Giáo án Vật lý 6 bài 6: Lực, Hai lực cân bằng - Trường THCS Đình Phong

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức:

 - Nêu được ví dụ về tác dụng đẩy, kéo của lực.

 2. Kĩ năng:

 - Nêu được ví dụ về vật đứng yên dưới tác dụng của hai lực cân bằng và chỉ ra được phương chiều, độ mạnh yếu của hai lực đó.

 3. Thái độ\

 - Thái độ học tập tích cực, hứng thú ham mê môn học.

II. CHUẨN BỊ:

 - Chuẩn bị của giáo viên: PPCT (Tuần, tiết), SGK, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng,.

 - Dụng cụ: + Một cái xe lăn.

 + Một lò xo lá tròn.

 + Một lò xo tròn mềm dài khoảng 10cm.

 + Một thanh nam châm thẳng.

 + Một quả gia trọng bằng sắt, có móc treo .

 + Một cái giá có kẹp.

 - Chuẩn bị của học sinh: Vở ghi, SGK, SBT,.

 Xem và soạn trước bài.

 

doc4 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1971 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 6 bài 6: Lực, Hai lực cân bằng - Trường THCS Đình Phong, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 6. LỰC – HAI LỰC CÂN BẰNG. Ngày soạn :9 tháng 9 năm 2012 Lớp Ngày thực hiện H/S vắng Ghi chú 6A 6B 10-9-2012 I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Nêu được ví dụ về tác dụng đẩy, kéo của lực. 2. Kĩ năng: - Nêu được ví dụ về vật đứng yên dưới tác dụng của hai lực cân bằng và chỉ ra được phương chiều, độ mạnh yếu của hai lực đó. 3. Thái độ\ - Thái độ học tập tích cực, hứng thú ham mê môn học. II. CHUẨN BỊ: - Chuẩn bị của giáo viên: PPCT (Tuần, tiết), SGK, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng,... - Dụng cụ: + Một cái xe lăn. + Một lò xo lá tròn. + Một lò xo tròn mềm dài khoảng 10cm. + Một thanh nam châm thẳng. + Một quả gia trọng bằng sắt, có móc treo . + Một cái giá có kẹp. - Chuẩn bị của học sinh: Vở ghi, SGK, SBT,... Xem và soạn trước bài. III. PHƯƠNG PHÁP Vấn đáp + HS làm việc cá nhân IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Bước 1+2 : Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ, đặt vấn đề vào bài mới:15’ - Ổn định lớp - Kiểm tra sỉ số - Kiểm tra 15’: Trắc nghiệm: Hãy khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất. Câu 1: Đơn vị đo khối lượng hợp pháp của nước Việt Nam là: A. kilôgam (kg). B. gam . C. lạng. D. miligam (mg). Câu 2: Trên vỏ túi bột giặt OMO có ghi 500g, số đó chỉ: A. Khối lượng của túi bột giặt. B. Khối lượng bột giặt trong túi. C. Trọng lượng của túi bột giặt. D. Thể tích của túi bột giặt. Câu 3: Để đo khối lượng người ta dùng : A. thước B. bình chia độ C. bình tràn D. cân Câu 4: Một lạng bằng bao nhiêu gam ? A. 1 B. 10 C. 100 D. 1000 Tự luận: ? Khối lượng của một vật là gì? - Đặt vấn đề vào bài mới: Cho HS quan sát ảnh chụp ở đầu bài và hỏi: ? Trong hai người ai tác dụng lực đẩy và ai tác dụng lực kéo lên cái tủ? Yêu cầu HS dự đoán. - Tại sao gọi là lực đẩy và lực kéo? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi này Bài 6: LỰC – HAI LỰC CÂN BẰNG. - Lớp trưởng báo cáo sỉ số - HS thực hiện: Câu 1: A Câu 2: B Câu 3: D Câu 4: C - HS lắng nghe. - Quan sát. - Dự đoán: người bên trái kéo, người bên phải đẩy. - HS ghi tựa bài Bài 6: LỰC – HAI LỰC CÂN BẰNG. Bài 6: LỰC – HAI LỰC CÂN BẰNG. Bước 3: Giảng bài mới * Hoạt động 1: Hình thành khái niệm lực: 10’. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm quan sát 3 thí nghiệm để rút ra nhận xét về các câu C1, C2, C3. - Nhận xét. - Yêu cầu HS hoàn thành C4. - Nhận xét. - GV dẫn đến kết luận. - Nhận xét, kết luận. - Quan sát 3 thí nghiệm để rút ra nhận xét. C1: Lò xo lá tròn bị ép đã tác dụng lên xe lăn một lực đẩy. Lúc đó tay ta (thông qua xe lăn) đã tác dụng lên lò xo lá tròn một lực ép làm cho lò xo bị dãn dài ra. C2: Lò xo bị dãn đã tác dụng lên xe lăn một lực kéo, lúc đó tay ta (thông qua xe lăn) đã tác dụng lên lò xo một lực kéo làm cho lò xo bị dãn. C3: Nam châm đã tác dụng lên quả nặng một lực hút. C4: a) (1) lực đẩy, (2) lực ép b) (3) lực kéo, (4) lực kéo c) (5) lực hút - HS rút ra kết luận. - HS ghi. I. LỰC: 1. Thí nghiệm: 2. Rút ra kết luận: Khi vật này đẩy hoặc kéo vật kia, ta nói vật này tác dụng lực lên vật kia. * Hoạt động 2: Tìm hiểu phương và chiều của lực: 5’. - Cho HS đọc SGK, làm thí nghiệm và nhận xét về phương và chiều của lực. - GV hướng dẫn HS làm câu C3 - GV chốt lại nội dung. - HS đọc SGK, làm thí nghiệm và nhận xét về phương và chiều của lực - HS làm câu C5 + Phương gần song song với mặt bàn (nằm ngang). + Chiều hướng từ quả nặng đến nam châm (từ trái sang phải). II. PHƯƠNG VÀ CHIỀU CỦA LỰC: Mỗi lực có phương và chiều xác định. * Hoạt động 3: Tìm hiểu hai lực cân bằng: 7’ - Yêu cầu HS đọc C6, C7, C8 và trả lời. - Nhận xét. C6: - Nếu đội bên trái mạnh hơn thì sợi dây sẽ chuyển động sang trái. - Nếu đội bên trái yếu hơn sợi dây sẽ chuyển động sang phải. - Hai đội mạnh như nhau thì sợi dây đứng yên. C7: Hai lực mà hai đội tác dụng vào sợi dây có cùng phương nhưng ngược chiều. C8: (1) cân bằng (2) đứng yên (3) chiều (4) phương. (5) chiều - Ghi nhận. III. HAI LỰC CÂN BẰNG: Nếu chỉ có hai lực tác dụng vào cùng một vật mà vật vẫn đứng yên, thì hai lực đó là hai lực cân bằng. Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều. Bước 4+5: Vận dụng, củng cố và Hướng dẫn về nhà: 8’ - Yêu cầu HS đọc và trả lời C9, C10. - Nhận xét. ? Thế nào gọi là lực? Hai lực cân bằng là gì? - Về nhà học bài, làm bài tập và đọc phần có thể em chưa biết. Xem và chuẩn bị trước bài 7. - Nhận xét tiết học. - C9: a) lực đẩy b) lực kéo - C10: Hai tay tác dụng lực kéo vào sợi dây cao su, hai HS cùng đẩy một cái bàn theo hai hướng ngược nhau mà bàn vẫn đứng yên, lực kéo dây điện trên hai đầu cột điện,... IV. VẬN DỤNG: V. RÚT KINH NGHIỆM

File đính kèm:

  • docTIET 5LI6.doc
Giáo án liên quan