Giáo án Vật lý 6 - T23: Sự nở vì nhiệt của chất khí

Tiết : 23 Sự nở vì nhiệt của chất khí

I Mục tiêu

 Mô tả được hiện tượng nở vì nhiệt của chất khí.

 Nhận biết được các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.

 Vận dụng kiến thức về sự nở vì nhiệt của chất khí để giải thích được một số hiện tượng và ứng dụng thực tế.

II. Chuẩn bị

Cho nhóm học sinh: bình thủy tinh đáy bằng, ống thủy tinh thẳng, cốc nước pha màu, khăn lau.

 

doc2 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2320 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 6 - T23: Sự nở vì nhiệt của chất khí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 24 Bài NS: 27/01/2013 Tiết : 23 Sự nở vì nhiệt của chất khí ND:30/01/2013 I Mục tiêu Mô tả được hiện tượng nở vì nhiệt của chất khí. Nhận biết được các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau. Vận dụng kiến thức về sự nở vì nhiệt của chất khí để giải thích được một số hiện tượng và ứng dụng thực tế. II. Chuẩn bị Cho nhóm học sinh: bình thủy tinh đáy bằng, ống thủy tinh thẳng, cốc nước pha màu, khăn lau. III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1. Ổn định lớp: lớp trưởng báo cáo sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: HS1: Nêu kết luận về sự nở vì nhiệt của chất lỏng . cho ví dụ minh họa 3. Giảng bài mới Tổ chức hoạt động dạy học HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập (mở đầu như trong SGK) Hoạt động 2: Chất khí nóng lên thì nở ra. Hướng dẫn học sinh tiến hành thí nghiệm và quan sát thí nghiệm. Giúp học sinh trả lời câu hỏi trong SGK và điều khiển thảo luận. Hoạt động 3: Trả lời câu hỏi: C1: Có hiện tượng gì xảy ra với giọt màu trong ống thủy tinh khi bàn tay áp vào bình cầu? Hiện tượng này chứng tỏ thể tích không khí trong bình thay đổi như thế nào? C2: Khi ta thôi không áp tay vào bình cầu có hiện tượng gì xảy ra với giọt nước màu. Hiện tượng này chứng tỏ điều gì? C3: Tại sao không khí trong bình cầu lại tăng lên? C4: Tại sao thể tích không khó trong bình cầu lại giảm đi? C5: Đọc bảng 20.1 trong SGK, rút ra nhận xét. C6: Chọn từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống. Hoạt động 4: Vận dụng C7: Tại sao quả bóng bàn đang bị bẹp khi nhúng vào nước nóng không khí trong quả bóng bị nóng lên lại có thể phòng lên. I. Thí nghiệm: Học sinh tiến hành thí nghiệm lần lược như trong sách giáo khoa. II. Trả lời câu hỏi: C1: Giọt nước màu đi lên chứng tỏ thể tích không khí trong bình tăng, không khí nở ra. C2: Giọt nước màu đi xuống chứng tỏ thể tích không khí trong bình giảm không khí co lại. C3: Do không khí trong bình bị nóng lên C4: Do không khí trong bình bị lạnh đi. C5: Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau. Các chất lỏng, chất rắn khác nhau nở vò nhiệt khác nhau. Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn. III. Rút ra kết luận: C6: a. Thể tích khí trong bình tăng khi khí nóng lên. b.Thể tích khí trong bình giảm khi khí lạnh đi. c. Chất rắn nở ra vì nhiệt ít nhất, chất khí nở ra vì nhiệt nhiều nhất. IV. Vận dụng: * Khi cho quả bóng bàn bị bẹp vào nước nóng, không khí trong quả bóng bị nóng lên nở ra làm cho quả bóng phồng lên như cũ. Củng cố bài: Cho học sinh nhắc lại nội dung ghi nhớ vào vở. Ghi nhớ: Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. Các chât khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau. Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn. Dặn dò: – Học sinh học thuộc lòng nội dung ghi nhớ. Bài tập về nhà: Bài tập 20.2 và 20.6 sách bài tập.

File đính kèm:

  • doctiet 23 sự nở vì nhiệt của chất khí.doc