Bài 1:
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Kể tên một số dụng cụ đo chiều dài.
- Biết xác định giới hạn đo, độ chia nhó nhất của dụng cụ đo.
2. Kỹ năng:HS biết được các kỹ năng:
- Ước lượng gần đúng một số độ dài cần đo;Đo độ dài của một vật thông thường.
- Tính giá trị trung bình các kết quả đo.
- Sử dụng thước đo phù hớp với vật cần đo.
3. Thái độ:
- Rèn tính cẩn thận, ý thức hớp tác trong hoạt động thông tin theo nhóm.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Chuẩn bị cho cả lớp:Thước dây, thước thẳng có ĐCNN đến mm, tranh vẽ mở bài, tranh vẽ H.1.1, tranh vẽ thước kẽ có GHĐ 20cm, ĐCNN 1mm, bảng kết quả đo độ dài 1.1.
- Chuẩn bị cho các nhóm: Chia lớp làm 6 nhóm
Mỗi nhóm một thước kẻ có ĐCNN là 1mm, một thước dây có ĐCNN là 1mm, tờ giấy kẻ bảng kết quả đo độ dài 1.1.
2. Học sinh: Xem trước bài mới.
4 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1933 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 6 bài 1: Đo độ dài - Trường PTCS Nhơn Châu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương I
Lực là gì ?
Trọng lực là gì ?
Khối lượng là gì ?
Đo độ dài, thể tích, lực, khối lượng như thế nào ?
Có những máy cơ đơn giản thường dùng nào ?
Chúng giúp ích gì cho hoạt động của con người ?
Ngày sọan: 25/8/2008 Ngày dạy: 28/8/2008
Tuần 1 - Tiết 1
Bài 1:
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Kể tên một số dụng cụ đo chiều dài.
- Biết xác định giới hạn đo, độ chia nhó nhất của dụng cụ đo.
2. Kỹ năng:HS biết được các kỹ năng:
- Ước lượng gần đúng một số độ dài cần đo;Đo độ dài của một vật thông thường.
- Tính giá trị trung bình các kết quả đo.
- Sử dụng thước đo phù hớp với vật cần đo.
3. Thái độ:
- Rèn tính cẩn thận, ý thức hớp tác trong hoạt động thông tin theo nhóm.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Chuẩn bị cho cả lớp:Thước dây, thước thẳng có ĐCNN đến mm, tranh vẽ mở bài, tranh vẽ H.1.1, tranh vẽ thước kẽ có GHĐ 20cm, ĐCNN 1mm, bảng kết quả đo độ dài 1.1.
- Chuẩn bị cho các nhóm: Chia lớp làm 6 nhóm
Mỗi nhóm một thước kẻ có ĐCNN là 1mm, một thước dây có ĐCNN là 1mm, tờ giấy kẻ bảng kết quả đo độ dài 1.1.
2. Học sinh: Xem trước bài mới.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tính hình lớp: (1ph)
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Giảng bài mới: (2ph)
* Giới thiệu bài: Yêu cầu học sinh mở SGK trang 5 đọc sách và cho biết trong chương I ta sẽ nghiên cứu những vấn đề gì? Yêu cầu HS xem bức tranh của chương và tả lại bức tranh đó.
* Tiến trình bài dạy:
TL
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
2’
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập
- GV treo tranh vẽ mở bài cho HS quan sát. Tại sao đo độ dài của cùng một đoạn dây hai chị em lại có kết quả khác nhau ?
- Để khỏi tranh cãi hai chị em phải thống nhất với nhau điều gì?Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi này.
- Học sinh trao đổi và nêu phương án.
I. ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI
1. Ôn lại một số đơn vị đo độ dài:
- Đơn vị đo độ dài hợp pháp của nước Việt Nam là mét.
- Kí hiệu: m
10’
Hoạt động 2: Ôn lại và ước lượng độ dài của một số đơn vị đo độ dài
- Đơn vị đo độ dài trong hệ thống đơn vị đo lường hợp pháp nước ta là gì ? Ký hiệu thế nào ?
- Trong thực tế còn dùng các đơn vị ước số và bội số của mét là gì?
- Yêu cầu HS trả lời câu C1, GV kiểm tra nhanh kết quả học sinh trả lời.
- Cho HS đọc câu C2 yêu cầu từng nhóm ước lượng độ dài 1m trên mép bàn học -> dùng thước kiểm tra.
- Gọi đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
- Yêu cầu học sinh đọc câu C3 và thực hiện.
- Độ dài ước lượng và độ dài đo bằng thước có giống nhau không?
- Giới thiệu một số đơn vị đo độ dài sử dụng trong thực tế.
1inh = 2,54cm.
1ft = 30,48cm.
Một năm ánh sáng (đo những khỏang cách lớn trong vũ trụ)
nas9461tỉ km.
Ngòai ra còn dùng đơn vị dặm, hải lí.
- Đơn vị đo độ dài trong hệ thống đơn vị đo lường hợp pháp nước ta là mét. Ký hiệu là: m
- Ngoài ra còn dùng các dơn vị dm, mm, km.
- Cả lớp hoạt động cá nhân trả lời câu C1.
- Hoạt động nhóm thảo luận, ước lượng độ dài 1m trên cạnh bàn học. Đánh dấu sau đó dùng thước kiểm tra.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả của nhóm mình.
- Cả lớp làm cá nhân ước lượng độ dài gang tay.
- Kiểm tra bằng thước.
- Tiếp thu những kiến thức mới.
2. Ước lượng độ dài:
(Sách giáo khoa)
9’
Hoạt động 3: Tìm hiểu dụng cụ đo độ dài
- Treo hình 1.1 cho học sinh quan sát và trả lời câu C4.
- Giới thiệu các loại thước đo.
- Hãy cho biết sự khác nhau giữa các loại thước trên?
- Dùng thước đem theo chỉ cho HS chiều dài của thước là 40cm gọi là GHĐ của thước. Chiều dài 1mm gọi là ĐCNN của thước.
- Vậy GHĐ và ĐCNN của thước là gì?
- Treo tranh vẽ thước 20cm giới thiệu các xác định GHĐ, ĐCNN của thước.
- Yêu cầu HS trả lời câu C5.
- Yêu cầu HS trả lời câu C6 và C7.
- Việc chọn thước đo có GHĐ và ĐCNN phù hợp có tác dụng gì?
- Học sinh hoạt động cá nhân trả lời câu C4.
+ Thợ mộc dùng thước cuộn.
+ Học sinh dùng thước kẻ.
+ Người bán vải dùng thước mét.
- Khác nhau về hình dạng công dụng.
- Học sinh đọc tài liệu trả lời GHĐ, ĐCNN của thước.
- HS tìm GHĐ, ĐCNN trên 1 số thước của nhóm.
- HS hoạt động cá nhân trả lời câu C6 và C7.
- Giúp ta đo chính xác…
II. ĐO ĐỘ DÀI
1. Tìm hiểu dụng cụ đo độ dài:
- Dụng cụ đo độ dài là thước.
- Khi dùng thước đo cần biết GHĐ và ĐCNN của thước.
- GHĐ của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước.
- ĐCNN của thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.
15’
Hoạt động 4: Đo độ dài
* Mục tiêu:
Đo chiều dài của bàn học và bề dày cuốn sách vật lí 6.
* Cách tiến hành:
Yêu cầu học sinh đọc nghiên cứu các bước thực hành.
- Chia lớp làm 6 nhóm: Phát dụng cụ thí nghiệm, tờ giấy kẻ bảng 1.1. Yêu cầu các nhóm làm việc và quy định các nhóm thực hành trong vòng 5 phút.
- Học sinh hoạt động cá nhân trả lời gốm 4 bước:
+ Ước lượng độ dài.
+ Chọn kích thước đo có GHĐ, ĐCNN phù hợp.
+ Tiến hành đo 3 lần.
+ Ghi kết quả trung bình.
2. Đo độ dài:
(sách giáo khoa)
5’
Hoạt động 5: Củng cố các kiến thức kỹ năng cơ bản
- Gọi HS trả lời các câu hỏi sau:
a. Đơn vị đo độ dài trong hệ thống đo lường hợp pháp của nước ta là gì?
b. Khi dùng thước đo cần phải chú ý điều gì?
c. Giới hạn đo của 1 thước là gì?
d. Độ chia nhỏ nhất của thước là gì?
e. Cho học sinh giải bài tập 1.2.1; 1.2.2
- Học sinh hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi.
- Bài 1.2.1: Câu B đúng.
- Bài 1.2.2: Thước cuộn có GHĐ 5m, ĐCNN 5mm.
4. Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: (1ph)
- Trả lời các câu hỏi từ C1-> C7.
- Làm bài tập 1.2.3 đến 1.2.5
- Chuẩn bị trả lời mục I bài 2 cho tiết học sau.
IV. RÚT KINH NGHIỆM - BỔ SUNG:
File đính kèm:
- Bai 1 Vat Li 6 co hinh rat dep.doc