Giáo án Vật lý 6 Tiết 11 - Bài 11( Phương pháp BTNB) Khối lượng riêng - Bài tập

Tuần 11 - Tiết 11 - Bài 11( Phương pháp BTNB)

KHỐI LƯỢNG RIÊNG - BÀI TẬP

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức: Biết rằng để làm tăng độ chính xác của phép đo, nên đo đạc với những giá trị đại lượng đủ lớn so với độ chia nhỏ nhất.

 2. Kĩ năng: Xác định, bằng thực nghiệm với độ chính xác cao, khối lượng riêng của một chất rắn không thấm nước

 3. Thái độ: Làm việc theo nhóm, nghiêm túc.

II. CHUẨN BỊ:

1. GV: 2 lọ thủy tinh chứa những chất lỏng trong suốt không màu khác nhau, không dán nhãn tên, đánh số từ 1 đến 2

2. Với mỗi nhóm HS: 1 bình 1 lít hoặc 2 lít nước, 1 bình tương tự chứa cồn 1 chậu lớn, cân đồng hồ. Sgk và vở ghi chép

 

doc3 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1839 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 6 Tiết 11 - Bài 11( Phương pháp BTNB) Khối lượng riêng - Bài tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: …… / 10 / 2013 Ngày giảng: …./ 10 /2013 Tuần 11 - Tiết 11 - Bài 11( Phương pháp BTNB) KHỐI LƯỢNG RIÊNG - BÀI TẬP I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Biết rằng để làm tăng độ chính xác của phép đo, nên đo đạc với những giá trị đại lượng đủ lớn so với độ chia nhỏ nhất. 2. Kĩ năng: Xác định, bằng thực nghiệm với độ chính xác cao, khối lượng riêng của một chất rắn không thấm nước 3. Thái độ: Làm việc theo nhóm, nghiêm túc. II. CHUẨN BỊ: 1. GV: 2 lọ thủy tinh chứa những chất lỏng trong suốt không màu khác nhau, không dán nhãn tên, đánh số từ 1 đến 2 2. Với mỗi nhóm HS: 1 bình 1 lít hoặc 2 lít nước, 1 bình tương tự chứa cồn 1 chậu lớn, cân đồng hồ. Sgk và vở ghi chép III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức: 6A : 6B: 2. Kiểm tra bài cũ: - Để đo lực ta dùng dụng cụ đo nào? Nêu nguyên tắc cấu tạo của nó. - TL: Để đo lực ta dùng lực kế. - Lực kế có cấu tạo gồm 1 chiếc lò xo,1 kim chỉ thị, bảng chia độ 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung Bước 1: Tình huống xuất phát - câu hỏi nêu vấn đề Giáo viên đưa ra 2 lọ thủy tinh chứa những chất lỏng trong suốt không màu khác nhau, không dán nhãn tên, đánh số từ 1 đến 2 nói rõ trong đó có một bình chứa nước, 1 bình chứa cồn. - Làm thế  nào để nhận biết  được đâu là bình chứa nước? Bước 2: Bộc lộ quan niệm ban đầu của học sinh - Yêu cầu HS viết  đề xuất phương án thí nghiệm vào vở thí  nghiệm. - Yêu cầu các nhóm trình bày ý kiến của mình, ghi các ý kiến lên bảng để đối chiều và thảo luận. - Muốn biết nước “nặng hơn” hay nhẹ hơn cồn ta làm thế nào? Làm việc cá nhân và nhóm Đề xuất phương án nhận biết, giải thích - Cân vật Một số  đề xuất có thể: - Dựa vào quan sát đặc điểm: độ sánh... - Dựa vào mùi vị - Dựa vào nhiệt độ sôi - Dựa vào nhiệt độ đông đặc - Nước “nặng hơn” hay nhẹ hơn cồn... Bước 3: Đề xuất giả thuyết và phương án thực nghiệm - Thảo luận chung về các đề xuất: Ưu và nhược điểm từng phương án. Riêng với 2 phương án dùng nhiệt  độ sôi và nhiệt độ đông đặc, GV nói rõ sẽ nghiên cứu sau. - chúng ta xác định khối lượng của một đơn vị thể tích nước, cụ thể là 1 lít nước, của 1 lít cồn ... Làm việc chung cả  lớp để thảo luận các đề xuất. Thống nhất dựa vào so sánh nặng, nhẹ. Thống nhất phương án: xác định khối lượng của một đơn vị thể tích nước, cụ thể là 1 lít nước, của 1 lít cồn ... Thống nhất phương án: xác định khối lượng của một đơn vị thể tích nước, cụ thể là 1 lít nước, của 1 lít cồn ... Bước 4: Thí nghiệm tìm tòi - nghiên cứu Phát dụng cụ và  điều khiển các nhóm tiến hành thí nghiệm. - Làm việc cá  nhân: Ghi chép lại tiến trình thực nghiệm: - Làm việc theo nhóm 1 lít nước có m = 1kg; 1 lít cồn có m = 0,79 kg Bước 5: Kết luận và hợp thức hóa kiến thức - Yêu cầu nhận xét, hướng dẫn rút ra kết luận: 1 lít nước có khối lượng 1,0 kg, 1 lít cồn có khối lượng 0,79 kg tức là  mỗi lít chất lỏng có khối lượng xác định. - Thông báo: ĐN KLR Các chất khác nhau khối lượng riêng khác nhau. - Yêu cầu tính Dnước : V=1lít=0,001m3 (1lit = 1dm3) mnước = 1 kg Dnước ? DCồn: V=1lít=0,001m3 mcồn = 0,79 kg => D = ? - Từ đó => m = DV  Làm việc chung cả lớp - Quan sát kết quả của các nhóm, rút ra nhận xét về tính xác định của khối lượng của một đơn vị thể tích một chất.    - Ghi chép kết luận, định nghĩa khối lượng riêng.    3 Hs trả lời, hs khác ghi vở. Dnước = m/V =1kg/ 0,001 m3 = 1000 kg/ m3 DCồn = m/V = 0,79/ 0,001m3 = 790 kg/ m3 I. Khối lượng riêng. Tính khối lượng của vật theo KLR 1. Khối lượng riêng: Khối lượng của một mét khối một chất gọi là khối lượng riêng của chất đó. D = m / V D: KLR (Kg/ m 3 ) m: Khối lượng ( Kg) V: thể tích (m3) Đơn vị: Kg/m3 2. Bảng KLR của một số chất ( Sgk) 3. Tính khối lượng của vật theo KLR Từ công thức: D = m/V suy ra: m= D.V => V= m/D C2: V = 0,5 m3; D= 2600 =>m = 2600.0,5 = 1300kg -Yêu cầu học sinh thực hiện C6 - Gọi học sinh trả lời câu hỏi C6 - Nhận xét - Yêu cầu học sinh dựa vào công thức đó rút ra công thức tính D và V Yêu cầu học sinh thực hiện bài tập 1 - Gọi học sinh trả lời câu hỏi Học sinh tự làm. Giải một số bài tập trong sách bài tập. V=40dm3=0,04m3 Dsắt=7800kg/m3 m = ? Học sinh trả lời câu hỏi Bài 3: Cho một vật có khối lượng 5,4kg, thể tích là 0,002 m3. Khối lượng riêng của chất tạo nên vật là bao nhiêu? A. 0,0108 kg/ m3. B. 2700 kg/ m3. C. 0,0108 kg.m3. D. 2700 kg. m3. Dựa vào bảng khối lượng riêng của một số chất (SGK) em hãy cho biết chất cấu tạo nên vật? Đáp án: B. IV. Vận dụng C6: Khối lượng của thỏi sắt là: m =V. D=0,04.7800 =312(kg) Bài 1: Công thức tính và đơn vị của khối lượng riêng là: A. D = m.V và kg. m3. B. và m3/ kg C. và kg/ m3. D. D = m.V và kg/ m3. Đáp án C 11.1: D Cần dùng một cái cân và một cái bình chia độ . Bài 2: Đánh dấu thích hợp vào ô trống: Câu Đúng Sai 1. Khối lượng riêng của một chất là khối lượng của một mét khối chất ấy. 2. Khối lượng riêng của nhôm là 7800 kg/m3 3. Đo khối lượng riêng của một vật ta có thể biết được chất cấu tạo nên vật. 4. Nếu vật có khối lượng càng nhỏ thì khối lượng riêng càng nhỏ. 1(Đ); 2(S); 3(Đ); 4(S) 4. Củng cố: - KLR của một chất là gì? Nói KLR của nhôm là 2700kg/m3 nghĩa là gì? 5. Hướng dẫn về nhà: - Học bài. Làm bài tập 11.1 11.5/ Sbt

File đính kèm:

  • docTiết 11 lí 6 BTNB.doc
Giáo án liên quan