Tiết 17,18: ÔN TẬP
Ngày soạn:
I. Mục tiêu:
+ Hệ thống hoá toàn bộ kiến thức đã học trong học kỳ I.
+ Đi sâu vào các kiến thức cơ bản.
II. Chuẩn bị:
III. Nội dung:
1. On định: Sĩ số
2. Kiểm tra :
+ Kiểm tra vở soạn bài.
3. Bài mới:
5 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1414 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 6 tiết 17,18: Ôn tập - Trường THCS Lê Thánh Tông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 17,18: ÔN TẬP
Ngày soạn: 29/11/2008
Mục tiêu: Ngày dạy : 01/12/2008
+ Hệ thống hoá toàn bộ kiến thức đã học trong học kỳ I.
+ Đi sâu vào các kiến thức cơ bản.
Chuẩn bị:
Nội dung:
1. On định: Sĩ số
2. Kiểm tra :
+ Kiểm tra vở soạn bài.
3. Bài mới:
CHỦ ĐỀ 1: ĐO LƯỜNG
Nội dung
Những kiến thức cần nhớ:
Độ dài, thể tích và khối lượng của một vật:
Mọi vật dù to hay nhỏ đều có kích thước ,khối lượng và chiếm một thể tích trong không gian.
Khối lượng của một vật chỉ lượng chất chứa trong vật.
Đo một đại lượng:
Đo một đại lượng ( chiều dài,thẻ tích ,khối lượng…) là so sánh đại lượng đó vói một đại lượng cùng loại được chọn làm đơn vị.
Đơn vị chính để đo độ dài là met,kí hiệu là m.
Đơn vị chính để đo thể tích là met khối ,kí hiệu là m3.
Đơn vị chính đẻ đo khối lượng là kilôgam ,Kg.
Dụng cụ đo:
Dụng cụ thường dùng để đo độ dài là : thước met,thước kẻ ,thước cuộn, thước dây…..
Dụng cụ thường dùng để đo thể tích : Bình chia độ,ca đong,các loại chai lọ,ca ,cốc đã biết trước dung tích….
Dụng cụ thường dùng để đo khối lượng là các loại cânnhư cân :Rôbecvan,cân tạ,cân đòin, caan đồng hồ, cân y té…….
Giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của dụng cụ đo:
Đối với thước đo độ dài và bình chia độ , GHĐ là giá trị lớn nhất ghi trên dụng cụ đo .Còn ĐCNN là giá trị giữa 2 vạch chia liên tiếp trên dụng cụ đo.
Đối với cân: GHĐ là tổng giá trị của tất cả các quả cân kèm theo cân. ĐCNNlà giá tri của quả cân nhỏ nhất kèm theo cân.
Chọn dụng cụ đo thích hợp:
Mỗi dụng cụ đo đều có GHĐ và ĐCNN xác định nên chỉ thích hợpvới một số giá trị đo thích hợp.
Chọn dụng cụ đo có GHĐ không quá nhỏ (so với giá trị cần đo ) để phải đo ít lần nhất. Thường người ta chọn dụng cụ đo có GHĐ lớn hơn giá trị cần đo một chút để chỉ phải đo một lần.
Chọn dụng cụ ddo có ĐCNN phù hợp tùy theo yêu cầu đo chính xác trong từng trường hợp đo cụ thể .Muốn đo tới đơn vị nào ,người ta chọn dụng cụ đo có ĐCNN bằng đơn vị đo đó.
Người ta còn chọn dụng cụ đo phù hợp cách đo hoặc phù hợp với hình dáng đối tượng cần đo.
Cách đo ( quy tắc đo):
Cách đo độ dài:
+ Ước lượng độ dài cần đo .
+ Chọn thước đo có GHĐ và có ĐCNN thích hợp.
+ Đặt thước dọc theo độ dài cần đo sao cho một đầu của vật ngang bằng với vạch số 0 của thước.
+ Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật.
+ Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chioa gần nhất với đầu kia của vật.
Cách đo thể tích chất lỏng:
+ Ước lượng thể tích cần đo.
+ Chọn bình chia đọ có GHĐ và có ĐCNN thích hợp.
+ Đặt bình chia độ thẳng đứng.
+ Đặt mắt nhìn ngang với độ cao mực chất lỏng trong bình.
+ Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với mực chất lỏng trong bình.
Cách đo thể tích vật rắn không thấm nước:
+ Thả chìm vật rắn vào chất lỏng đựng trong bình chia độ .Thể tích của phần chất lỏng dâng lên bằng thể tích của vật .
+ Khi vật rắn không bỏ lọt bình chia độ thì thả chìm vật đó vào trong bình tràn.Thể tích của phần chất lỏng tràn ra bằng thể tích của vật.
Cách đo khối lượng của vật bằng cân Rôbecvan.
+ Ước lượng khối lượng của vật đem cân .
+ Chon cần có GHĐ và có ĐCNN thích hợp.
+ Điều chỉnh cho đòn cân nằm thăng bằng,kim cân chỉ đúng vạch giữa .
+ Đặt vật đem cân lên một đĩa cân .Đặt lên đĩa cân bên kia một số quả cân có khối lượng phù hợp sao cho đòn cân nằm thăng bằng,kim cân nằm đúng giữa bảng chia độ.
+ Tổng khối lượng các quả cân trên đĩa và số chỉ của con mã sẽ bằng khối lượng của vật đem cân.
CHỦ ĐỀ 2: KHỐI LƯỢNG VÀ LỰC
NÔI DUNG
1.Khối lượng:
- Khối lượng của một vật chỉ lượng chất tạo thành vật đó.
- Đơn vị khối lượng là kilôgam ; kg .
- Đo khối lượng bằng cân.
2. Khối lượng riêng:
- Khối lượng riêng của một chất được xác định bằng khối lươnghj của một đơn vị thể tích (1m3 ) chất đó.
- Đơn vị khối lượng riêng là kilogam trên met khối (kg/m3).
- Công thức tính khối lượng riêng là: D =
m : Khối lượng (kg)
V : Thể tích ( m3)
D : Khối lượng riêng ( kg/m3).
3. Lực:
- Tác dụng của vật này lên vật khác gọi là lực.
- Mỗi lực đều có phương , chiều , và cường độ nhất định .
- Lực tác dụng lên một vật có thể làm biến đổi chuyển độngcủa vật hoặc làm cho vật biến dạng.
- Đơn vị cường độ lực là ( N).
- Hai lực cân bằng là hai lực cùng tác dụng vào một vật ,có cường độ bằng nhau,có cùng phương nhưng có chiều ngược nhau.Nếu hai lực cân bằng tác dụng vào cùng một vật đang đứmg yên thì vật đó tiếp tục đứng yên.
- Đo lực bằng lực kế.
4. Trọng lực:
- Trọng là lực hút của trái đất tác dụng lên một vật.
- Trọng lượng là cường độ của trọng lực
- Hệ thức giữa trọng lượng và khối lượng của cùng một vật:
P =10 . m
Trong đó : m: khối lượng (kg)
P: Trọng lượng (N)
5. Trọng lượng riêng:
- Trọng lượng riêng của một chất được xác định bằng tropngj lượng của một đơn vị thể tích (1m3) chất đó.
- Đơn vị trọng lượng riêng là niutơn trên mét khối ( N/m3).
- Công thức tính trọng lượng riêng là : d = P/V
- Hê thức giữa trọng lượng riêng và khối lượng riêng là:
d= 10D
Lực đàn hồi:
Vật có tính chất đàn hồi ( như một chiếc lò xo, sợi dây cao su… ) khi chịu tác dụng của một lực thì sẽ bị biến dạng (bị dãn ra hay bị nén lại) ; Khi lực ngừng tác dụng thì vật sẽ lấy lại hình dạng (chiều dài) ban đầu.
Khi dùng tay kéo dãn hay nén một lò xo ( hoắc một miếng cao su…) thì lò xo hay miếng cao su đó sẽ tác dụng vào tay ta một lực. Lực đó chính là LỰC ĐÀN HỒI
Chủ đề 3: MÁY CƠ ĐƠN GIẢN
Máy cơ đơn giản giúp con người làm việc dẽ dành hơn( đổi phương tác dụng của lực hoặc thay đổi cường độ của lực tác dụng).
Các loại máy cơ đơn giản thường dùng là Mặt phẳng nghiêng, dòn bẩy,ròng rọc cố định và ròng rọc động
Mặt phẳng nghiêng:
Cấu tạo: Mặt phẳng được kê nghiêng so với phương nằm ngang.
Tác dụng:
+ Dùng mặt phẳng nghiêng có thể kéo vật lên với lực kéo nhỏ hơn trọng lươnga cuaa vật.
+ Mặt phẳng càng nghieng ít,thì lực cần để kéo vât lên trên mặt phẳng đó càng nhỏ.
+ Mặt phẳng nghieang giúp làm biến đổi cả phưong và độ lớn của lực
3 Đòn bẩy:
* Cấu tạo: Mỗi đòn bẩy đều có điểm tựa O ; điểm tác dụng của lực F1 là O1 ; tác dụng của lực F2 là O2.
* Tác dụng:
+ Khi khoảng cách OO2 càng lớn so với khoảng cách OO1 thì lực tác dụng F2 càng nhỏ so với F1
+ Đòn bẩy giúp làm biến đổi cả phương và độ lớn của lực
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
** Từng câu hỏi ôn tập ở trong SGK .GV tiến hành như sau:
Gọi HS theo thứ tự từng nhóm đọc câu hỏi và cho các nhóm khác trả lời.
Các nhóm nhận xét câu trả lời.
GV tổng hợp ý kiến , rút ra kết luận cuối cùng.
** Qua từng câu trả lời của HS GV có thể bổ sung thêmnhư sau:
Câu 1:
Hãy trình bày cách đo thể tích của một vật rắn không thấm nước bằng bình chia độ hoặc bình tràn?
Hãy trình bày quy tắc xử dụng cân Rôbecvan?
Câu 2:
Lực là gì?
Câu 4:
- Hãy nêu đặc điểm của 2 lực cân bằng:?
Câu 5:
- Trọng lực là gì?
Câu 6:
Hãy nêu đặc điểm của lực đàn hồi?
Câu 7:
Khối lượng của kem giặt trong hộp chỉ gì?
Câu 8:
Định nghĩa khối lượng riêng? Ý nghĩa của con số? (khối lượng riêng)
Câu 1:
thước.
Bình chia độ,bình tràn
Lực kế
Cân
Câu 2:
Lực
Câu 3:
Làm vật bị biến dạng hoặc làm biến đổi chuyển động của vật.
Câu 4:
Hai lực cân bằng
Câu 5:
Trọng lực hay trọng lượng
Câu 6:
Lực đàn hồi.
Câu 7:
Khối lượng của kem giặt trong hộp.
Câu 8:
Khối lượng riêng.
Câu 9:
mét ; m
mét khối; m3
niutơn ;N
kilôgam; kg
kilôgam trên mét khối; kg/m3
Câu 10:
P = 10m
Câu 11:
D= m/V.
Hướng dẫn về nhà:
+ Bài vừa học:
Trả lời lại các câu hỏi đã học .
+ Bài sắp học: Tiết 19: Kiểm tra Học kỳ I.
Chuẩn bị Tiết 20: RÒNG RỌC.
+ Đọc trước phần thí nghiệm
File đính kèm:
- ON TAP HOC KY ICUA THAY MEN.doc