Ngày soạn: 21/10/2007
BÀI 11: PIN VÀ ẮC QUY
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Nêu được hiệu điện thế điện hoá là gì? Cơ sở chế tạo pin điện hoá.
- Nêu được cấu tạo và sự tạo thành suất điện động của pin Vônta.
- Nêu được cấu tạo của acquy chì và nguyên nhân vì sao acquy là một pin điện hoá nhưng có thể được sử dụng nhiều lần.
- Giải thích được sự xuất hiện hiệu điện thế điện hoá trong trường hợp thanh kẽm nhúng trong dung dịch axít sunfuric.
2. Kỹ năng:
- Giải thích được tại sao sự tạo thành suất điện động của pin Vônta
- Giải thích được nguyên tắc hoạt động của Ắcquy chì.
- Vận dụng các kiến thức học được để giải thích một số hiện tương trong thực tế
3. Thái độ:
- Có thái độ nghiêm túc, tích cực, chủ động trong học tập, yêu thích môn học.
3 trang |
Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 449 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 11 - CT nâng cao - Tiết 14 - Pin và ắc quy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết:
14
Ngày soạn: 21/10/2007
BÀI 11: PIN VÀ ẮC QUY
Mục tiêu
Kiến thức:
Nêu được hiệu điện thế điện hoá là gì? Cơ sở chế tạo pin điện hoá.
Nêu được cấu tạo và sự tạo thành suất điện động của pin Vônta.
Nêu được cấu tạo của acquy chì và nguyên nhân vì sao acquy là một pin điện hoá nhưng có thể được sử dụng nhiều lần.
Giải thích được sự xuất hiện hiệu điện thế điện hoá trong trường hợp thanh kẽm nhúng trong dung dịch axít sunfuric.
Kỹ năng:
Giải thích được tại sao sự tạo thành suất điện động của pin Vônta
Giải thích được nguyên tắc hoạt động của Ắcquy chì.
Vận dụng các kiến thức học được để giải thích một số hiện tương trong thực tế
Thái độ:
Có thái độ nghiêm túc, tích cực, chủ động trong học tập, yêu thích môn học.
Phương pháp
Kết hợp phương pháp phát vấn, phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp thuyết trình.
Chuẩn bị
Giáo viên:
Giáo án, SGK, SBT, STK.
Một viên pin đã bóc võ cho học sinh quan sát cấu tạo
Học sinh:
Chuẩn bị bài theo yêu cầu của giáo viên.
Tiến trình lên lớp
Ổn định lớp: Nắm sĩ số
Kiểm tra bài củ:
Dòng điện là gì? Cường độ dòng điện là gì? chiều của dòng điện được xác định như thế nào?
Nguồn điện là gì? Suất điện động của nguồn điện là gì?
Nội dung bài mới:
Đặt vấn đề:
Kể tên các nguồn điện tạo ra dòng điện một chiều mà em biết?
Muốn biết pin và acquy có cấu tạo và hoạt động như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài 11 Pin và Ắcquy
Triển khai bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu hiệu điện thế điện hoá.
GV: Trình bày theo SGK và ghi tóm tắt lên bảng
HS: Trả lời câu hỏi theo gợi ý của giáo viên giải thích câu C1:
GV: Do tác dụng của lực hoá học các ion Zn2+ tách khỏi kim loại và đi vào dung dịch. Xác định:
* Thanh Zn mang điện gì?
HS:Thanh Zn mang điện (-).
* Dung dịch mang điện gì?
HS:Dung dịch mang điện (+).
* Chiều của cường độ điện trường ở chỗ tiếp xúc.
HS: Có chiều từ dung dịch điện phân đến thanh Zn
+ Lực nào tác dụng lên ion Zn2+?
HS: Lực hoá học Fh và lực điện trường Fđ
+ Khi nào Zn2+ ngừng tan?
HS: Khi Fh = Fd
Hiệu điện thế điện hoá.
- Khi nhúng thanh kim loại vào dung dịch điện phân giữa chúng có hai loại điện tích trái dấu tạo nên hiệu điện thế điện hoá.
- Khi nhúng hai thanh kim loại vào dung dịch điện phân tạo nên giữa hai thanh một hiệu điện thế gọi là pin điện hoá.
Hoạt động 2: Pin Vônta
GV: sử dụng hình 11.1 mô tả cấu tạo của pin Vônta.
GV:Hướng dẫn Hs nhận biết sự tạo thành suất điện động của pin Vônta.
GV: Yêu cầu Hs đọc SGK pin khô Lơclanse.
HS: Sử dụng hình 11.2 mô tả pin Lơclanse.
Pin Vônta.
Cấu tạo: hai cực Zn và Cu nhúng vào dung dịch H2SO4 loãng.
Suất điện động pin Vônta: (sgk).
Hoạt động 3: Tìm hiểu cấu tạo và hoạt động của Acquy
HS: Sử dụng hình 11.3 mô tả cấu tạo của Ắc quy chì
HS: Nghiên cứu SGK nhận biết hoạt động của acquy chì khi phóng điện và nạp điện.
GV: Nhấn mạnh acquy là pin điện hoá có thể sử dụng nhiều lần.
HS: Giải thích tại sao ắcquy là một pin điện hóa có thể sủ dụng nhiều lần?
GV:Thông báo suất điện động – dung lượng của acquy theo sgk.
GV: Thông báo các loại acquy theo sgk.
Acquy.
Cấu tạo và hoạt động của acquy chì.
- Cấu tạo: + Cực dương PbO2.
+ Cực âm Pb.
+ Dung dịch điện phân: dung dịch H2SO4.
- Hoạt động:
+ Khi phát điện: hai bản cực biến đổi đều trở thành giống nhau có PbSO4 phủ ngoài, dòng điện tắt.
+ Khi nạp điện: lớp PbSO4 phủ hai cực mất dần, trở lại là thanh Pb và PbO2 rồi tiếp tục nạp điện.
Acquy sử dụng nhiều lần dựa trên phản ứng thuận nghịch: nó tích trữ năng lượng dưới dạng hóa năng (lúc nạp), để rồi giải phóng năng lượng ấy dưới dạng điện năng (lúc phát điện).
Hoá năng ↔ điện năng.
Suất điện động acquy chì:
+ ξ = 2.
+ Dung lượng acquy: điện lượng lớn nhất khi acquy phát điện (A.h) (1A.h = 3600C)
Các loại acquy: (sgk).
Củng cố:
GV: Cho học sinh làm các bài tập trắc nghiệm trong SGK để cũng cố kiến thức.
Giải thích tại sao Ắcquy là một pin điện hóa có thể sử dụng được nhiều lần?
Nêu quá trình hình thành hiệu điện thế hóa?
Dặn dò:
Soạn bài mới: “Điện năng. Công suất điện. Định luật Jun-Lentz”
Ôn lại các kiến thức về điện năng tiêu thụ, công thức tính công suất điện ở lớp 9.
Phát biểu định luật Jun-Lentz?
Viết biểu thức tính công của nguồn điện.
File đính kèm:
- TIET 14.docx