Giáo án Vật lý 11 - Tiết 28 - Hiện tượng nhiệt điện.hiện tượng siêu dẫn

Tiết 28: HIỆN TƯỢNG NHIỆT ĐIỆN.HIỆN TƯỢNG SIÊU DẪN.

I-Mục tiêu:

-Phát biểu được hiện tượng nhiệt điện là gì và một số ứng dụng của nó.

-Hiểu được hiện tượng siêu dẫn là gì và một số ứng dụng của nó.

II-Chuẩn bị:

1)Giáo viên:

-Chuẩn bị thí nghiệm về dòng nhiệt điện.

-Vẽ phóng to Bảng 18.1,các H18.1 và 18.3 SGK.

2)Học sinh:

-Ôn lại tính chất điện của kim loại.

III-Tiến trình dạy học:

1)Hoạt động 1: Tìm hiểu hiện tượng nhiệt điện và các ứng dụng của nó.

 

doc2 trang | Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 646 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 11 - Tiết 28 - Hiện tượng nhiệt điện.hiện tượng siêu dẫn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 28: HIỆN TƯỢNG NHIỆT ĐIỆN.HIỆN TƯỢNG SIÊU DẪN. I-Mục tiêu: -Phát biểu được hiện tượng nhiệt điện là gì và một số ứng dụng của nó. -Hiểu được hiện tượng siêu dẫn là gì và một số ứng dụng của nó. II-Chuẩn bị: 1)Giáo viên: -Chuẩn bị thí nghiệm về dòng nhiệt điện. -Vẽ phóng to Bảng 18.1,các H18.1 và 18.3 SGK. 2)Học sinh: -Ôn lại tính chất điện của kim loại. III-Tiến trình dạy học: 1)Hoạt động 1: Tìm hiểu hiện tượng nhiệt điện và các ứng dụng của nó. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung GV tiến hành thí nghiệm và cho HS quan sát rồi nêu ra các nhận xét. GV không cần giải thích sự xuất hiện suất điện động nhiệt điện. GV hỏi thêm: “ trong pin nhiệt điện, dạng năng lượng nào đã chuyển chuyển hoá thành điện năng?” GV yêu cầu HS hiểu và nắm công thức 18.1 để vận dụng làm bài tập. GV yêu cầu HS nắm được các ứng dụng của cặp nhiệt điện. HS nhận xét: -Khi hơ nóng mối hàn A ta thấy có dòng điện. -Hơ nóng lâu hơn,số chỉ miliampe kế tăng. HS trả lời: Nhiệt năng chuyển hoá thành điện năng. Hs đọc thêm sgk để nắm bài học. HS khá giỏi có thể đọc thêm đoạn giải thích sơ lược sự xuất hiện suất điện động nhiệt điện ở cột bên phải. 1)Hiện tượng nhiệt điện: a)Thí nghiệm: b)Biểu thức của suất điện động nhiệt điện: = αT(T1-T2) αT : hệ số nhiệt điện động(đơn vị là μV/K) c) Ứng dụng của cặp nhiệt điện: -Nhiệt kế nhiệt điện -Pin nhiệt điện. 2)Hoạt động 2: Tìm hiểu hiện tượng siêu dẫn và các ứng dụng. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung GV giới thiệu đồ thị khảo sát sự phụ thuộc vào nhiệt độ của điện trở cột thuỷ ngân. GV kết luận: Hiện tượng như thế là hiện tượng siêu dẫn. Yêu cầu HS phát biểu thành lời. HS nhân xét: Điện trở của cột thuỷ ngân giảm đột ngột khi nhiệt độ giảm ở lân cận 4K. HS tham khảo bảng giá trị TC (K) của 1 số vật liệu ở bảng 18.2 SGK 2)Hiện tượng siêu dẫn: (sgk) a) b) *ứng dụng : 3)Củng cố và dặn dò: a)Củng cố: -Mô tả hiện tượng nhiệt điện. -Nêu hiện tượng siêu dẫn, và ứng dụng của nó. Trắc nghiệm: Câu.10 Hai thanh kim loại được nối với nhau bởi hai đầu mối hàn tạo thành một mạch kín, hiện tượng nhiệt điện chỉ xảy ra khi: A. Hai thanh kim loại có bản chất khác nhau và nhiệt độ ở hai đầu mối hàn bằng nhau. B. Hai thanh kim loại có bản chất khác nhau và nhiệt độ ở hai đầu mối hàn khác nhau. C. Hai thanh kim loại có bản chất giống nhau và nhiệt độ ở hai đầu mối hàn bằng nhau. D. Hai thanh kim loại có bản chất giống nhau và nhiệt độ ở hai đầu mối hàn khác nhau. Câu .11 Suất điện động nhiệt điện phụ thuộc vào: A. Hiệu nhiệt độ (T1 – T2) giữa hai đầu mối hàn. B. Hệ số nở dài vì nhiệt α. C. Khoảng cách giữa hai mối hàn. D. Điện trở của các mối hàn. Câu .12 Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Cặp nhiệt điện gồm hai dây dẫn điện có bản chất khác nhau hàn nối với nhau thành một mạch kín và hai mối hàn của nó được giữ ở hai nhiệt độ khác nhau. B. Nguyên nhân gây ra suất điện động nhiệt điện là do chuyển động nhiệt của các hạt tải điện trong mạch điện có nhiệt độ không đồng nhất. C. Suất điện động nhiệt điện E tỉ lệ nghịch với hiệu nhiệt độ (T1 – T2) giữa hai đầu mối hàn của cặp nhiệt điện. D. Suất điện động nhiệt điện E xấp xỉ tỉ lệ với hiệu nhiệt độ (T1 – T2) giữa hai đầu mối hàn của cặp nhiệt điện. Câu .13 Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Đối với vật liệu siêu dẫn, để có dòng điện chạy trong mạch ta luôn phải duy trì một hiệu điện thế trong mạch. B. Điện trở của vật siêu dẫn bằng không. C. Đối với vật liệu siêu dẫn, năng lượng hao phí do toả nhiệt bằng không. D. Đối với vật liệu siêu dẫn, có khả năng tự duy trì dòng điện trong mạch sau khi ngắt bỏ nguồn điện. Câu 14 Một mối hàn của một cặp nhiệt điện có hệ số αT = 65 (mV/K) được đặt trong không khí ở 200C, còn mối hàn kia được nung nóng đến nhiệt độ 2320C. Suất điện động nhiệt điện của cặp nhiệt khi đó là A. E = 13,00mV. B. E = 13,58mV. C. E = 13,98mV. D. E = 13,78mV. Câu.15 Một mối hàn của một cặp nhiệt điện có hệ số αT = 48 (mV/K) được đặt trong không khí ở 200C, còn mối hàn kia được nung nóng đến nhiệt độ t0C, suất điện động nhiệt điện của cặp nhiệt khi đó là E = 6 (mV). Nhiệt độ của mối hàn còn là: A. 1250C. B. 3980K. C. 1450C. D. 4180K. Câu 16 Một mối hàn của một cặp nhiệt điện có hệ số αT được đặt trong không khí ở 200C, còn mối hàn kia được nung nóng đến nhiệt độ 5000C, suất điện động nhiệt điện của cặp nhiệt khi đó là E = 6 (mV). Hệ số αT khi đó là: A. 1,25.10-4 (V/K) B. 12,5 (mV/K) C. 1,25 (mV/K) D. 1,25(mV/K) b)Dặn dò: -HS đọc thêm phần đọc thêm -Làm tại lớp câu 1,2 trong SGK. -Về nhà làm thêm bài tập SBT.

File đính kèm:

  • docTIET 28 Nhiệt điện ...doc