Giáo án Vật lý 6 bài 23: Thực hành và kiểm tra thực hành: đo nhiệt độ

I. MỤC TIÊU (DÀNH CHO NGƯỜI HỌC)

 1. Sử dụng nhiệt kế y tế để đo được nhiệt độ của bản thân và của bạn theo đúng quy trình.

 2. Biết theo dõi sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian, vẽ được đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ này.

 3. Có thái độ trung thực, tỉ mỉ, cẩn thận và chính xác trong việc tiến hành thí nghiệm và viết báo cáo.

II. CÂU HỎI QUAN TRỌNG

– Những câu hỏi nhấn mạnh đến sự hiểu biết, đem lại sự thay đổi của quá trình học tập. ( Thể hiện kiến thức trọng tâm của bài học, tiết học):

 1) Dụng cụ thường dùng để đo nhiệt độ cơ thể là gì ?

 2) Hãy cho biết các đặc điểm của nhiệt kế y tế ? Vạch chỉ 370C trên nhiệt kế mầu đỏ có ý nghĩa gì ?

 3) Các câu hỏi C1, C2, C3, C4¬, C5, C6, C7, C8, C9 .

 4) Tiến trình đo nhiệt độ cơ thể bằng nhiệt kế y tế như thế nào ?

 5) Khi đo nhiệt độ cơ thể cần chú ý điều gì ?

 6) Nêu các đặc điểm của nhiệt kế dầu ?

 7) Nêu tiến trình đo nhiệt độ của nước khi đun trong thời gian 7 phút ?

 

doc7 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 11561 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 6 bài 23: Thực hành và kiểm tra thực hành: đo nhiệt độ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI GIẢNG MÔN HỌC: VẬT LÝ KHỐI LỚP: 6 Tiết theo PPCT: 27. Trường:TH & THCS Hùng Thắng TÊN BÀI GIẢNG: Bài 23: Thực hành và kiểm tra thực hành: ĐO NHIỆT ĐỘ. Họ tên giáo viên: Điện thoại: I. MỤC TIÊU (DÀNH CHO NGƯỜI HỌC) 1. Sử dụng nhiệt kế y tế để đo được nhiệt độ của bản thân và của bạn theo đúng quy trình. 2. Biết theo dõi sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian, vẽ được đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ này. 3. Có thái độ trung thực, tỉ mỉ, cẩn thận và chính xác trong việc tiến hành thí nghiệm và viết báo cáo. II. CÂU HỎI QUAN TRỌNG Những câu hỏi nhấn mạnh đến sự hiểu biết, đem lại sự thay đổi của quá trình học tập. ( Thể hiện kiến thức trọng tâm của bài học, tiết học): 1) Dụng cụ thường dùng để đo nhiệt độ cơ thể là gì ? 2) Hãy cho biết các đặc điểm của nhiệt kế y tế ? Vạch chỉ 370C trên nhiệt kế mầu đỏ có ý nghĩa gì ? 3) Các câu hỏi C1, C2, C3, C4, C5, C6, C7, C8, C9 . 4) Tiến trình đo nhiệt độ cơ thể bằng nhiệt kế y tế như thế nào ? 5) Khi đo nhiệt độ cơ thể cần chú ý điều gì ? 6) Nêu các đặc điểm của nhiệt kế dầu ? 7) Nêu tiến trình đo nhiệt độ của nước khi đun trong thời gian 7 phút ? III. ĐÁNH GIÁ 1. Bằng chứng đánh giá: - Trong tiết thực hành: + Ý thức chuẩn bị cho tiết thực hành. + Khả năng quan sát, thu thập, phân tích thông tin để xử lí được những vấn đề mà tiết học yêu cầu. + Thao tác tốt theo đúng quy trình đo nhiệt độ cơ thể yêu cầu, kĩ năng hợp tác theo nhóm khi theo dõi sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian trong quá trình đun nước. + Cách bố trí và tiến hành thí nghiệm để theo dõi sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian trong quá trình đun nước. + Vẽ được đồ thị biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của nước theo thời gian khi đun. + Trả lời và thực hiện tốt các câu hỏi và yêu cầu của giáo viên, trả lời các câu C trong sách giáo khoa. + Điền đầy đủ và chính xác thông tin theo mẫu báo cáo thực hành. - Sau bài giảng: + Thực hiện tốt các yêu cầu của giáo viên giao về nhà. + Có ý thức vận dụng linh hoạt kiến thức đã học được vào cuộc sống. 2. Hình thức đánh giá: Nhận xét, quan sát, cho điểm. IV. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC + Đồ dùng : - Mỗi nhóm: 1 nhiệt kế y tế, 1 nhiệt kế dầu, 1 cốc đốt, 1 đèn cồn, 1 kiềng, 1 lưới đốt, 1 giá thí nghiệm, 1 gói bông y tế. - Mỗi HS: 1 mẫu báo cáo như sgk/74( Chép sẵn nội dung từ C1 đến C9, bảng theo dõi nhiệt độ của nước ở cột thời gian ghi đến phút thứ 7 ), 1 tờ giấy có kẻ sẵn ô vuông. + Tư liệu : sgv, sgk, sbt vật lí 6. V. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Hoạt động 1: Ổn định tổ chức ( 1 phút ) Giáo viên: Kiểm tra sĩ số, ổn định lớp. Học sinh: Lớp trưởng báo cáo sĩ số, học sinh lớp chuẩn bị, sẵn sàng vào tiết học. Hoạt động 2: Kiểm tra - Mục đích : Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh một trong những tiêu chí đánh giá cho điểm bài thực hành của học sinh. - Thời gian: 3 phút. - Phương pháp: Quan sát. - Phương tiện, tư liệu: sgk ( Mẫu báo cáo thực hành ). Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò - Yêu cầu học sinh đặt mẫu báo cáo thực hành, giấy có kẻ sẵn ô vuông trên bàn. - Xuống lớp kiểm tra sự chuẩn bị của từng học sinh. - Làm theo yêu cầu của giáo viên. Hoạt động 3: Dùng nhiệt kế y tế đo nhiệt độ cơ thể. - Mục đích: Đo được nhiệt độ cơ thể theo đúng quy trình, từ đó áp dụng vào cuộc sống đo được nhiệt độ của cơ thể người khác. Rèn tính cẩn thận, chính xác. - Thời gian: 15 phút - Phương pháp: Vấn đáp, thực nghiệm, hoạt động nhóm. - Phương tiện, tư liệu: Nhiệt kế y tế, mẫu báo cáo thực hành, sgk. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò - Tổ chức chia nhóm học tập trong lớp. ? Ta thường dùng dụng cụ gì để đo nhiệt độ cơ thể ? - Cho hs quan sát lại nhiệt kế y tế thật. - Yêu cầu hs lên nhận dụng cụ thực hành. - Hãy quan sát nhiệt kế y tế và điền vào chỗ chống từ C1 đến C5 trong sgk/72. ? Trên nhiệt kế y tế 370C được ghi mầu đỏ có ý nghĩa gì ? ? Hãy nêu lại các đặc điểm của nhiệt kế y tế ? - Yêu cầu hs hoàn thành 5 đặc điểm của nhiệt kế y tế vào mục 2 phần a của báo cáo thực hành. - Tổ chức cho hs tiến hành đo nhiệt độ cơ thể của bản thân và của bạn. - Yêu cầu hs đọc sgk và nêu tiến trình đo nhiệt độ cơ thể bằng nhiệt kế y tế. - GV chú ý theo dõi và nhắc nhở HS: + Khi vẩy, tay cầm chặt nhiệt kế để khỏi bị văng ra và tránh va đập vào các vật khác. + Khi đo cần cho bầu thuỷ ngân tiếp xúc trực tiếp và chặt với da. + Khi đọc nhiệt độ không cầm vào bầu thuỷ ngân. - Yêu cầu HS cất nhiệt kế vào hộp khi đã đo xong. - Tổ chức nhóm để thực hành ( Mỗi nhóm khoảng 3- 4 học sinh ). Cá nhân phát biểu: Ta thường dùng nhiệt kế y tế để đo nhiệt độ cơ thể. Đại diện nhóm lên nhận nhiệt kế y tế. Thảo luận nhóm để điền, kết quả: C1: Nhiệt độ thấp nhất ghi trên nhiệt kế: 350C C2: Nhiệt độ cao nhất ghi trên nhiệt kế: 420C C3: Phạm vi đo của nhiệt kế: Từ 350C đến 420C C4: ĐCNN của nhiệt kế: 0,10C C5: Nhiệt độ được ghi mầu đỏ: 370C Phát biểu: 370C là nhiệt độ bình thường của cơ thể người. Đại diện 1 nhóm nêu lại nội dung từ C1 đến C5 các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Cá nhân hs hoàn thành vào mẫu báo cáo thực hành. Hoạt động nhóm đo nhiệt độ cơ thể ( Mỗi hs đều được thực hành đo nhiệt độ cơ thể bản thân và của bạn ). Đọc sgk và trả lời cá nhân tiến trình đo: B1: Cầm vào thân nhiệt kế, vẩy mạnh cho thuỷ ngân tụt hết xuống bầu. B2: Dùng bông y tế lau sạch thân và bầu nhiệt kế. B3: Dùng tay phải cầm thân nhiệt kế, đặt bầu nhiệt kế vào nách trái, kẹp cánh tay lại để giữ nhiệt kế. B4: Sau 3 phút lấy nhiệt kế ra để đọc nhiệt độ. - Tiến hành đo nhiệt độ cơ thể mình và bạn theo đúng tiến trình trên và theo sự hướng dẫn của GV. Ghi kết quả vào bảng trong phần a mục 3- Kết quả đo trong mẫu báo cáo. Hoạt động 4: Theo dõi sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian khi đun nóng nước. - Mục đích: + Biết theo dõi sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian và vẽ được đương biểu diễn sự thay đổi này. + Học sinh được rèn tính cẩn thận, trung thực, tỉ mỉ, chính xác qua việc tiến hành thí nghiệm và viết báo cáo thực hành. - Thời gian: 22 phút - Phương pháp: Vấn đáp, thực nghiệm, trực quan, hoạt động nhóm, thực hành vẽ hình. - Phương tiện, tư liệu: Bộ thí nghiệm hình 23.1/sgk, thước thẳng. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò - Sau khi học sinh cất nhiệt kế y tế vào hộp và hoàn thành xong báo cáo thực hành của hoạt động trên, giáo viên mời đại diện nhóm lên nộp lại nhiệt kế y tế đồng thời nhận bộ dụng cụ thí nghiệm hình 23.1/sgk. - Hãy quan sát nhiệt kế dầu và điền vào chỗ trống từ C6 đến C9. ? Nêu các đặc điểm của nhiệt kế dầu ? Tiến hành đo: ? Nêu tiến trình đo nhiệt độ của nước khi đun trong thời gian 7 phút ? - Yêu cầu các nhóm HS phân công: 1 bạn theo dõi thời gian, 1 bạn theo dõi nhiệt độ, 1 bạn ghi kết quả. - Nhắc HS: theo dõi chính xác thời gian để đọc kết quả trên nhiệt kế. Phải cẩn thận khi nước đã nóng. - Khi nước sôi, hướng dẫn HS cách tắt đèn cồn. - Hướng dẫn hs vẽ đồ thị biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của nước theo thời gian khi đun: Hs đọc hướng dẫn trong sgk (Nếu hs yếu gv hướng dẫn trên bảng) - Yêu cầu HS tháo, cất dụng cụ thí nghiệm. - Tiếp tục hoạt động nhóm, nộp lại nhiệt kế y tế và nhận bộ dụng cụ thí nghiệm mới. Quan sát nhiệt kế dầu, thảo luận nhóm, điền vào chỗ trống và phát biểu 4 đặc điểm của nhiệt kế. Lớp nhận xét, bổ sung, sau đó hoàn thành cá nhân vào mục 2 phần b của báo cáo thực hành. C6: Nhiệt độ thấp nhất ghi trên nhiệt kế: 00C C7: Nhiệt độ cao nhất ghi trên nhiệt kế: 1000C C8: Phạm vi đo của nhiệt kế: Từ 00C đến 1000C C9: ĐCNN của nhiệt kế: 10C Hoạt động nhóm làm thí nghiệm: B1: Lắp dụng cụ TN theo hình 23.1 B2: Ghi nhiệt độ của nước trước khi đun B3: Đốt đèn cồn để đun nước, trong thời gian 7 phút. Cứ sau mỗi phút lại ghi nhiệt độ vào bảng theo dõi nhiệt độ, tới phút thứ 7 thì tắt đèn cồn. Cá nhân hs hoàn thành báo cáo thực hành mục 3 – phần b. - Đọc hướng dẫn vẽ đồ thị trong sgk và hoàn thành cá nhân vào mẫu hình 23.2 sgk đã chuẩn bị. - Tháo, cất dụng cụ và vệ sinh lớp học. Hoạt động 5: Củng cố - Mục đích: + Rút kinh nghiệm cho các giờ thực hành sau. + Nhớ nội dung thực hành để vận dụng vào cuộc sống. - Thời gian: 3 phút - Phương pháp: Thuyết trình. - GV thu bài thực hành và nhận xét ý thức chuẩn bị và đánh giá, rút kinh nghiệm bài thực hành chung toàn lớp. - GV lưu ý hs nếu gặp tình huống tương tự trong cuộc sống, cần thực hiện đúng tiến trình đo. Biểu điểm chấm bài thực hành: + Đánh giá kỹ năng thực hành ( 4 điểm): GV quan sát khi HS làm thực hành. - Thành thạo trong các thao tác thực hành: 4 điểm. - Lúng túng: 2 điểm. + Đánh giá kết quả thực hành ( 4 điểm) - Báo cáo đầy đủ, trả lời chính xác các câu hỏi: 2 điểm. - Báo cáo không đầy đủ, có chỗ không chính xác: 1 điểm. - Kết quả phù hợp, vẽ đựơc đường biểu diễn: 2 điểm. - Còn thiếu xót: 1 điểm. + Đánh giá thái độ, chuẩn bị, tác phong ( 2 điểm). Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà - Mục đích: Nắm được các yêu cầu của giáo viên để về nhà thực hiện. - Thời gian: 1 phút - Phương pháp: Thuyết trình. Ho¹t ®éng cña thÇy Ho¹t ®éng cña trß - Xem lại nội dung thực hành - Chuẩn bị cho tiết học sau: Sự nóng chảy và sự đông đặc. Ghi nhớ nội dung cần thực hiện. VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO - Sách giáo khoa vật lý 6 của nhà xuất bản giáo dục. - Sách bài tập vật lí 6 của nhà xuất bản giáo dục. - Sách giáo viên vật lí 6 của nhà xuất bản giáo dục. VII. RÚT KINH NGHIỆM: 1) Nội dung: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................. 2) Phân chia thời gian: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................. 3) Phương pháp: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................. 4) Phương tiện: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................. 5) Học sinh: .................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docBai 23 Thuc hanh do nhiet do.doc
Giáo án liên quan