Giáo án Vật lý 11 nâng cao - Bài 2 - Thuyết electron Định luật bảo toàn điện tích

Bài 2 : THUYẾT ELECTRON

 ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐIỆN TÍCH

I. Mục tiêu :

1. Kiến thức :

– Hiểu được các nội dung chính của thuyết electron.

– Hiểu được ý nghĩa và bản chất của các hiện tượng nhiễm điện.

– Hiểu được nội dung của định luật bảo toàn điện tích.

2.Kỹ năng :

– Giải thích được tính dẫn điện và tính cách điện của các chất.

– Giải thích được hiện tượng nhiễm điện trên cơ sở thuyết electron.

II.Chuẩn bị :

1.Giáo viên :

– Các thí nghiệm về nhiễm điện.

– Các hình vẽ thí nghiệm nhiễm điện trong SGK – không ghi sẵn dấu điện tích.

2.Học sinh :

– Ôn lại kiến thức bài học trước về các loại điện tích và tương tác điện.

– Nắm vững các thí nghiệm nhiễm điện về mặt hiện tượng.

 

doc3 trang | Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 640 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 11 nâng cao - Bài 2 - Thuyết electron Định luật bảo toàn điện tích, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THPT Nguyễn Thái Bình SGK nâng cao – Vật lý 11 Bài 2 : THUYẾT ELECTRON ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐIỆN TÍCH I. Mục tiêu : 1. Kiến thức : – Hiểu được các nội dung chính của thuyết electron. – Hiểu được ý nghĩa và bản chất của các hiện tượng nhiễm điện. – Hiểu được nội dung của định luật bảo toàn điện tích. 2.Kỹ năng : – Giải thích được tính dẫn điện và tính cách điện của các chất. – Giải thích được hiện tượng nhiễm điện trên cơ sở thuyết electron. II.Chuẩn bị : 1.Giáo viên : – Các thí nghiệm về nhiễm điện. – Các hình vẽ thí nghiệm nhiễm điện trong SGK – không ghi sẵn dấu điện tích. 2.Học sinh : – Ôn lại kiến thức bài học trước về các loại điện tích và tương tác điện. – Nắm vững các thí nghiệm nhiễm điện về mặt hiện tượng. III. Tổ chức các hoạt đông dạy học : Hoạt động 1 ( 5 phút ) : Kiểm tra bài học cũ. Nêu mục tiêu bài học mới. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung bài ghi – Nêu câu hỏi về 2 loại điện tích, các cách nhiễm điện – Nêu câu hỏi về cấu tạo của nguyên tử, điện tích của các hạt electron và proton. – Nêu nhận xét và bổ xung. – Giới thiệu bài học mới. – Trả lời câu hỏi – Trả lời câu hỏi – Ghi đề bài mới Bài 2 : Thuyết electron. Định luật bảo toàn điện tích. I. Thuyết electron : Hoạt động 2 ( 15 phút ) : Trình bày thuyết electron Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung bài ghi – Nêu định nghĩa của thuyết electron ? Nhận xét câu trả lời và nêu kết luận. – Thuyết electron gồm các nội dung chính nào ? – Nêu các câu hỏi chi tiết, nhận xét, kết luận và hướng dẫn học sinh ghi bài. – Giá trị tổng đại số điện tích trong nguyên tử ? – Khi nào nguyên tử trở thành ion dương hoặc âm ? – Giải thích vai trò của hạt electron trong hiện tượng nhiễm điện của các vật ? – Nêu các câu hỏi C1, C2 – Đọc đoạn đầu tiên của phần 1 để trả lời câu hỏi. Ghi định nghĩa. – Đọc toàn bộ đoạn còn lại của phần 1 để trả lời. – Ghi lại nội dung sau mỗi phần được GV củng cố. – Đọc SGK, trả lời và kiểm chứng với hình vẽ 2.1 – Đọc SGK, trả lời và kiểm chứng với hình vẽ 2.2 a,b. – Đọc SGK,nêu kết luận về nguyên nhân làm các vật bị nhiễm điện . – Thảo luận và trả lời. 1. Định nghĩa : Thuyết dựa vào sự có mặt và chuyển động của các electron để giải thích các hiện tượng điện. 2. Nội dung : – Bình thường tổng đại số các điện tích trong nguyên tử bằng không hay nguyên tử trung hòa về điện. –Nếu nguyên tử bị mất một số electron nó là ion dương. Nếu nguyên tử nhận thêm một số electron nó là ion âm. – Electron di chuyển từ vật này sang vật khác làm các vật bị nhiễm điện.Vật nhiễm điện dương là vật thiếu electron, vật nhiễm điện âm là vật thừa electron. II. Chất dẫn điện và chất cách điện : Hoạt động 3 ( 5 phút ) : Tìm hiểu chất dẫn điện và chất cách điện Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung bài ghi – Hãy nêu tên và giải thích tính dẫn điện của các vật ? – Củng cố, giới thiệu cách giải thích theo thuyết electron. – Điện tích tự do là gì ? – Thế nào là chất dẫn điện và chất dẫn điện ? – Nêu tính dẫn hay cách điện là dựa vào số lượng hạt điện tích tự do có trong chất đó. – Nêu tên các chất dẫn điện và cách điện thường gặp – Đọc toàn bộ phần 2 SGK để chuẩn bị thảo luận. – Trả lời câu hỏi – Trả lời câu hỏi – Ghi lại nội dung từng phần đã được GV củng cố Điện tích tự do là những hạt mang điện có thể di chuyển trong những khoảng lớn hơn nhiều lần kích thước phân tử của vật.Dựa trên số lượng điện tích tự do, có thể phân loại : – Vật dẫn điện hay vật dẫn là vật có rất nhiều hạt mang điện tự do – Vật cách điện hay điện môi là vật có rất ít hạt mang điện tự do Hoạt động 4 ( 12 phút ) : Giải thích hiện tượng nhiễm điện Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung bài ghi – Yêu cầu mô tả hiện tượng nhiễm điện do cọ xát. – Yêu cầu đọc phần 3a SGK và quan sát hình 2.3. – Yêu cầu giải thích hiện tượng này. – Nhận xét câu trả lời.Nêu kết luận và cho ghi bài. Thực hiện 4 bước tương tự như trên đối với trường hợp nhiễm điện do tiếp xúc và nhiễm điện do hưởng ứng. –Nêu câu hỏi C3 – Yêu cầu đọc phần 4 SGK – Thế nào là một hệ cô lập về điện ? Hãy cho ví dụ. – Cho kiểm chứng định luật với 3 trường hợp nhiễm điện – Củng cố,yêu cầu phát biểu và cho ghi bài – Trả lời từ kiến thức bài 1 – Đọc SGK, ghi thêm chi tiết điện tích vào hình vẽ. – Trả lời câu hỏi. – Ghi bài sau khi GV củng cố. Vẽ hình. –Trả lời câu hỏi – Đọc SGK để tìm hiểu nội dung định luật – Trả lời câu hỏi. – Thực hiện công việc theo nhóm, nêu kết quả có được. – Ghi nội dung định luật theo SGK III. Giải thích hiện tượng nhiễm điện 1. Nhiễm điện do cọ xát ( h2.3) Khi cọ xát thanh thủy tinh vào mảnh lụa, có một số electron từ thủy tinh di chuyển sang lụa – Thủy tinh thiếu electron, nhiễm điện dương. – Lụa thừa electron, nhiễm điện âm. 2.Nhiễm điện do tiếp xúc (h2.4) Khi thanh kim loại trung hòa A tiếp xúc với quả cầu nhiễm điện B –Nếu B nhiễm điện âm,một số electron dư ở B sẽ chuyển sang A làm thanh A nhiễm điện âm –Nếu B nhiễm điện dương, một số electron tự do từ A sẽ chuyển sang B làm thanh A nhiễm điện dương. 3, Nhiễm điện do hưởng ứng (h2.5) Khi thanh kim loại trung hòa A đặt gần quả cầu nhiễm điện B –Nếu B nhiễm điện âm,các electron tự do trong A bị đẩy ra xa B,làm thanh A nhiễm điện dương đầu gần B và nhiễm điện âm ỏ đầu kia. –Nếu B nhiễm điện dương,các electron tự do trong A bị hút lại gần B, làm thanh A nhiễm điện âm đầu gần B và nhiễm điện dương ở đầu kia. IV. Định luật bảo toàn điện tích : SGK Hoạt động 5 (5 phút ) Củng cố và vận dụng Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung bài ghi – Nêu câu hỏi 1,2 SGK – Tóm tắt nội dung bài học – Đọcvà trả lời câu hỏi – Nêu các thắc mắc nếu có Hoạt động 6 ( 3 phút ) Hướng dẫn vể nhà Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung bài ghi – Giao câu hỏi 3,4,5 và các bài tập 1,2 trong SGK – Dặn chuẩn bị cho bài học tiết sau. – Ghi câu hòi và bài tập – Ghi phần nhắc nhở.

File đính kèm:

  • docGIAOAN D tich.doc