Giáo án Vật lý 11 - CT nâng cao - Tiết 78 - Các tật của mắt. Cách khắc phục

BÀI 51: CÁC TẬT CỦA MẮT. CÁCH KHẮC PHỤC

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Trình bày được các đặc điểm của mắt cận, mắt viễn và mắt lão, phân biệt được sự khác nhau về đặc điểm các mắt đó.

- Đề xuất được cách khắc phục tật cận thị, viễn thị, lão thị bằng cách đeo kính và chọn kính cho mắt cận thị và viễn thị.

2. Kỹ năng:

- Rèn luyện kĩ năng tính toán xác định các thông số liên quan đến kính cận, kính viễn, kính lão cần đeo cũng như điểm nhìn rõ vật gần nhất, xa nhất khi đeo kính.

3. Thái độ:

- Tạo hứng thú và tính tích cực trong học tập, biết quan sát hợp lý để bảo vệ mắt.

II. Phương pháp

- Kết hợp phương pháp phát vấn, thuyết trình và phương pháp trực quan.

III. Chuẩn bị

1. Giáo viên:

- Giáo án, SGK.

2. Học sinh:

- Chuẩn bị bài theo yêu cầu của giáo viên.

 

docx4 trang | Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 408 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 11 - CT nâng cao - Tiết 78 - Các tật của mắt. Cách khắc phục, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 78 Ngày soạn: 12/04/2008 BÀI 51: CÁC TẬT CỦA MẮT. CÁCH KHẮC PHỤC Mục tiêu Kiến thức: - Trình bày được các đặc điểm của mắt cận, mắt viễn và mắt lão, phân biệt được sự khác nhau về đặc điểm các mắt đó. - Đề xuất được cách khắc phục tật cận thị, viễn thị, lão thị bằng cách đeo kính và chọn kính cho mắt cận thị và viễn thị. Kỹ năng: - Rèn luyện kĩ năng tính toán xác định các thông số liên quan đến kính cận, kính viễn, kính lão cần đeo cũng như điểm nhìn rõ vật gần nhất, xa nhất khi đeo kính. Thái độ: - Tạo hứng thú và tính tích cực trong học tập, biết quan sát hợp lý để bảo vệ mắt. Phương pháp Kết hợp phương pháp phát vấn, thuyết trình và phương pháp trực quan. Chuẩn bị Giáo viên: Giáo án, SGK. Học sinh: Chuẩn bị bài theo yêu cầu của giáo viên. Tiến trình lên lớp Ổn định lớp: Nắm sĩ số Lớp 11A: Kiểm tra bài củ: Thế nào là sự điều tiết của mắt? Nêu định nghĩa điểm cực cận và điểm cực viễn? Nội dung bài mới: Đặt vấn đề: Không phải mắt người nào cũng bình thường đều có thể nhìn rõ được những vật ở xa. Mà có thể có người chỉ nhìn rõ được vật ở gần, có người chỉ nhìn rõ những vật ở xa. Tại sao lại xảy ra hiện tượng đó. Chúng ta sẽ tìm hiểu trong tiết hôm nay. Triển khai bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu về mắt cận thị và cách khắc phục GV: Hãy cho biết, đối với mắt cận thị so với mắt bình thường thì khả năng nhìn xa và gần như thế nào? GV: Từ đó suy ra: vị trí điểm Cc và điểm Cv ở đâu? vị trí tiêu điểm của thấu kính mắt khi mắt không điều tiết? HS: Thảo luận đưa ra câu trả lời. GV: Có cách nào để mắt cận nhìn xa rõ như mắt thường? GV: Tại sao đeo kính cận lại có thể giúp mắt cận nhìn xa rõ như mắt thường? Hãy sờ vào chiếc kính cận để xem đó là kính gì? GV: Nên chọn độ tụ kính phân kì như thế nào để mắt cận nhìn được vật ở xa vô cùng như mắt thường? 1. Cận thị Đặc điểm của mắt cận thị Mắt cận thị là mắt nhìn xa kém hơn so với mắt bình thường. - Điểm cực viễn (CV) của mắt cận thị cách mắt một khoảng không lớn Khi không điều tiết, thấu kính mắt của mắt cận thị có tiêu điểm nằm trước võng mạc Điểm cực cận (CC) của mắt cận ở gần mắt hơn so với mắt bình thường. Cách khắc phục tật cận thị Dùng một thấu kính phân kì có độ tụ thích hợp đeo trước mắt hay gắn nó trước giác mạc. Phẫu thuật giác mạc làm thay đổi độ cong bề mặt giác mạc. Cách chọn kính để khắc phục tật cận thị fk = - OCV - Dấu trừ ứng với thấu kính phân kì. Hoạt động 2: Tìm hiểu về mắt viễn thị GV: Thông báo: Đối với mắt viễn so với mắt bình thường thì: + Không nhìn gần được, nhìn xa như mắt bình thường + Thông báo: ví trí tiêu điểm của thấu kính mắt khi mắt không điều tiết: nằm sau màng lưới. GV: Hỏi: vị trí điểm Ccvà đỉêm Cv ở đâu? GV: Có cách nào để mắt viễn nhìn gần rõ như mắt thường? GV: Tại sao đeo kính viễn thị lại có thể giúp cho mắt viễn nhìn gần rõ như mắt bình thường? Hãy sờ vào chiếc kính viễn để xem đó là kính gì? Tại sao đeo kính đó lại giúp mắt viễn nhìn gần rõ như mắt thường? 2. Viễn thị: a). Đặc điểm của mắt viễn - Không nhìn gần được, nhìn xa như mắt thường. - Vị trí tiêu điểm của thấu kính mắt khi mắt không điều tiết: nằm sau màng lưới. - Cv nằm ở sau màng lưới, Cc xa mắt hơn (so với mắt bình thường). b) Cách khắc phục tật viễn thị - Khắc phục tật viễn thị là làm thế nào để mắt viễn nhìn gần rõ như mắt thường. - Kính đeo sao cho vật ở gần cho ảnh nằm xa hơn và trong khoảng nhìn rõ của mắt. - Các cách khắc phục : + Đeo kính hội tụ có độ tụ thích hợp trước mắt hay gắn nó sát giác mạc. + Phẫu thuật giác mạc làm tăng độ cong mặt ngoài giác mạc. -Để mắt viễn nhìn được vật ở gần như mắt thường, phải chọn kính hội tụ có tiêu cự sao cho ảnh của vật qua kính nằm ở điểm cực cận của mắt viễn (coi như đeo kính sát mắt). Hoạt động 3: Tìm hiểu về mắt lão GV: Thông báo: đối với mắt lão so với mắt bình thường thì. + Không nhìn gần được, nhìn xa như mắt thường. + Thông báo: vị trí tiêu điểm của thấu kính mắt khi mắt không điều tiết: nằm trên màng lưới. GV: Vị trí điểm Cc và điểm Cv ở đâu? GV:Có cách nào để mắt lão nhìn gần rõ như mắt thường? GV: Để khắc phục tật lão thị có thể phẫu thuật giác mạc được không và nếu được thì phẫu thuật như thế nào? 3. Lão thị: a) Đặc điểm của mắt lão - Không nhìn gần được, nhìn xa như mắt thường. - Vị trí tiêu điểm của thấu kính mắt khi mắt không điều tiết: nằm trên màng lưới. - Cv nằm ở trên màng lưới, Cc xa mắt hơn (so với mắt thường) b) Cách khắc phục tật lão thị: - Khắc phục tật lão thị là làm thế nào để mắt lão nhìn gần rõ như mắt thường (giống như mắt viễn). - Kính đeo sao cho vật ở gần cho ảnh nằm xa hơn và trong khoảng nhìn rõ của mắt. - Các cách khắc phục: + Đeo kính hội tụ có độ tụ thích hợp trước mắt hay gắn nó sát giác mạc. + Phẫu thuật giác mạc làm tăng độ cong mặt ngoài giác mạc. - Để mắt lão nhìn được vật ở gần như mắt thường, phải chọn kính hội tụ có tiêu cự sao cho ảnh của vật qua kính nằm ở điểm cực cận của mắt lão (coi như đeo kính sát mắt). Củng cố: Mét ng­êi viÔn thÞ cã ®eo s¸t m¾t mét kÝnh cã ®é tô +2 ®i«p th× nh×n râ mét vËt gÇn nhÊt n»m c¸ch m¾t lµ 25cm. 1. Kho¶ng nh×n râ nhÊt cña m¾t ng­êi Êy cã thÓ nhËn gi¸ trÞ : A. OCC = 30cm. B. OCC = 50cm. C. OCC = 80cm. D. Mét gi¸ trÞ kh¸c. 2. NÕu ng­êi Êy thay kÝnh nãi trªn b»ng kÝnh cã ®é tô +1,5®i«p th× sÏ nh×n râ nh÷ng vËt c¸ch m¾t gÇn nhÊt lµ: A. 28,6cm. B. 26,8cm. C. 38,5cm. D. Mét gi¸ trÞ kh¸c. Mét ng­êi cËn thÞ ph¶i ®eo s¸t m¾t mét kÝnh cã ®é tô -2®i«p míi nh×n râ ®­îc c¸c vËt n»m c¸ch m¾t tõ 20cm ®Õn v« cùc. 3. Kho¶ng nh×n râ ng¾n nhÊt cã thÓ nhËn gi¸ trÞ : A. B. C. D. Mét gi¸ trÞ kh¸c. 4. Kho¶ng c¸ch tõ ®iÓm cùc viÔn ®Õn m¾t cã thÓ nhËn gi¸ trÞ : A. OCV = 100cm. B. OCV = 50cm. C. OCV = 25cm. D. OCV = 150cm. 5. Dặn dò * Làm bài tập 3, 4 SGK Bài mới: “Bài tập” Chuẩn bị các bài tập tiết sau luyện tập

File đính kèm:

  • docxTIET 78 CAC TAT CUA MAT CACH KHAC PHUC.docx