TỪ TRƯỜNG CỦA MỘT SỐ
DÒNG ĐIỆN CÓ DẠNG ĐƠN GIẢN
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Nêu được đặc điểm về điểm đặt, phương, chiều, độ lớn của cảm ứng từ của dòng điện thẳng dài, dòng điện tròn, dòng điện trong ống dây.
2. Kỹ năng:
- Vận dụng kiến thức để tìm đặc điểm của cảm ứng từ tại một điểm do dòng điện thẳng dài gây ra, cảm ứng từ tại tâm của dòng điện tròn và cảm ứng từ tại một điểm trong lòng ống dây.
- Giải được các bài tập tìm cảm ứng từ của các dòng điện đó.
3. Thái độ:
- Có thái độ nghiêm túc, tích cực, chủ động trong học tập, yêu thích môn học.
II. Phương pháp
- Kết hợp phương pháp phát vấn và phương pháp thuyết trình và phương pháp trực quan.
2 trang |
Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 508 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 11 - CT nâng cao - Tiết 47 - Từ trường của một số dòng điện có dạng đơn giản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết:
47
Ngày soạn: / /2013
TỪ TRƯỜNG CỦA MỘT SỐ
DÒNG ĐIỆN CÓ DẠNG ĐƠN GIẢN
Mục tiêu
Kiến thức:
- Nêu được đặc điểm về điểm đặt, phương, chiều, độ lớn của cảm ứng từ của dòng điện thẳng dài, dòng điện tròn, dòng điện trong ống dây.
Kỹ năng:
- Vận dụng kiến thức để tìm đặc điểm của cảm ứng từ tại một điểm do dòng điện thẳng dài gây ra, cảm ứng từ tại tâm của dòng điện tròn và cảm ứng từ tại một điểm trong lòng ống dây.
- Giải được các bài tập tìm cảm ứng từ của các dòng điện đó.
Thái độ:
Có thái độ nghiêm túc, tích cực, chủ động trong học tập, yêu thích môn học.
Phương pháp
Kết hợp phương pháp phát vấn và phương pháp thuyết trình và phương pháp trực quan.
Chuẩn bị
Giáo viên:
Giáo án, SGK.
Học sinh:
Chuẩn bị bài theo yêu cầu của giáo viên.
Tiến trình lên lớp
Ổn định lớp: Nắm sĩ số
Kiểm tra bài cũ:
Nêu khái niệm cảm ứng từ? Đặc điểm của véc tơ cảm ứng từ?
Nội dung bài mới:
Đặt vấn đề:
Chúng ta đã biết đặc điểm của cảm ứng từ tại một điểm. Vậy đối với các dây dẫn có hình dạng đặc biệt từ trường của nó có đặc điểm như thế nào?
Triển khai bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu về từ trường do các dây dẫn có hình dạng đặc biệt gây ra
GV chia lớp thành 6 nhóm HS. Phân nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm:
Nhóm 1 , 2: Tìm hiểu về từ trường của dòng diện thẳng.
Nhóm 3, 4: Tìm hiểu từ trường của dòng điện tròn
Nhóm 5, 6: Tìm hiểu từ trường của dòng điện trong ống dây.
● GV:
+ Yêu cầu HS làm thí nghiệm về từ phổ?
+ Tìm hiểu về đặc điểm về điểm đặt, phương, chiều, độ lớn của cảm ứng từ của dòng diện chạy trong dây dẫn thẳng, dòng điện chạy trong dây tròn, dòng điện chạy trong ống dây dẫn hình trụ?
+ Đại diện nhóm trình bày và nêu cách xác định cảm ứng từ tại một điểm do dòng điện thẳng gây ra? Cảm ứng từ tại tâm của một dòng điện tròn? Xác định các cực của một nam châm điện (Ống đây hình trụ mang dòng điện)
HS: Thảo luận nhóm. Hoàn thành nhiệm vụ
Các nhóm trình bày kêt quả nghiên cứu.
I. Từ trường của dòng diện thẳng
+ Điểm đặt: Tại điểm đang xét.
+ Phương: Vuông góc với mặt phẳng chứa dây dẫn và điểm đó.
+ Chiều: XĐ theo qui tắc nắm tay phải.
+ Độ lớn: B = 2.10-7
2. Từ trường của dòng điện tròn
+ Điểm đặt: Tại tâm vòng dây
+ Phương: Vuông góc với mặt phẳng vòng dây.
+ Chiều: XĐ theo quy tắc vào nam ra bắc hoặc quy tắc nắm tay phải.
+ Độ lớn: B = 2p.10-7
Đối với trường hợp nhiều vòng dây:
Độ lớn: B = 2p.10-7N
3. Từ trường của dòng điện trong ống dây
+ Điểm đặt: Tại điểm trong lòng ống dây
+ Phương: Trùng với trục ống dây.
+ Chiều: Cùng với chiều của đường sức từ
+ Độ lớn: B = 4p.10-7I =4p.10-7nI
Củng cố:
Yêu cầu học sinh làm bài tập vận dụng: Bài tập 3, 4 sgk
5. Dặn dò
* Làm bài tập 2, 5 SGK
* Trả lời được các câu hỏi trong SGK
* Bài mới: “Bài tập về từ trường”
Ôn tập các kiến thức về từ trường, cảm ứng từ, từ trường của các dây dẫn có hình dạng đặc biệt, nguyên lý chồng chất từ trường.
File đính kèm:
- TIET 47 TU truong cua dong dien trong cac day dan co hinh dang don gian.doc