I. MỤC TIÊU:
Kiến thức:
Nêu được thí dụ về sử dụng các loại ròng rọc trong cuộc sống và chỉ rõ được những lợi ích của chúng.
Biết sử dụng ròng rọc trong những công việc thích hợp.
Kỹ năng: Biết cách đo lực kéo của ròng rọc.
Thái độ: Cẩn thận, trung thực, yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ:
Cho mỗi nhóm:
Một lực kế có giới hạn đo là 5N
Một khối trụ kim loại có móc nặng 2N
Một ròng rọc cố định
Dây vắt qua ròng rọc
Một giá TN0
Cho cả lốp
Tranh vẽ phóng to 10.1, 10.2
Một bản phụ ghi bảng 10.1: kết qủa TN0
Mỗi HS một phiếu học tập: bảng 10.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. On định: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
2 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1526 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 6 tiết 19: Ròng rọc - Trường THCS Phước Thuận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19 Ngày soạn:
Tiết 19
MỤC TIÊU:
Kiến thức:
Nêu được thí dụ về sử dụng các loại ròng rọc trong cuộc sống và chỉ rõ được những lợi ích của chúng.
Biết sử dụng ròng rọc trong những công việc thích hợp.
Kỹ năng: Biết cách đo lực kéo của ròng rọc.
Thái độ: Cẩn thận, trung thực, yêu thích môn học.
CHUẨN BỊ:
Cho mỗi nhóm:
Một lực kế có giới hạn đo là 5N
Một khối trụ kim loại có móc nặng 2N
Một ròng rọc cố định
Dây vắt qua ròng rọc
Một giá TN0
Cho cả lốp
Tranh vẽ phóng to 10.1, 10.2
Một bản phụ ghi bảng 10.1: kết qủa TN0
Mỗi HS một phiếu học tập: bảng 10.
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
On định: Kiểm tra sĩ số
Kiểm tra bài cũ:
Bài mới:
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
HĐ1: Tổ chức tình huống học tập:
GV: Nhắc lại tình huống thực tế và giới thiệu cách giải quyết dùng đòn bẩy như SGK và treo hình 16.1 lên bảng
Liệu dùng ròng rọc có dễ dàng hơn hay không, ta cùng nghiên cứu bài học hôm nay.
HĐ2: Tìm hiểu cấu tạo của ròng rọc:
GV: Y/c HS quan sát 3 hình 16.2, sau đó nêu cấu tạo của ròng rọc mà HS quan sát được.
GV: Cho HS nhận xét sự khác nhau cơ bản của ròng rọc cố định và ròng động.
HĐ3: Ròng rọc giúp con người làm việc dễ dàng hơn như thế nào?
1. Thí nghiệm: Để kiểm tra xem ròng rọc giúp con người làm việc dễ dàng hơn như thế nào? Ta xét hai yếu tố của lực kéo vật ở ròng rọc:
+ Hướng của lực.
+ cường độ của lực.
GV: Hướng dẫn HS tiến hành TNo với mục đích trả lời câu hỏi C2 à ghi kết qủa TNo.
2. Nhận xét:
GV: Y/c các nhóm trưởng điền kết qủa TNo vào bảng kết qủa (GV kẻ sẵn).
GV: Từ bảng kết quả TNo GV điều khiển các nhóm thảo luận thống nhất ý kiến, trả lời câu hỏi C3.
3. Rút ra kết luận:
GV: Y/c HS làm việc cá nhân, trả lời C4.
HĐ4: Ghi nhớ – vận dụng:
Yêu cầu HS làm việc cá nhân trả lời câu hỏi C5.
GV: Từ các ví dụ đựơc thảo luận ở câu C5, yêu cầu HS trả lời câu C6
? Dùng ròng rọc có lợi gì?
GV: Sử dụng hệ thống ròng rọc nào trong hình 16.6 có lợi hơn? Tại sao?
GV: Giới thiệu phần có thể em chưa biết. Gọi HS đọc rồi hỏi:
? Hệ thống như thế nào gọi là Palăng?
GV nói thêm: Số lượng ròng rọc động bằng số lượng ròng rọc cố định.
? Dùng Palăng có lợi gì?
Yêu cầu HS đọc lại phần ghi nhớ.
HS: @ Dễ hơn.
@ Khó hơn.
@ Không khó hơn, không dễ hơn.
HS:
C1: Cấu tạo ròng rọc
Hình 16.2 a: Một bánh xe có rãnh để vắt dây qua, trục của bánh xe được mắc cố định (treo trên xà). Khi kéo dây bánh xe quay quanh trục cố định.
Hình 16.2 b: Một bánh xe có rãnh để vắt dây qua, trục của bánh xe không được mắc cố định khi kéo dây bánh xe vừa quay vừa chuyển động cùng với trục của nó.
HS:
+ Ròng rọc cố định: Trục của bánh xe được mắc cố định (treo trên xà).
+ Ròng rọc động: Trục của bánh xe không đựơc mắc cố định. Khi kéo bánh xe vừa quay vừa chuyển động.
HS: Thảo luận nhóm đề ra phương án kiểm tra, chọn dụng cụ cần thiết.
HS: Thực hiện TNo theo nhóm, cử đại diện đọc kết quả Tno, HS ghi kết quả đó vào phiếu học tập.
HS: C3
a) Chiều của lực kéo vật lên trực tiếp (dưới lên) và chiều của lực kéo vật qua ròng rọc cố định (trên xuống) là khác nhau (ngược nhau). Độ lớn của hai lực này là như nhau.
b) Chiều của lực kéo vật lên trực tiếp (dưới lên) so với chiều của lực kéo vật qua ròng rọc động (dưới lên) là không đổi.
HS: C4: a) ………(1) ròng rọc cố định.
b) ……….ròng rọc động.
HS: Ròng rọc đựơc sử dụng trong xây dựng (đưa vật liệu lên cao)
Trong các cửa cuốn kéo các rèm cửa, cần cẩu…
HS: Dùng ròng rọc cố định giúp làm thay đổi hướng của lực kéo (được lợi về hướng)
Ròng rọc động làm giảm cường độ của lực kéo.
HS: Sử dụng hệ thống ròng rọc cố định và ròng rọc động có lợi hơn vì vừa được lợi về độ lớn vừa được lợi về hướng của lực kéo.
HS: Hệ thống vừa có ròng rọc cố định và ròng rọc động.
Dùng Palăng cho phép giảm cường độ lực kéo, đồng thời làm đổi hướng của lực này.
+ Ròng rọc động giúp làm thay đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp.
+ Ròng rọc động giúp làm lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật.
4. Hướng dẫn về nhà:
+ Lấy 2 ví dụ về sử dụng ròng rọc.
+ Làm bài tập: 16.1 đến 16.6
+ On tận chuẩn bị cho tiết ôn tập chương I. Trả lời các câu hỏi đầu chương I trang 53.
File đính kèm:
- TIET 19 RONG ROC.doc