Tiết 15: MẶT PHẲNG NGHIÊNG
A/ Mục tiêu:
- Hs nêu được ít nhất 2 ví dụ sử dụng mặt phẳng nghiêng trong cuộc sống và chỉ rõ ích lợi của chúng.
- HS biết sử dụng mặt phẳng nghiêng hợp lí trong từng trường hợp.
- Rèn kĩ năng thực hành thí nghiệm qua thí nghiệm kiểm tra lợi ích của mặt phẳng nghiêng.
- Rèn tính cẩn thận, ý thức hợp tác làm việc theo nhóm.
B/ Chuẩn bi:
1, Giáo viên: Tranh vẽ to hình 14.1, 14.2(SGK)
Bảng kết quả 14.1.
Phiếu học tập:
7 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1362 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 6 tiết 15 và 16, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:.
Ngày giảng:
Tiết 15: Mặt phẳng nghiêng
A/ Mục tiêu:
- Hs nêu được ít nhất 2 ví dụ sử dụng mặt phẳng nghiêng trong cuộc sống và chỉ rõ ích lợi của chúng.
- HS biết sử dụng mặt phẳng nghiêng hợp lí trong từng trường hợp.
- Rèn kĩ năng thực hành thí nghiệm qua thí nghiệm kiểm tra lợi ích của mặt phẳng nghiêng.
- Rèn tính cẩn thận, ý thức hợp tác làm việc theo nhóm.
B/ Chuẩn bi:
1, Giáo viên: Tranh vẽ to hình 14.1, 14.2(SGK)
Bảng kết quả 14.1.
Phiếu học tập:
1. Tại sao lên dốc thoải dễ hơn đi dốc đứng?
2. Trong thí nghiệm hình 14.2 (SGK), có thể làm cho mặtphẳng nghiêng ít dốc hơn bằng cách nào?
3. Câu C5(SGK)?
2, Học sinh: mỗi nhóm :
1lực kế GHĐ 2N trở lên – 1 khối trụ kim loại có trục quay ở giữa, nặng 2N. – 1 mặt phẳng nghiêng có đánh dấu sẵn độ cao. – Bảng ghi kết quả 14.1(SGK)
C/ Phương pháp dạy - học:
Vấn đáp, thuyết minh, thực hành, tự luận, thảo luận nhóm.
D/ Tiến trình dạy- học:
1,ổn địnhtổ chức :
6A:..................................
6B:..................................
6C:..................................
2, Kiểm tra bài cũ: Yêu cầu HS thực hiện:
HS1: Để kéo một vật lên theo phương thẳng đứng cần tác dụng vào vật một lực như thế nào?
TL: Cần tác dụng vào vật một lực ít nhất bằng trọng lượng của vật.
3, Bài mới:
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập.
GV : Vậy ta có thể có thể kéo ống cống lên với lực nhỏ hơn trọng lượng của ống cống không? -> Nêu tình huống và cách giải quyết ở đầu bài.
Điều khiển của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 2: Thí nghiệm tìm hiểu mặt phẳng nghiêng.
- Giới thiệu dụng cụ thí nghiệm- 1 lực kế GHĐ 2N trở lên – 1 khối trụ kim loại có trục quay ở giữa, nặng 2N. – 1 mặt phẳng nghiêng có đánh dấu sẵn độ cao..
- Hướng dẫn HS bố trí dụng cụ và tiến hành thí nghiệm.
- Yêu cầu HS tiến hành thí nghiệm.
- Theo dõi , giúp các nhóm có khó khăn.
- Yêu cầu HS báo cáo kết quả.
- Phát phiếu học tập.
- Từ kết thí nghiệmvà bài tập hãy rút ra kết luận về vấn đề đạt ra ở đầu bài và công dụng của mặt phẳng nghiêng.
- So sánh F1 với F2, F3, F4.
- So sánh F2, F3, F4.
- Quan sát dụng cụ.
- Nghe giảng, ghi nhớ các bước tiến hành và các bố trí thí nghiệm.
- Chia nhóm tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn.
- Ghi lại kết quả thí nghiệm.
- Thực hiện bài tập trong phiếu học tập.
- Thảo luận, rút ra kết luận.
- dùng mặt phẳng nghiêng có thể kéo vật lên với lực nhỏ hơn trọng lượng của vật.
- Mặt phẳng nghiêng càng nghiêng ít thì lực kéo vật lên càng nhỏ.
I.Thí nghiệm:
1, Dụng cụ:
2,Tiến hành:
- Đo trọng lượng của vật nặng F1.
- Kéo vật trên mặt phẳng nghiêng có độ dốc lớn.Ghi độ lớn lực kéo F2.
- Kéo vật trên mặt phẳng nghiêng có độ dốc lớn.Ghi độ lớn lực kéo F3.
- Kéo vật trên mặt phẳng nghiêng có độ dốc lớn.Ghi độ lớn lực kéo F4.
3, Kết quả:
Lần
Độ dốc mặt phẳng nghiêng
Trọng lượng vật
Lực kéo
1
Lớn
F1=
F2=
2
Vừa
F3=
3
Nhỏ
F4=
II. Kết luận: SGK
- Dùng mp nghiêng có thể kéo vật lên với lực kéo nhỏ hơn vật.
- Mp nghiêng càng ít, thì lực kéo vật trên mp đó càng nhỏ.
Hoạt động 3: Vận dụng.
- Yêu cầu HS thực hiện các câu hỏi trong phần Vận dụng.
- Lấy ví dụ về sử dụng mặt phẳng nghiêng trong cuộc sống.
- Cá nhân lấy ví dụ.
- Dựa vào kết luận hoàn thành câu C5.
III. Vận dụng:
- C5: dùng lực F < 500N.
4/ củng cố:
?: Dùng mặt phẳng nghiêng có lợi như thế nào?
Yêu cầu 1 hs đọc phần có thể em chưa biết, hs khác đọc ghi nhớ SGK
5/ Hướng dẫn về nhà:
Học phần ghi nhớ ( SGK)
Làm bài tập 14.1 -> 14.4 trong SBT.
Đọc trước bài đòn bẩy.
E/ Rút kinh nghiệm:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Ngày soạn:.
Ngày giảng:
đòn bẩy.
A/ Mục tiêu:
- Hs nêu được các thí dụ về sử dụng đòn bẩy trong cuộc sống.
- HS xác định được điểm tựa, các lực tác dụng lên đòn bẩy.
- HS biết sử dụng đòn bẩy trong công việc một cách thích hợp.
- Rèn kĩ năng thực hành thí nghiệm
- Rèn tính cẩn thận, ý thức hợp tác làm việc theo nhóm.
B/ Chuẩn bị:
1, Giáo viên: Tranh vẽ to hình 15.1 , 15.2 , 15.3, 15.4 (SGK)
2, Học sinh: mỗi nhóm :
1 lực kế có GHĐ 2N trở lên – 1 khối trụ kim loại có moc nặng 2N – 1 giá đỡ.
C/ Phương pháp dạy - học:
Vấn đáp, thuyết minh, thực hành, tự luận, thảo luận nhóm.
D/ Tiến trình dạy - học:
1,ổn định tổ chức : (1’) Kiểm tra sĩ số.
6A:.....................................
6B:......................................
6C:....................................
2, Kiểm tra bài cũ: (4’)
?: Nêu lợi ích và ứng dụng của mặt phẳng nghiêng trong thực tế cuộc sống? Giải thích công dụng của mặt phẳng nghiêng?
3, Bài mới:
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập. (1’)
GV : Đưa tình huống như SGK: Một người dùng cần vọt để nâng ống bê tông lên. Liệu làm như thế có dễ dàng không? => thực chất chiếc cần vọt là một đòn bẩy.
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung
Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo của đòn bẩy. (9’)
- GV: Giới thiệu về đặc điểm chung của đòn bảy dựa vào hình vẽ 15.1
- Yêu cầu học sinh hoàn thành C1.
- HS quan sát, nhận biết.
- HS hoàn thành.
I.Tìm hiểu cấu tạo của đòn bẩy:
* Đặc điểm của đòn bẩy:
- Có một điểm xác định là điểm tựa O.
- Điểm tác dụng của lực F1 là O1
- Điểm tác dụng của lực F2 là O2
C1:
Hình
F1
Điểm tựa
F2
15.2
1
2
3
15.3
4
5
6
Hoạt động 3: Tìm hiểu xem đòn bẩy giúp con người làm việc dễ dàng hơn như thế nào? (20’)
- YC học sinh nghiên cứu phần 1 đặt vấn đề.
?: Qua phần 1 thì chúng ta cần đi tìm hiểu vấn đề gì?
- Để trả lời đc câu hỏi đó chúng ta tiến hành một thí nghiệm.
- GV: giới thiệu dụng cụ.
- Yêu cầu hs chép bảng 15.1 vào vở.
- GV nêu cách tiến hành TN. Yêu cầu các nhóm làm thí nghiệm theo C2.
- Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả. Và hoàn thành C3. ( GV chỉ cho HS thấy dõ đâu là điểm tác dụng lực nâng và đâu là điểm tác dụng của trọng lượng của vật)
- Y/C 1=>2 học sinh nêu lại kết luận.
- HS đọc SGK.
- TL: Ta cần tìm hiểu xem muốn nâng vật lên với 1 lực nhỏ hơn trọng lượng của vật thì khoảng cách OO1 và OO2 phải thoả mãn ĐK nào?
- HS theo dõi và quan sát.
- HS kẻ bảng 15.1 vào vở.
- HS theo dõi và nhận dụng cụ tiến hành TN và nghi kết quả vào bảng.
- Dựa vào kết quả TN hoàn thành C3.
- các học sinh khác ghi nhớ kết luận.
II/ Đòn bẩy giúp con người làm việc dễ dàng hơn như thế nào?
1/ Đặt vấn đề:
2, thí nghiệm:
SS oo2 với oo1
TL của vật: P=F1
Cường độ lực kéo F2
oo2> oo1
F1=....N
F2=.......N
oo2= oo1
F2=.......N
oo2< oo1
F2=.......N
3, Rút ra kết luận:
C3: Muốn lực nâng vật nhỏ hơn trọng lượng của vật thì phải làm cho khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng lực nâng lớn hơn khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của trọng lượng vật.
Hoạt động 4: Vận dụng. (5’)
- Yêu cầu HS thực hiện các câu hỏi trong phần Vận dụng.
- Hoàn thành C4.
- Thảo luận câu C5,C6 dựa vào hình vẽ 15.5.
4/ Vận dụng:
C4: Thí dụ sử dụng đòn bẩy trong cuộc sống: Cái bập bênh, mái chèo, búa nhổ đinh, kìm, cái bật nắp chai, cái kẹo gắp than, cần câu, ...
C5:
C6: Đặt điểm tựa gần ống bê tông hơn; buộc dây kéo xa điểm tựa hơn; buộc thêm gạch, khúc gỗ hoặc các vật nặng khác vào phía cuối đòn bẩy.
4, Củng cố (4’)
- GV hệ thống lại kiến thức của bài.
- Yêu cầu một học snh đọc ghi nhớ.
- Yêu cầu hs khác đọc phần có thể em chưa biết.
5, Hướng dẫn về nhà: (1’)
- Học bài theo SGK và vở ghi.
- Làm bài tập trong sách bài tập.
-Ôn lại toàn bộ kiến thức từ bài 1 đến bài 14.
E/ Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- Tiet 1516.doc