Giáo án Vật lý 11 nâng cao - Mắt

Mắt

I/.MỤC TIÊU :

• Nắm được cấu tạo của mắt về phương diện quang hình học, sự điều tiết của mắt.

• Hiểu được các khái niệm : điểm cực cận, điểm cực viễn, khoảng thấy rõ ngắn nhất của mắt, khoảng thấy rõ của mắt, góc trông vật và năng suất phân li.

• Nắm được điều kiện nhìn rõ của mắt và vận dụng điều kiện này để thực hành xác định năng suất phân li của mắt mình.

II/. CHUẨN BỊ :

* Giáo viên :

 - Một vài tranh ảnh cấu tạo mắt về phương diện sinh học và vật lý

 - Đọc lại SGK lớp 9 xem các nội dung học sinh đã học về mắt.

* Học sinh :

 - Xem lại bài thấu kính mỏng.

 

doc4 trang | Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 547 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 11 nâng cao - Mắt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mắt I/.MỤC TIÊU : Nắm được cấu tạo của mắt về phương diện quang hình học, sự điều tiết của mắt. Hiểu được các khái niệm : điểm cực cận, điểm cực viễn, khoảng thấy rõ ngắn nhất của mắt, khoảng thấy rõ của mắt, góc trông vật và năng suất phân li. Nắm được điều kiện nhìn rõ của mắt và vận dụng điều kiện này để thực hành xác định năng suất phân li của mắt mình. II/. CHUẨN BỊ : * Giáo viên : - Một vài tranh ảnh cấu tạo mắt về phương diện sinh học và vật lý - Đọc lại SGK lớp 9 xem các nội dung học sinh đã học về mắt. * Học sinh : - Xem lại bài thấu kính mỏng. III/. TIẾN TRÌNH : 1/. Cấu tạo : Coi mắt tương đương với một thấu kính hội tụ gọi là thấu kính mắt. Tiêu cự của thấu kính mắt có thể thay đổi được . Trên võng mạc, nằm gần giao điểm V giữa trục của thấu kính mắt với võng mạc là điểm vàng rất nhạy với ánh sáng. 2/. Sự điều tiết. Điểm cực cận và điểm cực viễn. Khoảng cách từ quang tâm của thấu kính mắt đến võng mạc là không đổi. Sự thay đổi độ cong các mặt của thể thủy tinh dẫn đến sự thay đổi tiêu cự của thấu kính mắt để giử cho ảnh của vật cần quan sát hiện rõ trên võng mạc được gọi là sự điều tiết của mắt. Điểm xa nhất trên trục của mắt mà vật đặt tại đó thì ảnh của vật nằm trên võng mạc : điểm cực viễn (CV). Mắt không tật , điểm cực viễn ở vô cực. Mắt không phải điều tiết khi quan sát vật ở điểm cực viễn. Điểm gần nhất trên trục của mắt mà nếu vật đặt tại đó thì ảnh của vật nằm trên võng mạc : điểm cực cận (CC). Khi nhìn vật đặt ở điểm cực cận, mắt phải điểu tiết tối đa. Khoảng cách từ điểm cực cận đến mắt : khoảng cực cận (Đ). Khoảng cách từ điểm cực cận đến điểm cực viễn : khoảng nhìn rõ của mắt. Hoạt động của học sinh Nhắc lại các tính chất của TKHT Sử dụng tranh vẽ cấu tạo của mắt Thảo luận và thống nhất câu trả lời - Ở mắt, vị trí thấu kính không đổi, chỉ có tiêu cự của nó được thay đổi - Ở máy ảnh thì ngược lại vị trí của thấu kính hội tụ được thay đổi , còn tiêu cự của nó thì không đổi. : tăng Trợ giúp của giáo viên Chỉ ra các bộ phận thuộc thấu kính mắt Mặc dù các vật đặt ở nhữngkhoảng cách khác nhau, nhưng mắt ta vẫn nhìn thấy rõ. Tại sao ? đưa ra khái niệm “ Sự điều tiết” C1. Sự điều tiết của mắt để cho ảnh của vật hiện rõ trên võng mạc và sự điều chỉnh máy ảnh để cho ảnh của vật hiện rõ trên phim khác nhau ở chỗ nào ? C2. Khi một vật di chuyển từ cực viễn đến cực cận thì độ tụ của mắt tăng lên hay giảm đi ? 3/. Góc trông vật & năng suất phân li của mắt. Góc trông đoạn AB là góc tạo bởi 2 tia sáng xuất phát từ 2 điểm A và B tới mắt. Nếu AB vuông góc với trục chính của mắt thì tan Năng suất phân li là góc trông nhỏ nhất khi nhìn đoạn AB mà mắt còn có thể phân biệt được 2 điểm A,B. 4/. Sự lưu ảnh của mắt. Sau khi ánh sáng kích thích trên màng lưới tắt, ảnh hưởng của nó vẫn còn kéo dài khoảng 0,1s. Trong khoảng thời gian đó, ta vẫn còn cảm giác nhìn thấy vật. Tự xác định năng suất phân li của mắt mình AB vuông góc trục chính Đối với mắt bình thường thông báo cho HS nội dung phần 4

File đính kèm:

  • docMắt (NC).doc
Giáo án liên quan