Giáo án Vật lý 11 - Tiết 1 - Điện tích. Định luật culông

PHẦN MỘT: ĐIỆN HỌC VÀ ĐIÊN TỪ HỌC.

CHƯƠNG I: ĐIỆN TÍCH. ĐIỆN TRƯỜNG.

TIẾT 1: ĐIỆN TÍCH. ĐỊNH LUẬT CULÔNG.

I - MỤC TIÊU.

1- Kiến thức.

- Trả lời được các câu hỏi sau:

+ Có cách nào đơn giản để phát hiện xem một vật có bị nhiễm điện không?

+ Điện tích là gì?

+ Điện tích điểm là gì?

+ Có những loại điện tích nào?

+ Tương tác giữa các điện tích xẩy ra như thế nào?

+ Hằng số điện môi của một chất cách điện cho ta biết điều gì?

2- Kĩ năng.

+ Phát biểu được định luật Culông và vận dụng định luật đó để giải các bài tập đơn giản về cân bằng của hệ điện tích.

II- CHUẨN BỊ.

1- Giáo viên.

+ Một số thí nghiệm đơn giản về sự nhiễm điện do cọ xát.

+ Một chiếc điện nghiệm.

+ Hình vẽ to cân xoắn Culông.

 

doc3 trang | Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 459 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 11 - Tiết 1 - Điện tích. Định luật culông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần một: điện học và điên từ học. Chương i: điện tích. điện trường. Tiết 1: điện tích. định luật culông. I - Mục tiêu. 1- Kiến thức. - Trả lời được các câu hỏi sau: + Có cách nào đơn giản để phát hiện xem một vật có bị nhiễm điện không? + Điện tích là gì? + Điện tích điểm là gì? + Có những loại điện tích nào? + Tương tác giữa các điện tích xẩy ra như thế nào? + Hằng số điện môi của một chất cách điện cho ta biết điều gì? 2- Kĩ năng. + Phát biểu được định luật Culông và vận dụng định luật đó để giải các bài tập đơn giản về cân bằng của hệ điện tích. II- Chuẩn bị. 1- Giáo viên. + Một số thí nghiệm đơn giản về sự nhiễm điện do cọ xát. + Một chiếc điện nghiệm. + Hình vẽ to cân xoắn Culông. 2- Học sinh. +Xem lại kiến thức phần này trong SGK Vật lí lớp 7. III- Tổ chức hoạt động dạy học. Hoạt động 1: Ôn tập kiến thức về điện tích. Hoạt động của GV Hoạt động của HS + GV nêu các câu hỏi sau: ? Nêu VD về cách nhiễm điện cho vật? ? Biểu hiện của vật bị nhiễn điện? + Cho HS đọc SGK. ? Điện tích điểm là gi? Trong điều kiện nào vật được coi là điện tích điểm? ? Có mấy loại điện tích? Chúng tương tác với nhau như thế nào? ? Hoàn thành C1? + Tóm tắt các ý cơ bản của mục I. + Trả lời câu hỏi của GV: Cọ xát thước nhựa lên tóc thước có thể hút được mẩu giấy nhỏ. Có khả năng hút được các vật nhẹ. + Đọc SGK mục I2. +Trả lời câu hỏi: Điện tích được coi như tập trung ở một điểm. Kích thước vật << so với khoảng cách tới điểm đang xét. + Trả lời câu hỏi: Có hai loại điện tích: điện tích dương và điện tích âm. Các điện tích cùng loại đẩy nhau, các điện tích khác loại hút nhau. + Trả lời câu hỏi C1? + HS tiếp thu và ghi bài. I. Sự nhiễm điện của các vật. Điện tích điểm. Tương tác điện. 1. Sự nhiễn điện của các vật. - Những vật bị nhiễn điện có khả năng hút các vật nhẹ. - Có thể làm nhiễn điện nhiều vật bằng cách cọ xát. 2. Điện tích. Điện tích điển. Điện điểm là một vật tích điện có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách từ điện tích tới điển đang xét. 3. Tương tác điện. Hai loại điện tích. - Có hai loại điện tích: + Điện tích dương ( kí hiệu bằng dấu +). + Điện tích âm ( kí hiệu bằng dấu - ). - Các điện tích cùng loại đẩy nhau và khác loại hút nhau. Hoạt động 2: Nghiên cứu về tương tác giữa hai điện tích điển. Điện môi. + Đọc SGK phần I.1. ? Xác định phương và chiều của lực tương tác điện? + Theo dõi HS trả lời và nhận xét. ? Đặc điểm độ lớn lực tương tác điện? Biểu thức định luật Culông? ? Hoàn thành Y/C C2? + GV tóm tắt ý chính của đl. + Đọc SGK phần I.1. +Trả lời: + Đọc SGK và trả lời câu hỏi ( đọc cả phần chữ nhỏ ơ cột phụ ). + Trả lời câu hỏi C2: Khoảng cách tăng lên 3 lần lực F giảm 9 lần. + HS tiếp thu và ghi bài II. Định luật Culông. Hằng số điện môi. 1. Định luật Culông. + ND ( SGK t8 ). + Biểu thức : F = k (1) k : hệ số tỉ lệ có giá trị k= 9. 109 (Nm2/C2). F: lực tương tác điện (N). r : khoảng cách giữa hai điện tích điểm (m). q1,q2 : độ lớn điện tích điểm (C). + Cho HS đọc SGK. ? Điện môi là gì? Hằng số điện môi cho biết điều gì? + Nêu câu hỏi C3? + Nhận xét câu trả lời, tóm tắt ý chính và ghi tóm tắt lên bảng. + Đọc SGK phần II.2. + Trả lời: Là chất không có điện tích tự do. Hằng số điện môi e cho biết lực tương tác giữa hai điện tích điểm giảm đi bao nhiêu lần so với khi đặt chúng trong chân không. + Hoàn thành C3. + Ghi tóm tắt ý chính. 2. Lực tương tác giữa các điện tích điểm đặt trong điện môi đồng tính. Hằng số điện môi. + Điện môi là môi trường cách điện. + e : hằng số điện môi. Trong chân không e = 1. F=k (2) + Khi đặt điện tích trong điện môi thì F nhỏ hơn e so với khi đặt chúng trong chân không. Hoạt động 3 : Vận dụng, củng cố. + Yêu cầu HS đọc bài tập 5,6,7,8 (SGK) và làm các bài tập đó. (Hoặc chuẩn bị phiếu học tập phát cho HS). + Nhận xét đánh giá, nhấn mạnh kiến thức cần nhớ trong bài. + Thảo luận và trả lời câu hỏi. + Ghi nhớ : - Định luật Culông. -Biểu thức định luật - Đơn vị các đại lượng. Hoạt động 4: Giao nhiệm vụ về nhà. + Cho HS về nhà làm các bài tập : 1.1 đến bài 1.10 (BTVL T 3,4,5). + Ôn lại kiến thức về cấu tạo nguyên tử đã được học ở VL lớp 7, HH ở lớp 7, 10. + Ghi BTVN. + Chuẩn bị bài sau.

File đính kèm:

  • docBai 1 Dinh luat Culong.doc