảo bởi thấu kính
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động của HS
- Từ một điểm A trước thấu kính, lần lượt chiếu các tia sáng đặc biệt tới thấu kính hội tụ cho HS quan sát đường đi của tia ló và nêu nhận xét?
- HS quan sát thí nghiệm và rút ra nhận xét đường đi của các tia sáng đặc biệt:
- Hãy chỉ ra cách vẽ ảnh của một đỉêm qua thấu kính hội tụ?
+ Tia tới quang tâm
+ Tia tới song song trục chính
+ Tia tới qua tiêu điểm vật
+ Tia tới song song trục phụ
- Hãy chỉ ra cách vẽ ảnh của một điểm qua thấu kính hội tụ?
- Thí nghiệm tương tự với thấu kính phân kì và cho HS khái quát cách vẽ ảnh điểm sáng qua thấu kính?
- Khái quát cách vẽ ảnh qua thấu kính
Hoạt động3: Các trường hợp tạo ảnh qua thấu kính
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động của HS
- Thí nghiệm về sự tạo ảnh (ngọn đèn) qua thấu kính hội tụ, di chuyển ngọn đèn, cho HS quan sát ảnh và nêu tính chất của ảnh trong trong trường hợp cụ thể.
Quan sát thí nghiệm và nêu các nhận xét về tính chất ảnh của vật sáng qua thấu kính.
- Đối với thấu kính phân kì cũng thí nghiệm tương tự.
- Làm câu C4
- Trường hợp vật ảo HS xác định ảnh qua cách vẽ
Hoàn thành bảng tóm tắt về đặc điểm ảnh qua thấu kính
- Từ các nhận xét điền các thông tin vào bảng tóm tắt
- Trả lời vào phiếu học tập các nội dung theo yêu cầu và chuẩn bị trình bày trước lớp nếu được gọi.
Hoạt động 4: Các công thức thấu kính
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động của HS
- Cho HS vẽ ảnh của vật sáng hình mũi tên hình 29.14; 29.15.
- Vẽ hình 5.16; 5.17
- Giới thiệu cách kí hiệu và quy ước dấu các đại lượng.
- Làm câu C5
Ghi nhận các công thức về thấu kính
- Hướng dẫn chứng minh các công thức 29.2; 29.3
- Giải bài tập ví dụ 2
Hoạt động 5: Công dụng của thấu kính
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động của HS
- GV hỏi: Trong thực tế có nhứng dụng cụ quang học nào có sử dụng thấu kính?
- HS kể ra một số ứng dụng của thấu kính trong thực tế
- Diễn giải giới thiệu khái quát các ứng dụng thực tế của thấu kính.
+ Kính khắc phục tật của mặt
+ Kính lúp
+ Kính thiên văn
+ Kính hiển vi...
- Tìm thêm các ứng dụng thực tế
- Trả lời vào phiếu học tập các nội dung theo yêu cầu và chuẩn bị trình bày trước lớp nếu được gọi.
iv. củng cố bài học
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động của HS
- GV hỏi: Trong thực tế có những dụng cụ quang học nào có sử dụng thấu kính?
- HS kể ra một số ứng dụng của thấu kính trong thực tế.
+ Kính khắc phục tật của mặt
+ Kính lúp
+ Kính thiên văn
+ Kính hiển vi...
- Diễn giải giới thiệu khái quát các ứng dụng thực tế của thấu kính
- Tìm thêm các ứng dụng thực tế
- Trả lời vào phiếu học tập các nội dung theo yêu cầu và chuẩn bị trình bày trước lớp nếu được gọi.
iv. củng cố bài học
- Nắm nội dung tóm tắt ở SGK
- Nhấn mạnh về các câu hỏi trắc nghiệm.
Bài tập
I. Mục đích cần đạt
1.
File đính kèm:
- giao an 11 nang cao.doc