Giáo án Vật lý 11 cơ bản - Tiết 14, 15 - Điện năng – Công suất điện

Tiết 14 ĐIỆN NĂNG – CÔNG SUẤT ĐIỆN

Lớp 11C Thứ Ngày

Lớp 11E Thứ Ngày

Lớp 11H Thứ Ngày

A. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức:

- Trình bày được biểu thức và ý nghĩa của các đại lượng trong biểu thức của công và công suất.

- Phát biểu được nội dung định luật Jun – Lenxơ.

- Trình bày được biểu thức công và công suất nguồn điện, ý nghĩa các đại lượng trong biểu thức và đơn vị.

 2. Kĩ năng:

- Giải các bài toán điện năng tiêu thụ của đoạn mạch, bài toán định luật Jun – Lenxơ.

 3. Thái độ: Tích cực tham gia xây dựng bài giảng

B. CHUẨN BỊ:

 1. Giáo viên:

Xem lại SGK vật lý 9,Thước kẻ, phấn màu

1. Điện năng tiêu thụ của đoạn mạch không tỉ lệ thuận với

A. hiệu điện thế hai đầu mạch. B. Nhiệt độ của vật dẫn trong mạch

C. cường độ dòng điện trong mạch. C. thời gian dòng điện chạy qua mạch.

2. Cho đoạn mạch có hiệu điện thế hai đầu không đổi, khi điện trở trong mạch được điều chỉnh tăng 2 lần thì trong cùng khoảng thời gian, năng lượng tiêu thụ của mạch

A. giảm 2 lần. B. giảm 4 lần. C. tăng 2 lần. D. không đổi.

 

doc4 trang | Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 515 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 11 cơ bản - Tiết 14, 15 - Điện năng – Công suất điện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Tiết 14 ĐIỆN NĂNG – CÔNG SUẤT ĐIỆN Lớp 11C Thứ Ngày Lớp 11E Thứ Ngày Lớp 11H Thứ Ngày A. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Trình bày được biểu thức và ý nghĩa của các đại lượng trong biểu thức của công và công suất. - Phát biểu được nội dung định luật Jun – Lenxơ. - Trình bày được biểu thức công và công suất nguồn điện, ý nghĩa các đại lượng trong biểu thức và đơn vị. 2. Kĩ năng: - Giải các bài toán điện năng tiêu thụ của đoạn mạch, bài toán định luật Jun – Lenxơ. 3. Thái độ: Tích cực tham gia xây dựng bài giảng B. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Xem lại SGK vật lý 9,Thước kẻ, phấn màu 1. Điện năng tiêu thụ của đoạn mạch không tỉ lệ thuận với A. hiệu điện thế hai đầu mạch. B. Nhiệt độ của vật dẫn trong mạch C. cường độ dòng điện trong mạch. C. thời gian dòng điện chạy qua mạch. 2. Cho đoạn mạch có hiệu điện thế hai đầu không đổi, khi điện trở trong mạch được điều chỉnh tăng 2 lần thì trong cùng khoảng thời gian, năng lượng tiêu thụ của mạch A. giảm 2 lần. B. giảm 4 lần. C. tăng 2 lần. D. không đổi. 3. Cho một đoạn mạch có điện trở không đổi. Nếu hiệu điện thế hai đầu mạch tăng 2 lần thì trong cùng khoảng thời gian năng lượng tiêu thụ của mạch A. tăng 4 lần. B. tăng 2 lần. C. không đổi. D. giảm 2 lần. 4. Trong các nhận xét sau về công suất điện của một đoạn mạch, nhận xét không đúng: A. Công suất tỉ lệ thuận với hiệu điện thế hai đầu mạch. B. Công suất tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện chạy qua mạch. C. Công suất tỉ lệ nghịch với thời gian dòng điện chạy qua mạch. D. Công suất có đơn vị là W. 5. Hai đầu đoạn mạch có một hiệu điện thế không đổi, nếu điện trở của mạch giảm 2 lần thì công suất điện của mạch A. tăng 4 lần. B. không đổi. C. giảm 4 lần. D. tăng 2 lần. 6. Trong đoạn mạch chỉ có điện trở thuần, với thời gian như nhau, nếu cường độ dòng điện giảm 2 lần thì nhiệt lượng tỏa ra trên mạch A. giảm 2 lần. B. giảm 4 lần. C. tăng 2 lần. D. tăng 4 lần. 7. Trong một đoạn mạch có điện trở thuần không đổi, nếu muốn tăng công suất tỏa nhiệt lên 4 lần thì phải A. tăng hiệu điện thế 2 lần. B. tăng hiệu điện thế 4 lần. C. giảm hiệu điện thế 2 lần. D. giảm hiệu điện thế 4 lần. 8. Công của nguồn điện là công của A. lực lạ trong nguồn. B. lực điện trường dịch chuyển điện tích ở mạch ngoài. C. lực cơ học mà dòng điện đó có thể sinh ra. D. lực dịch chuyển nguồn điện từ vị trí này đến vị trí khác. 9. Cho đoạn mạch điện trở 10 Ω, hiệu điện thế 2 đầu mạch là 20 V. Trong 1 phút điện năng tiêu thụ của mạch là A. 2,4 kJ. B. 40 J. C. 24 kJ. D. 120 J. 10. Một đoạn mạch xác định trong 1 phút tiêu thụ một điện năng là 2 kJ, trong 2 giờ tiêu thụ điện năng là A. 4 kJ. B. 240 kJ. C. 120 kJ. D. 1000 J. 11. Một đoạn mạch tiêu thụ có công suất 100 W, trong 20 phút nó tiêu thụ một năng lượng A. 2000 J. B. 5 J. C. 120 kJ. D. 10 kJ. 12. Nhiệt lượng tỏa ra trong 2 phút khi một dòng điện 2A chạy qua một điện trở thuần 100 Ω là A. 24 kJ. B. 24 J. D. 24000 kJ. D. 400 J. 13. Một nguồn điện có suất điện động 2 V thì khi thực hiện một công 10 J, lực lạ đã dịch chuyển một điện lượng qua nguồn là A. 50 J. B. 20 J. C. 20 J. D. 5 J. 14. Người ta làm nóng 1 kg nước thêm 10C bằng cách cho dòng điện 1 A đi qua một điện trở 7 Ω. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K. Thời gian cần thiết là A. 10 phút. B. 600 phút. C. 10 s. D. 1 h. 2. Học sinh: - Ôn tập kiến thức lớp 9 về công của dòng điện và định luật Jun-Len-xơ. C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ( p) Nêu biểu thức tính công của dòng điện và nội dung định luật Jun-Len-xơ 3. Bài mới: Hoạt động 1( p): Tìm hiểu điện năng tiêu thụ và công suất điện Trợ giúp của giáo viên Hoạt động của học sinh - Giới thiệu công của lực điện A = Uq = UIt - Hỏi C1. - Hỏi C2. - GV thông báo: Số đo của phần năng lượng biến đổi từ điện năng thành dạng năng lượng khác bằng công của lực điện thực hiện - Hỏi C3. - Dựa vào biểu thức công suất đã học thiết lập biểu thức 8.2 SGK và nêu ý nghĩa của công suất điện - Hỏi C4. - GV nhận xét, đánh giá và đưa ra kết luận - HS tiếp thu - Trả lời C1. - Trả lời C2. - Trả lời C3. - Hoạt động nhóm trả lời câu hỏi GV - Trả lời C4. - Tiếp thu kết luận của GV Hoạt động 2( p): Tìm hiểu định luật Jun – Len xơ và công suất tỏa nhiệt. Trợ giúp của giáo viên Hoạt động của học sinh - Nêu câu hỏi: Phát biểu định luật Jun – Lenxơ, Viết biểu thức và giải thích ý nghĩa các đại lượng? Từ biểu thức nhiệt lượng tỏa ra hãy xác định công suất tỏa nhiệt của vật dẫn? Nêu ý nghĩa vật lí của nó - Gợi ý trả lời ý 2 của câu hỏi - Hỏi C5 - Đọc SGK mục II ý 1, 2 thu thập thông tin trả lời câu hỏi của GV - Trả lời C5. 4. Củng cố( p): - Nêu lại nội dung chính của bài - Bài tập trắc nghiệm: Từ câu 1 đến câu 7 5. Hướng dẫn về nhà( p): - Làm bài tập 5, 6, 7, 8 SGK- 49 - Ôn lại bài nguồn điện Ngày soạn: Tiết 15 ĐIỆN NĂNG. CÔNG SUẤT ĐIỆN(Tiết 2) Lớp 11C Thứ Ngày Lớp 11E Thứ Ngày Lớp 11H Thứ Ngày * Tiến trình bài học 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ( p): Điện năng mà một đoạn mạch tiêu thụ được đo bằng công do lực nào thực hiện? Viết công thức tính điện năng tiêu thụ và công suất điện của một đoạn mạch khi có dòng điện chạy qua. 3. Bài mới: Hoạt động 1( p): Tìm hiểu công và công suất của nguồn điện Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Nêu câu hỏi: Từ biểu thức của suất điện động và biểu thức cường độ dòng điện, hãy xác định biểu thức tính công của nguồn điện? Từ biểu thức tính công của nguồn điện, hãy suy ra công thức xác định công suất của nguồn điện. - Hướng dẫn HS rút ra các công thức. - GV đưa ra kết luận - Đọc SGK mục III ý 1,2 trả lời CH - Suy ra các biểu thức theo hướng dẫn. -Tiếp thu kết luận của GV Hoạt động 2( p): Bài tập vận dụng Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Nêu nội dung bài tập trắc nghiệm từ câu 8 đến câu 14. - Yêu cầu HS hoạt động nhóm giải bài tập và nhận xét lời giải của bạn. - Chính xác hoá kết quả cuối cùng - Tiếp thu nội dung bài tập - Hoạt động nhóm giải - Trình bày đáp án , giải thích lí do đã chọn - Tiếp thu nhận xét của giáo viên 4. Củng cố( p): - Nêu lại nội dung chính của bài - Làm bài tập 9 SGK- 49 5. Hướng dẫn về nhà( p) Làm bài tập 8.3; 8.6; 8.7; ;8.8 SBT- 22,23 D. Rút kinh nghiệm giờ dạy

File đính kèm:

  • docGA 11cb T14,15.doc