KHỐI LƯỢNG_ ĐO KHỐI LƯỢNG
I. Mục tiêu:
Kiến thức:
- Biết được khối lượng của 1 vật là gì? Ý nghĩa của các con số khối lượng ghi trên bao bì sản phẩm
- Biết cách sử dụng cân Robecvan.
- Chỉ ra được ĐCNN và GHĐ của 1 cái cân.
Kỹ năng:
Rèn luyện cho học sinh cách dùng cân Robecvan theo các qui tắc cân
II. Dụng cụ:
Nhóm học sinh:
- 1 cân Robecvan
- Hộp quả cân
- 2 cục pin tiểu
Lớp:
- Phim đèn chiếu hình 5.1; hình 5.2 có kèm các thao tác khi tiến hành cân vật được làm rời.
- Phim câu C9, hình 5.3;5.4;5.5;5.6
3 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1994 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án vật lý 6 - Bài: Khối lượng, đo khối lượng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án 6
Tiết 5
Bài 5
KHỐI LƯỢNG_ ĐO KHỐI LƯỢNG
Mục tiêu:
Kiến thức:
Biết được khối lượng của 1 vật là gì? Ý nghĩa của các con số khối lượng ghi trên bao bì sản phẩm
Biết cách sử dụng cân Robecvan.
Chỉ ra được ĐCNN và GHĐ của 1 cái cân.
Kỹ năng:
Rèn luyện cho học sinh cách dùng cân Robecvan theo các qui tắc cân
Dụng cụ:
Nhóm học sinh:
1 cân Robecvan
Hộp quả cân
2 cục pin tiểu
Lớp:
Phim đèn chiếu hình 5.1; hình 5.2 có kèm các thao tác khi tiến hành cân vật được làm rời.
Phim câu C9, hình 5.3;5.4;5.5;5.6
Hoạt động dạy và học:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
Dụng cụ để đo thể tích vật rắn không thấm nước?
Đo thể tích vật rắn bằng bình tràn?
Sửa bài tập nhà.
Bài mới:
Điều khiển của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng:
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập
Giáo viên đặt câu hỏi: ở chợ người ta dùng gì để biết được 1kg thịt hay cá?-> cân. Cân là dụng cụ dùng để đo gì?-> khối lượng.
Dựa vào câu trả lời của học sinh -> vào bài.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về khối lượng.
Tổ chức và hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu khái niệm khối lượng và đơn vị khối lượng.
Yêu cầu học sinh làm C1,C2,C3,C4,C5,C6.
Kết luận lại:-> phần ghi bảng
Khi nói về đơn vị, dùng hình 5.1 cho học sinh quan sát kilogam mẫu. Cho học sinh tìm hiểu về các loại đơn vị khối lượng khác thường gặp.
Cá nhân tìm hiểu, suy nghĩ để trả lời.
Thảo luận, trả lời theo nhóm bằng bảng con phần điền từ
I.Khối lượng_ Đơn vị khối lượng:
Khối lượng:
Mọi vật đều có khối lượng.
Khối lượng của của 1 vật chỉ lượng chất tạo thành vật đó.
Ví dụ: khối lượng sữa trong hộp chỉ lượng sữa trong hộp
Đơn vị:
Đơn vị của khối lượng là kilogam.
Kí hiệu: kg
(1 lạng = 1hg=100g)
Hoạt động 3: Đo khối lượng
Dùng hình 5.2 hướng dẫn học sinh tìm hiểu về cấu tạo cân Robecvan.
Yêu cầu học sinh làm câu C7,C8
Tiếp tục dùng phim đèn chiếu hướng dẫn học sinh các thao tác khi cân theo từng bước
Yêu cầu học sinh làm C9, C10( cân 2 cục pin)
Dùng hình 5.3;5.4;5.6 giới thiệu 1 số loại cân khác (sách giáo khoa). Yêu cầu học sinh làm C11
Cá nhân học sinh quan sát, suy nghĩ làm C7,C8.
Nhóm học sinh thảo luận, làm C9,C10, báo cáo kết quả bằng bảng con sau đó cá nhân ghi nhận kết quả vào vở.
Quan sát hình, trả lời C11 cá nhân
II. Đo khối lượng:
Người ta dùng cân để đo khối lượng.
Ví dụ: cân đòn, đĩa, Robecvan, tạ, y tế. . .
Hoạt động 4: Vận dụng
Chuyển vào phần củng cố
Vận dụng:
(sách giáo khoa)
Củng cố_ Dặn dò:
- Dùng C12, C13 để củng cố kiến thức cho học sinh( có thể thay bơ bằng lon gạo)
- Học sinh về nhà làm bài tập 5.1-> 5.4 sbt
- Xem trước bài số 6
Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- bai 5 vat ly 6.doc