PHẦN I. ĐIỆN HỌC- ĐIỆN TỪ HỌC
CHƯƠNG I. ĐIỆN TÍCH – ĐIỆN TRƯỜNG
Tiết 1.
ĐIỆN TÍCH. ĐỊNH LUẬT CU-LÔNG
I. Mục tiêu.
1) Kiến thức:
- Ôn lại hiện tương nhiễm điện của các vật, tương tác giữa các điện tích.
- Nêu được khái niệm điện tích điểm.
- Phát biểu được định luật Cu lông và ý nghĩa của hằng số điện môi.
2) Ky năng:
- Vận dụng được kiến thức của định luật Cu lông để giải bài tập.
- Quan sát thí nghiệm để rút ra nhận xét.
II. Chuẩn bị.
1) Giáo viên: một số thí nghiệm đơn giản về sự nhiễm điện.
2) HS: đọc bài trước khi đến lớp.
III. Tiến trình hoạt động dạy học.
1) Ổn định tổ chức lớp( 2 phút)- giới thiệu chương trình vật lí lớp 11
2) Kiểm tra bài cũ ( không).
3) Bài mới.
3 trang |
Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 562 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 11 - Tiết 1: Điện tích. Định luật Cu-lông - GV: Hứa Thị Thương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 12/08/09 Ngày giảng:
PHẦN I. ĐIỆN HỌC- ĐIỆN TỪ HỌC
CHƯƠNG I. ĐIỆN TÍCH – ĐIỆN TRƯỜNG
Tiết 1.
ĐIỆN TÍCH. ĐỊNH LUẬT CU-LÔNG
Mục tiêu.
Kiến thức:
- Ôn lại hiện tương nhiễm điện của các vật, tương tác giữa các điện tích.
- Nêu được khái niệm điện tích điểm.
- Phát biểu được định luật Cu lông và ý nghĩa của hằng số điện môi.
2) Ky năng:
- Vận dụng được kiến thức của định luật Cu lông để giải bài tập.
- Quan sát thí nghiệm để rút ra nhận xét.
II. Chuẩn bị.
Giáo viên: một số thí nghiệm đơn giản về sự nhiễm điện.
HS: đọc bài trước khi đến lớp.
III. Tiến trình hoạt động dạy học.
Ổn định tổ chức lớp( 2 phút)- giới thiệu chương trình vật lí lớp 11
Kiểm tra bài cũ ( không).
Bài mới.
Hoạt động 1 (5 phút). Ôn lại những kiến thức về tương tác điện và sự nhiễm điện của các vật.
Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
Nhớ lại kiến thức, phát biểu chung:
+ Khi cọ sát thủy tinh vào lụa, thước nhựa vào dạ thì những vật đó sẽ bị nhiễm điện. Khi bị nhiễm điện các vật đó có thể hút các vật nhẹ như mẩu giấy, sợi bông
+ Khi đặt hai vật nhiễm điện lại gần nhau thì chúng có thể hút nhau nếu nhiễm điện khác loại hoạc đẩy nhau nếu nhiễm điện cùng loại.
Lắng nghe, tiếp thu ghi nhớ.
- Cá nhân trả lời: Có hai loại điện tích, đó là điện tích dương và điện tích âm. Các điện tích cùng loại thì đẩy nhau, các điện tích khác loại thì hút nhau.
? làm thế nào để tạo ra một vật nhiễm điện? Kiểm tra vật có bị nhiễm điện hay không bằng cách nào?
? Dựa vào đặc tính gì để biết vật nhiễm điện cùng loại hay khác loại?
- Ở lớp 7 chúng ta đã được làm quen với khái niệm điện tích khi tìm hiểu về câc vật nhiễm điện. Thuật ngữ điện tích dùng để chỉ một vật mang điện, một hạt mang điện hoặc một “lượng điện” của vật.
Điện tích điểm là điện tích được coi như tập trung tại một điểm. Một vật tích điện có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách mà ta cần xét có thể coi là một điện tích điểm.
? Có mấy loại điện tích? Các điện tích tương tác với nhau như thế nào?
- Từ đó chỉ ra, khi một vật bị nhiễm điện thì nó sẽ mang điện tích dương hoặc điện tích âm.
Hoạt động2. ( 15 phút). Tìm hiểu lực tương tác giữa hai điện tích điểm.
Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
- Quan sát, lắng nghe.
- Cá nhân đọc SGK.
- Lực tương tác của hai điện tích tỉ lệ thuận với tích độ lớn hai điện tích đó.
- Cá nhân phát biểu định luật.
- Làm việc theo nhóm, thực hiện yêu cầu của GV.
C1: nếu tăng khoảng cách giữa hai quả cầu lên 3 lần thì lực tương tác giữa chúng sẽ giảm đi 9 lần.
Áp dụng định luật Cu-Lông tính được F=9.109 N.
Nhận xét: Trong các hiện tượng tĩnh điện 1C là điện tích rất lớn.
- Dùng hình vẽ giới thiệu cân xoắn.
- Khi tiến hành thí nghiệm với cân xoắn Cu-Lông lập luận rằng: Khi hai quả cầu đẩy nhau, nó sẽ làm cho thanh quay cho đến khi tác dụng của lực đẩy tĩnh điện cân bằng với tác dụng xoán của dây treo. Biết góc quay và chiều dài thanh ngang, ta sẽ tính được lực đẩy tĩnh điện giữa hai quả cầu A và B. Kết quả là ông thấy lực này tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa hai quả cầu.
Yêu cầu HS đọc SGK phần lập luận.
? Lực tương tác của hai điện tích phụ thuộc nhu thế nào vào tích độ lớn hai điện tích đó như thế nào?
- Ngoài ra thực nghiệm còn chứng minh được rằng lực này có phương trùng với đường thẳng nối hai điện tích và còn phụ thuộc vào môi trường đặt điện tích.
- Từ các kết quả thực nghiệm trên ta có định luật Cu-Lông.( yêu cầu HS phát biểu)
- Hướng dẫn HS viết đúng đơn vị của các đại lượng trong biểu thức của định luật Cu-Lông.
Yêu cầu HS biểu diễn lực tương tác giữa hai điện tích điểm và trả lời C1.
? hãy xác định lực tương tác giữa hai điện tích điểm có cùng độ lớn 1C đặt cách nhau 1m trong chân không, Từ đó nêu nhận xét về giá trị của một điện tích?
- Nhận xét và chính xác hóa câu trả lời của HS.
Hoạt động 3 ( 5 phút). Tìm hiểu ý nghĩa của hằng số điện môi
Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
- Cá nhân đọc mục II.2 SGK
- Trả lời được:
+ Điện môi là một môi trường cách điện
+ Ví dụ hằng số điện môi của một số chất như không khí: 1,000594; giấy: 2 ...
- Do điện môi cách điện nên lực tương tác yếu đi so với trong chân không
Yêu cầu HS đọc SGK mục II.2
? Điện môi là môi trường như thế nào?
? Hãy kể một số hằng số điện môi của một số chất?
? Giữ nguên độ lớn của các điện tích và khoảng cách giữa chúng thì lực tương tác khi đặt trong điện môi sẽ thế nào so với trong chân không?
Thông báo biểu thức:
Củng cố, vận dụng, dặn dò.
- Nhắc lại kiến thức cơ bản trong bài
- Yêu cầu HS làm bài tập 5, 6,7 (SGK).
Đáp án:
5. D; 6.C
7: Hai định luật giống nhau về hình thức phát biểu, nhưng khác nhau về nội dung( một định luật nói về lực cơ học, ĐL kia nói về lực điện). Các đại lượng vật lí tham gia vào 2 ĐL có bản chất khác hẳn nhau.
- Dặn dò HS làm bài tập 8(SGK) và các bài tập trong SBT và ôn lại nội dung sơ lược cấu tạo nguyên tử.
File đính kèm:
- giao an 11Cb tiet 1.doc