TIẾT:12 KHỐI LƯỢNG RIÊNG – TRỌNG LƯỢNG RIÊNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- HS phát biểu được khái niệm khối lượng riêng , trọng lượng riêng, nắm được đơn vị đo của 2 đại lượng này.
- Nắm được công thức tính khối lượng thông qua khối lượng riêng m= D.v và công thức tính trọng lượng riêng : d = P/ v.
- Sử dụng bảng khối lượng riêng của 1 số chất để xác định khối lượng riêng khi biết chất và ngược lại.
2. Kỹ năng:
- Vận dụng 2 công thức m = D. v và d = P/ v để làm bài tập đơn giản.
- Biết cách xác định khối lượng riêng, trọng lượng riêng của 1 chất.
3. Thái độ: Nghiêm túc, cẩn thận.
6 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1407 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 6 tiết 12: Khối lượng riêng. Trọng lượng riêng - Trường THCS Noọng Hẹt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 16/11/2007
Ngày giảng: 21/11/2007
Tiết:12 Khối lượng riêng – trọng lượng riêng
I. mục tiêu:
Kiến thức:
HS phát biểu được khái niệm khối lượng riêng , trọng lượng riêng, nắm được đơn vị đo của 2 đại lượng này.
Nắm được công thức tính khối lượng thông qua khối lượng riêng m= D.v và công thức tính trọng lượng riêng : d = P/ v.
Sử dụng bảng khối lượng riêng của 1 số chất để xác định khối lượng riêng khi biết chất và ngược lại.
Kỹ năng:
Vận dụng 2 công thức m = D. v và d = P/ v để làm bài tập đơn giản.
Biết cách xác định khối lượng riêng, trọng lượng riêng của 1 chất.
Thái độ: Nghiêm túc, cẩn thận.
II. Chẩn bị:
Chuẩn bị của GV:
* Chuẩn bị cho mỗi nhóm:
Mỗi nhóm: 1 lực kế ( GHĐ: 2.5N)
1 quả nặng 200g.
1 bình chia độ ( GHĐ: đến 100cm3 ĐCNM: cm3 ).
- Gv: bảng phụ ghi đề bài.
2. Chuẩn bị của HS.
- Học sinh nghiên cứu bài.
III. các hoạt động dạy học.
ổn định tổ chức ( 1 phút).
Sĩ số:
Kiểm tra bài cũ ( 5 phút).
Câu hỏi: Dụng cụ để do lực lag dụng cụ nào? Mô tả cấu tạo của dụng cụ đo lực và cách đo lực?
Một vật có khối lượng là 500 g thì có trọng lượng là:
A: 5000 N B: 500 N C: 50 N D: 5 N.
GV: Đánh giá, cho điểm.
Hỗ trợ của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Tổ chức tình huống học tập.
- Yêu cầu học sinh đọc tình huống ở SGK
? Vấn đề cần giải quyết là gì.
(Có thể cho hs đề xuất vào phương án giải quyết để hs thấy rõ vấn đề)
Hoạt động 1: ( 3phút)
Tìm hiểu tình huống học tập.
- Đọc tình huống.
+) HS: Làm thế nào để biết khối lượng của chiếc cột sắt.
HS: Đề xuất phương án giải quyết vấn đề.
Hướng dẫn HS cách giải quyết vấn đề.
+) Gợi ý: Cho HS đọc các phương án làm như SGK.
? Trong các phương án đó, em chọn phương án nào? Vì sao? đ Bài toán.
GV ghi tóm tắt nội dung lên bảng
Vcột= 0,9m3.
V= 1dm3 có m= 7,8kg.
m= ?
-Y/ c tính khối lượng của 1 m3 sắt?
(gợi ý: Đổi m3 ra dm3 rồi tính).
? Khối lượng của chiếc cột sắt là bao nhiêu?
- Y/c HS cho biết kết quả.
GV thông báo: Khối lượng của 1m3 sắt là 7800kg. Ta nói: 7800kg là khối lượng riêng của sắt.
? Khối lượng riêng của 1 chất là gì?
+)y/c HS tìm hiểu thông tin trong SGK.
? Đơn vị của khối lượng riêng?
GVchốt:: khối lượng riêng của một chất bất kỳ được xác định bằng khối lượng của 1 đơn vị thể tích chất đó.
Thông báo: Mỗi chất có 1 khối lượng riêng khác nhau.đ Bảng khối lượng riêng của 1 số chất.
- Yêu càu HS xác định khối lượng riêng của 1 số chất.
Y/ C HS thực hiện C2?
? Làm thế nào để tính khối lượng của khối đá?
- Yêu cầu HS xây dựng công thức tính khối lượng thông qua khối lượng riêng?
GV chốt: Khi biết khối lượng riêng của 1 chất, ta có thể tính khối lượng của 1 chất đó khi biết thể tích.
+) Để việc tính toán đơn giản đ bảng khối lượng riêng.
+) Vận dụng công thức này, ta có thể tính 1 trong 3 đại lượng khi biết 2 ba đại lượng : m, D, v của vật.
Hoạt động 2: ( 15 phút)
Khối lượng riêng. Tính khối lượng thông qua khối lượng riêng của vật.
1. Khối lượng riêng.
- Đọc các phương án mà SGK đưa.
HS: Chọn phương án D.
- HS đọc và tóm tắt nội dung bài tập.
- HĐ cá nhân.
V= 1dm3đm= 7,8kg.
V= 1dm3đm= 7800kg.
HS: Tính khối lượng của chiếc cột.
HS: V= 1m3đm= 7800kg
V= 0,9m3đm= 7020kg
HS: Khối lượng riêng của 1 chất là khối lượng của 1m3 chất đó.
+) Đọc thông tin SGK.
+) Đơn vị của khối lượng riêng là kg/m3.
2. Bảng khối lượng riêng của 1 số chất.
- Xđ khối lượng riêng của 1 số chất dựa vào bảng khối lượng riêng.
3. Tính khối lượng của 1 vật theo khối lượng riêng.
- Câu C2:
D= 2600kg/m3.
V=0,5m3.
m= ?
HS: m= 2600.0,5= 1300 (kg).
HS: thực hiện C3:
m= D.V
Trong đó: m: Khối lượng. (kg)
D: Khối lượng riêng. (kg/m3)
V: Thể tích. (m3)
GV: Khái niệm trọng lượng riêng được phát biểu tương tự như khối lượng riêng.
? Trọng lượng riêng của 1 chất là gì?
? Đơn vị của trọng lượng riêng?
- Yêu cầu HS làm C4 đ công thức tính trọng lượng riêng.
? Trong công thức: d= thì 2 định lượng P ; V được xác định như thế nào?
Gợi ý: Dựa vào công thức. m = D.v và
P = 10m.
Y/c học sinh thay V = P = 10m vào công thức: d = .
Gv thông báo: công thức D = 10m biểu thị mối quan hệ giữa khối lượng riêng và trọng lượng riêng dựa vào công thức ta có thể tính được d theo D và ngược lại.
Gv chốt: cả 3 công thức 1;2;3 đều cố thể vận dụng 2 chiều tuỳ thuộc vào dữ liệu đầu bài.
Hoạt động 2( 10 phút)
I. Trọng lượng riêng. Công thức tính trọng lượng riêng.
Khái niệm - công thức tính:
HS: Trọng lượng riêng của 1m3 chất gọi là trọng lượng riêng của chất đó.
+) Đơn vị của trọng lượng riêng là N/m3.
+) Công thức tính:
d: Trọng lượng riêng ( N / m3)
d = P: Trọng lượng của vật ( N)
v: thể tích của vật ( m3)
2. Mối quan hệ gữa KLR và TLR:
Hs: m = D.Vị V =
P = 10m
HS: Thay các đại lượng vào công thức tính toán để xuất hiện công thức.
D = 10 d
- Hs tính:
D =
Hay: d = 10 D.
Y/c học sinh thực hành C5.
Gợi ý: Muốn tính d cần biết đại lượng nào?
? Xác định các đại lượng đó bằng cách nào?
GV theo dõi hỗ trợ các nhóm.
Gv: Đánh giá, kiểm tra kết quả của vài nhóm
Họat động 4: ( 7 phút).
Xác định trọng lượng riêng của 1 chất.
Hs hoạt động mhóm.
Muốn tính d cần biết m, V.
-
+) Dùng bình chia độ đo V.
+) Dùng lực kế đo P tính m.
+) áp dụng công thức: d = .
- Các nhóm báo cáo kết quả
GV treo bảng phụ ghi đề bài:
Điền từ thích hợp vào chỗ . .. để được khẳng định đúng.
1. Khối lượng riêng của 1 chất là
(1) ….của (2)……….chất đó.
2. Nói khối lượng riêng của sắt là 7800 kg/ m3 nghĩa là (3) ……của 1 m3 sắt là 7800 kg.
3. Trọng lượng riêng của sắt là 78000N/ m3 có nghĩa là (4) ………
là 78000 N.
Gọi HS lên bảng thực hiện.
GV chuẩn lại bài làm của HS.
Chốt: 3 công thức trong bài.
Hoạt động 5: ( 5 phút)
Vận dụng – củng cố.
HS: Đọc đề bài.
- Làm bài tập củng cố:
Các từ cần điền:
(1) khối lượng.
(2) 1 3
(3) khối lượng.
(4) trọng lượng của 1 đơn vị thể tích sắt.
- Đọc ghi nhớ.
- Tự tóm tắt nội dung chính của bài.
4. Hoạt động 6: :Hướng dẫn về nhà ( 2 phút)
Hoàn thành C1đ C6 vào vở
Thực hành C7.
Học ghi nhớ.
Chuẩn bị dụng cụ thực hành: mỗi nhóm 15 viên sỏi rửa sạch, phơi khô.
Đọc trước nội dung thực hành. Tìm hiểu bài theo các yêu cầu:
Mục tiêu của bài thực hành.
Các bước tiến hành thực hành.
Các kết quả cần thu thập và ghi chép.
Đơn vị kiến thức lý thuyết nào đã được sử dụng?
IV. Rút kinh nghiêm sau giờ dạy:
………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Tiết 14: Máy cơ đơn giản
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Năm được tên các loại máy cơ đơn giản thường dùng.
- Biết làm thí nghiệm so sánh trọng lượng chủa vật và lượng dùng để kéo trực tiếp theo phương thẳng đứng.
2. Kỹ năng: - Làm thí nghiệm.
3. Thái độ: - Nghiêm túc, cận thận.
II. Chuẩn bị:
Tranh vẽ H13.1; 13.2; 13.3; 13.4; 13.5; 13.6.
Mỗi nhóm: 2 lực kế
1 quả lặng 200g.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy cô
Hoạt động của học sinh
HĐ1:
Gv treo tranh H13.1
ĐVĐ 1 ống bê tông bị lăn xuống mương, cố thể đưa ống lên bằng cách nào?
- Có thể dùng dụng cụ nào để kéo ống lên:
Khi kéo ống lên theo phương thẳng đứng ta gặp những khó khăn gì: cách khắc phục?
Hs dự đoán: - Dùng dây kéo ống lên
- Hs: Trả lời.
HĐ2
Gv: Nêu chỉ dùng dây liệu có thể kéo vật lên theo phương thẳng đứng với lực nhỏ hơn trọng lượng của vật không:
Đề xuất phương án thí nghiệm:
Gợi ý: Dùng khối trụ kim loại thay ống bê tông.
Y/c học sinh đọc mục 2 /SGK.
Cho biết các bước tiến hành thí nghiệm.
Y/c các nhóm tiến hành thực hành.
Gvđiều khiển học sinh thống nhất câu trả lời C1.
Y/c học sinh trả lời câu C2; C3.
Gv lưu ý học sinh: ” ít nhất băng” bao gồm cả trường hợp “ lớn hơn ’’.
Gv: Đẻ khắc phục những khó khăn trên, người ta dùng những máy cơ đơn giản 2.
I.Kéo vật lên theo phương thẳng đứng:
1. Đặt vấn đề:
Hs: Dự đoán.
Kéo được.
Không kéo được.
Khi P>F.
Thí nghiệm:
Hs: Hoạt động cá nhân tìm gia các bước thí nghiệm.
Đo trọng lượng của vật ( H13.3 ).
Đo lực kéo vật lên ( H13.4 )
So sánh trọng lượng của vật và lực kéo vật lên.
Các nhóm tiến hành thực hành ghi kết quả vào phiếu học tập.
Các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm.
C1: Lực kéo vật lên bằng trọng lượng của vật.
*Rút ra kết luận:
C2: Khi kéo vật lên theo phương thẳng đứng cần phải dùng 1 lực ít nhất bằng trọng lượng của vật.
C3: Khó Khăn trong cách kéo:
- Cần nhiều người kéo, tư thế đưng khó khăn.
HĐ3: Tìm hiểu các loại máy cơ đơn giản.
Y/c học sinh tìm hiểu thông tin mục II ( SGK / T42).
Gv: Nhấn mạnh tác dụng của máy cơ đơn giản.
II. Các máy cơ đơn giản:
Hs: Tìm hiểu thông tin SGK.
C4: a. Máy cơ đơn giản là những dụng cụ giúp thực hiện công việc dễ dàng hơn.
b. Mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc là những máy cơ đơn giản
HĐ4: Vận dụng , ghi nhớ
- Y/c học sinh thảo luận, trả lời C5, C6.
-Y/c học sinh đọc và ghi nhớ nội dung phần ghi nhớ SGK / T43.
Gv chốt: Muốn kéo 1 vật lên theo phương thẳng đứng phải dùng 1 lức ít nhất bằng P của vật.
Có 3 loại máy cơ đơn giản:
Mặt phăng nghiêng; đòn bẩy; ròng rọc
III. Vận dụng:
C5: Khối lượng của ống 200kg.
- Cần lực kéo ít nhất bằng: 2000N 4 người kéo với lực 400N / người.
Vậy không kéo được ống bê tông.
C6: - Các ví dụ sử dụng máy cơ đơn giản.
Dùng ròng rọc kéo sô vữa.
- Dùng mặt phẳng nghiêng đưa thùng hàng lên xe.
HĐS: Hướng dẫn về nhà.
học sinh ghi nhớ.
Hoàn thành C1C6 vào vở.
Bài tập: 13.1 13.4.
Xem bài mới.
File đính kèm:
- TIET 12.doc