I/- MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Học sinh biết xác định giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của dụng cụ đo
2. Kĩ năng:
- Ước lượng gần đúng độ dài cần đo
- Đo được độ dài một số tình huống thông thường
3. Thái độ:
- Rèn luyện tính cẩn thận, ý thức hợp tác làm việc trong nhóm.
II/- CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: + Thước kẻ có giới hạn đo 20 cm, độ chia nhỏ nhất đến mm
+ Cho môi nhóm học sinh: 01 thước kẻ có giới hạn 30cm. độ chia nhỏ nhất đến mm, 01 thước dây hoặc thước mét có độ chia nhỏ nhất đến 0,5cm. kẻ sẳn bảng 1.1
III/- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
3 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1438 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 6 Chương I: Cơ học - Bài 1 đo độ dài, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I: CƠ HỌC
Bài: 1
ĐO ĐỘ DÀI
TUẦN: 01
TIẾT:01
Ngày soạn:
Ngày dạy:
I/- MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Học sinh biết xác định giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của dụng cụ đo
2. Kĩ năng:
- Ước lượng gần đúng độ dài cần đo
- Đo được độ dài một số tình huống thông thường
3. Thái độ:
- Rèn luyện tính cẩn thận, ý thức hợp tác làm việc trong nhóm.
II/- CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: + Thước kẻ có giới hạn đo 20 cm, độ chia nhỏ nhất đến mm
+ Cho môi nhóm học sinh: 01 thước kẻ có giới hạn 30cm. độ chia nhỏ nhất đến mm, 01 thước dây hoặc thước mét có độ chia nhỏ nhất đến 0,5cm. kẻ sẳn bảng 1.1
III/- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
GHI BẢNG
* HĐ 1: TẠO TÌNH HUỐNG HỌC TẬP:
- Giáo viên giới thiệu sơ lược về kiến thức của chương.
- Yêu cầu học sinh xem tranh hai chị em ở đầu bài.
- Giáo viên hỏi: Tại sao cùng độ dài một đoạn dây mà hai chị em lại có kết quả đo khác hau?
- Vậy để tránh cải nhau thì hai chị em cần thống nhất điều gì?
* HĐ 2: ÔN LẠI ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI: (10p)
- Yêu cầu học sinh nhắc lại một số đơn vị đo độ dài đã học ở Tiểu học.
- Giáo viên giới thiệu đơn vị đo độ dài hợp pháp ở nước ta là mét (m). để đo các chiều dài quá nhỏ hoặc quá lớn người ta sử dụng một số đơn vị lớn hơn và nhỏ hơn mét.
- Cho học sinh lên bảng hoàn thành câu C1.
- Yêu cầu học sinh ước lượng từ đầu bàn bên trái đến đấu là 1 mét.
- Cho học sinh dùng thước đo kiểm tra và nhận xét về khả năng ước lượng.
- Cho học sinh ước lượng độ dài của gang tay và dùng thước kẻ để đo kiểm tra lại.
- Cho đại diện một vài học sinh đọc kết quả đo được.
* HĐ 3: TÌM HIỂU DỤNG CỤ ĐO ĐỘ DÀI:
+ Yêu cầu học sinh quan sát hình 1.1 và hỏi:
+ Thợ mộc dùng thước gì để đo?
+ Thợ may dùng thước gì để đo?
- Học sinh đang sử dụng thước gì?
- Cho học sinh tìm ra số lớn nhất ghi tren thước dây, thước kẻ và giới thiệu: Độ dài lớn nhất ghi trên thước gọi là giới hạn đo.
- Yêu cầu học sinh xác định độ dài từ vạch 0 đến vạch kế tiếp và giới thiệu: Độ dài giữa hai vạch liên tiếp trên thước gọi là độ chia nhỏ nhất.
- Hãy cho biết giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của thước àm em đang sử dụng.
- Cho học sinh thảo luận hoàn thành câu C6, C7
* HĐ 4: ĐO ĐỘ DÀI:
- Yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm.
- Hướng dẫn cho học sinh biết sử dụng bảng 1.1 và làm theo các bước của bảng 1.1.
- Gọi đại diện nhóm đọc kết quả báo cáo.
* Vậy muốn đo một độ dài nào đó thì ta cần phải làm như thế nào?
* HĐ 5: TỔNG KẾT:
- Nhắc lại đơn vị đo dộ dài?
- Khi sử dụng thước đo cần chú ý điều gì?
- Dặn học sinh học phần ghi nhớ.
- Dặn học sinh chuẩn bị mục I bài 2.
- Vì gang tay của em ngắn hơn gang tay của chị.
- Thống nhất về đơn vị đo.
- Học sinh nhắc lại: m; dm, cm, mm.
C1:
- 1m = 10dm
- 1dm = 10cm
- 1cm = 10mm
- 1km = 1000m
- Đánh dấu chỗ ước lượng trên bàn.
- Dùng thước đo kiểm tra lại và nhận xét khả năng ước lượng; so sánh độ chênh lệch đó.
- Mổi học sinh ước lượng độ dài gang tay của mình và dùng thước kẻ kiểm tra lại.
- Đọc kết quả nhóm mình đo được.
- Học sinh quan sát, trả lời.
- Thước mét
- Thước dây
- Thước kẻ
- Học sinh nêu.
20cm; 2m
Độ dài từ vạch 0 đến vạch 1 là 2mm.
- Thước kẻ có:
+ Giới hạn đo: 20cm.
+Độ chia nhỏ nhất: 2mm
C6.
a. Thước có giới hạn đo 20cm; độ chia nhỏ nhất 1mm.
b. Thước có giới hạn đo 30cm, độ chia nhỏ nhất: 1mm.
c. Thước có giới hạn đo 1m; độ chia nhỏ nhất: 1cm
- Tiến hành đo theo trình tự bảng 1.1 và ghi kết quả vào bảng.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả đo được của nhóm.
- Muốn đo độ dài cần: ước lượng độ dài, chọn thước đo phù hợp và đo 3 lần rồi tính giá trị trung bình.
- Đơn vị đo độ dài là m.
- Cần chú ý giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất.
I/- ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI:
1. Ôn lại một số đơn vị đo độ dài:
Đơn vị đo độ dài hợp pháp của nước ta là m. kí hiệu m.
- 1m = 10dm
- 1dm = 10cm
- 1cm = 10mm
- 1km = 1000m
2. Ước lượng độ dài:
Cần ước lượng độ dài muốn đo để chọn dụng cụ đo thích hợp
II/- ĐO ĐỘ DÀI:
1/ tìm hiều dụng cụ đo độ dài:
Dụng cụ đo độ dài là thước.
- Giới hạn đo của một thước là là độ dài lớn nhất ghi trên thước.
- Độ chia nhỏ nhất của thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.
2. Đo độ dài:
Khi đo độ dài cần phải:
- Ước lượng độ dài cần đo.
- Xác đi6nh giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của thước.
- Đo 3 lần để tính giá trị trung bình.
File đính kèm:
- Bai 1 Do do dai (2).doc