Giáo án Vật lý 11 NC - Tiết 78 - Các tật của mắt và cách khắc phục

Bài 51: CÁC TẬT CỦA MẮT VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

I. MỤC TIÊU:

Kiến thức:

Trình bày được các đặc điểm của mắt cận, mắt viễn và mắt lão, phân biệt được sự khác nhau về đặc điểm các mắt đó.

Tư duy:

 Đề xuất được cách khắc phục tật cận thị, viễn thị, lão thị bằng cách đeo kính và chọn kính cho mắt cận thị và viễn thị.

Kĩ năng:

 Rèn luyện kĩ năng tính toán xác định các thông số liên quan đến kính cận, kính viễn, kính lão cần đeo cũng như điểm nhìn rõ vật gần nhất, xa nhất khi đeo kính.

II. CHUẨN BỊ

1. GV

- Một chiếc kính cận, một chiếc kính viễn và một chiếc kính lão.

- Chuẩn bị thêm một số phần mềm quang học, flash, máy vi tính và máy chiếu đa năng.

 

doc5 trang | Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 622 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 11 NC - Tiết 78 - Các tật của mắt và cách khắc phục, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngµy so¹n : TiÕt : Bµi: A/ Môc tiªu: Ngµy so¹n : 24/4/08 tiÕt 78 GV:®ç quang s¬n Bài 51: CÁC TẬT CỦA MẮT VÀ CÁCH KHẮC PHỤC MỤC TIÊU: Kiến thức: Trình bày được các đặc điểm của mắt cận, mắt viễn và mắt lão, phân biệt được sự khác nhau về đặc điểm các mắt đó. Tư duy: Đề xuất được cách khắc phục tật cận thị, viễn thị, lão thị bằng cách đeo kính và chọn kính cho mắt cận thị và viễn thị. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng tính toán xác định các thông số liên quan đến kính cận, kính viễn, kính lão cần đeo cũng như điểm nhìn rõ vật gần nhất, xa nhất khi đeo kính. CHUẨN BỊ GV Một chiếc kính cận, một chiếc kính viễn và một chiếc kính lão. Chuẩn bị thêm một số phần mềm quang học, flash, máy vi tính và máy chiếu đa năng. Nội dung ghi bảng Bài 51: CÁC TẬT CỦA MẮT VÀ CÁCH KHẮC PHỤC 1. Cận thị a) Đặc điểm của mắt cận - Không nhìn được xa, nhìn gần hơn mắt thường. - Cv cách mắt một khoảng không lớn, Cc gần mắt hơn (so với mắt bình thường). - Vị trí tiêu điểm của thấu kính mắt khi không điều tiết: nằm trước màng lưới. b) Cách khắc phục tật cận thị - Khắc phục tật cận thị là làm thế nào để mắt cận nhìn xa rõ như mắt thường. - Kính đeo sao cho vật ở xa cho ảnh nằm gần hơn và trong khoảng nhìn rõ của mắt. - Các cách khắc phục: + Đeo kính phân kì có độ tụ thích hợp trước mắt hay gắn nó sát giác mạc. + Phẫu thuật giác mạc làm giảm độ cong mặt ngoài giác mạc. - Để mắt cận thị nhìn được vật ở xa vô cùng như mắt thường, phải chọn kính phân kì có tiêu cự bằng khoảng cách từ quang tâm thấu kính mắt đến điểm cực viễn (coi như đeo kính sát mắt). 2. Viễn thị: a). Đặc điểm của mắt viễn - Không nhìn gần được, nhìn xa như mắt thường. - Vị trí tiêu điểm của thấu kính mắt khi mắt không điều tiết: nằm sau màng lưới. - Cv nằm ở sau màng lưới, Cc xa mắt hơn (so với mắt bình thường). b) Cách khắc phục tật viễn thị - Khắc phục tật viễn thị là làm thế nào để mắt viễn nhìn gần rõ như mắt thường. - Kính đeo sao cho vật ở gần cho ảnh nằm xa hơn và trong khoảng nhìn rõ của mắt. - Các cách khắc phục : + Đeo kính hội tụ có độ tụ thích hợp trước mắt hay gắn nó sát giác mạc. + Phẫu thuật giác mạc làm tăng độ cong mặt ngoài giác mạc. -Để mắt viễn nhìn được vật ở gần như mắt thường, phải chọn kính hội tụ có tiêu cự sao cho ảnh của vật qua kính nằm ở điểm cực cận của mắt viễn (coi như đeo kính sát mắt). 3. Lão thị: a) Đặc điểm của mắt lão - Không nhìn gần được, nhìn xa như mắt thường. - Vị trí tiêu điểm của thấu kính mắt khi mắt không điều tiết: nằm trên màng lưới. - Cv nằm ở trên màng lưới, Cc xa mắt hơn (so với mắt thường) b) Cách khắc phục tật lão thị: - Khắc phục tật lão thị là làm thế nào để mắt lão nhìn gần rõ như mắt thường (giống như mắt viễn). - Kính đeo sao cho vật ở gần cho ảnh nằm xa hơn và trong khoảng nhìn rõ của mắt. - Các cách khắc phục: + Đeo kính hội tụ có độ tụ thích hợp trước mắt hay gắn nó sát giác mạc. + Phẫu thuật giác mạc làm tăng độ cong mặt ngoài giác mạc. - Để mắt lão nhìn được vật ở gần như mắt thường, phải chọn kính hội tụ có tiêu cự sao cho ảnh của vật qua kính nằm ở điểm cực cận của mắt lão (coi như đeo kính sát mắt). HS Ôn tập về cách khắc phục tật cận thị và lão thị trong chương trình vật lí 9. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động 1(8 phút): Đặt vấn đề nghiên cứu và tìm hiểu các đặc điểm của mắt cận. Hoạt động học của HS Hoạt động dạy của GV Theo dõi GV đặt vấn đề. Trả lời: + Không nhìn được xa, nhìn gần hơn mắt thường. +Cv cách mắt một khoảng không lớn, Cc gần mắt hơn (so mắt bình thường). + Vị trí tiêu điểm của thấu kính mắt khi mắt không điều tiết: nằm trước màng lưới - Nêu vấn đề: Các tật thường gặp ở mắt là: cận thị, viễn thị và lão thị. Vậy các mắt này có đặc điểm như thế nào và có những cách nào khắc phục? Hỏi: Hãy cho biết, đối với mắt cận thị so với mắt bình thường thì: + Khả năng nhìn xa và gần như thế nào? +suy ra: vị trí điểm Cc và điểm Cv ở đâu? vị trí tiêu điểm của thấu kính mắt khi mắt không điều tiết? Hoạt động 2 (10 phút) : Tìm hiểu nguyên tắc khắc phục tật cận thị và các cách khắc phục tật cận thị. Hoạt động học của HS Hoạt động dạy của GV Trả lời: đeo kính cận. HS sờ vào kính nhận ra đó là kính phân kì. HS thảo luận, vẽ hình và trả lời: vật ở xa , qua kính phân kì cho ảnh gần hơn, ảnh nằm trong khoảng nhìn rõ mắt. HS đề xuất cách cắt bỏ sao cho giác mạc mới có tác dụng phân kì hơn các chùm sáng tới giác mạc. - Trả lời: Chọn kính phân kì có tiêu cự bằng khoảng cách từ quang tâm thấu kính mắt đến điểm cực viễn. Hỏi: Có cách nào để mắt cận nhìn xa rõ như mắt thường? -Tại sao đeo kính cận lại có thể giúp mắt cận nhìn xa rõ như mắt thường? Hãy sờ vào chiếc kính cận để xem đó là kính gì? - GV mô phỏng vai trò của kính phân kì trong việc khắc phục cận thị bằng phần mềm “Quang hình học- Mô phỏng và thiết kế” - Nếu giác mạc có hình dạng như ở dưới mà một phần bất kì nào đó của nó có thể cắt bỏ được, thì nên cắt bỏ giác mạc như thể nào sao cho “vật ở xa, qua giác mạc mới cho ảnh gần hơn trước” . - Nên chọn độ tụ kính phân kì như thế nào để mắt cận nhìn được vật ở xa vô cùng như mắt thường? GV mô phỏng việc chọn tiêu cự của kính phân kì để mắt cận nhìn được vật ở xa vô cùng bằng phần mềm “quang học- mô phỏng và thiết kế ”, chường trình “tật cận thị - chọn kính hợp số” Hoạt động 3 (3 phút): Tìm hiểu các đặc điểm của mắt viễn Hoạt động học của HS Hoạt động dạy của GV Xem SGK - Trả lời: + CV nằm ở sau màng lưới, CC xa mắt hơn (so với mắt bình thường). - Thông báo: Đối với mắt viễn so với mắt bình thường thì : + Không nhìn gần được, nhìn xa như mắt bình thường - Thông báo: ví trí tiêu điểm của thấu kính mắt khi mắt không điều tiết: nằm sau màng lưới. - Hỏi: vị trí điểm Ccvà đỉêm Cv ở đâu? Hoạt động 4 (10 phút): Tìm hiểu nguyên tắc khắc phục tật viễn thị và các cách khắc phục tật viễn thị Hoạt động học của HS Hoạt động dạy của GV Trả lời : Đeo kính viễn. - HS sờ vào kính viễn nhận ra đó là kính hội tụ. HS thảo luận, vẽ hình và trả lời: vật ở gần, qua kính hội tụ trong khoảng tiêu cự của kính cho ảnh xa hơn, ảnh nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt. - HS đề xuất cách cắt bỏ sao cho giác mạc mới có tác dụng hội tụ hơn các chùm sáng tới giác mạc. -Trả lời: Chọn kính hội tụ có tiêu cự sao cho ảnh của vật qua kính nằm ở điểm cực cận của mắt viễn. -Nêu câu hỏi: Có cách nào để mắt viễn nhìn gần rõ như mắt thường? - Tại sao đeo kính viễn thị lại có thể giúp cho mắt viễn nhìn gần rõ như mắt bình thường? Hãy sờ vào chiếc kính viễn để xem đó là kính gì? Tại sao đeo kính đó lại giúp mắt viễn nhìn gần rõ như mắt thường? -GV mô phỏng vai trò của kính hội tụ trong việc khắc phục tật viễn thị bằng phần mềm, chương trình “mắt viễn thị - Cách sửa tật viễn thị” - Nếu giác mạc có hình dạng như ở dưới mà một phần bất kì nào đó của nó có thể cắt bỏ được, thì nên cắt bỏ giác mạc như thế nào sao cho “ vật ở gần, qua giác mạc mới cho ảnh xa hơn trước ?”. -Nên chọn độ tụ kính hội tụ như thế nào để mắt viễn nhìn được vật ở gần như mắt thường? - GV mô phỏng việc chọn tiêu cự của kính hội tụ để mắt viễn nhìn được vật ở gần như mắt thường bằng phần mềm quang học, chương trình “tật viễn thị - chọn kính hợp số”. Hoạt động 5 (6phút): Tìm hiểu các đặc điểm của mắt lão và nguyên tắc khắc phục tật lão thị và các cách khắc phục tật lão thị. Hoạt động học của HS Hoạt động dạy của GV - Xem SGK. - trả lời: Cv nằm ở trên màng lưới, Cc xa mắt hơn(so với mắt thường). -Trả lời: đeo kính hội tụ (như mắt viễn). -HS: Hoàn toàn giống như mắt viễn, phảicắt bỏ sao cho giác mạc mới có tác dụng hội tụ hơn các chùm sáng tới giác mạc. - Trả lời: Chọn kính hội tụ có tiêu cự sao cho ảnh của vật qua kính nằm ở điểm cực cận của mắt lão. - Thông báo: đối với mắt lão so với mắt bình thường thì. + Không nhìn gần được, nhìn xa như mắt thường. - Thông báo: vị trí tiêu điểm của thấu kính mắt khi mắt không điều tiết: nằm trên màng lưới. - Hỏi: Vị trí điểm Cc và điểm Cv ở đâu? - Hỏi: Có cách nào để mắt lão nhìn gần rõ như mắt thường? - Để khắc phục tật lão thị có thể phẫu thuật giác mạc được không và nếu được thì phẫu thuật như thế nào? - Nên chọn độ tụ kính hội tụ như thế nào để mắt lão nhìn được vật ở gần như mắt thường Hoạt động 6(8 phút): Củng cố IV: Rút kinh nghiệm: B/ChuÈn bÞ: 1) Gi¸o viªn: 2) Häc sinh: C/TiÕn tr×nh D¹y- Häc: Ho¹t ®éng 1: ........ Ho¹t ®éng cña thÇy Ho¹t ®éng cña trß Ho¹t ®éng 2: ........ Ho¹t ®éng cña thÇy Ho¹t ®éng cña trß Ho¹t ®éng 3: ........ Ho¹t ®éng cña thÇy Ho¹t ®éng cña trß Ho¹t ®éng 4: ........ Ho¹t ®éng cña thÇy Ho¹t ®éng cña trß Ho¹t ®éng 5: ........ Ho¹t ®éng cña thÇy Ho¹t ®éng cña trß Ho¹t ®éng 6: ........ Ho¹t ®éng cña thÇy Ho¹t ®éng cña trß Ho¹t ®éng 7: ........ Ho¹t ®éng cña thÇy Ho¹t ®éng cña trß

File đính kèm:

  • docGAT-78VL11NC.doc
Giáo án liên quan