Giáo án vật lý 6 tiết 25 bài: Nhiệt kế – Nhiệt giai

Tiết 25 NHIỆT KẾ – NHIỆT GIAI

I./ Mục đích , yêu cầu :

 Kiến thức : Nhận biết được cấu tạo và công dụng của các loại nhiệt kế khác nhau

 Hiểu được nhiệt kế là công cụ dựa trên nguyên tắc sự dãn nở vì nhiệt của các chất (Chủ yếu là của chất lỏng )

 Kỹ năng : Phân biệt được nhiệt giai Xenciut và nhiệt giai Farenhai . Có thể chuyển nhiệt độ từ nhiệt giai này sang sang nhiệt độ tương ứng của nhiệt giai kia

 Thái độ : Rèn luyện tính cẩn thận , trung thực , tính kỉ luật tập thể

 Khả năng vận dụng kiến thức vào cuộc sống (Đo nhiệt độ nước đá , nước sôi.)

II./ Đồ dùng dạy học :

 Mỗi nhóm : 3 ca đong bằng thuỷ tinh, khăn lau sạch

 1 nhiệt kế rượu, 1 nhiệt kế y tế

 Cả lớp : 1 ít nước đá, 1 phích nước nóng, 1 chậu thuỷ tinh

 1 giá đỡ thí nghiệm, 1 đèn cồn, hột quẹt

 Phiếu học tập nhóm, phiếu học tập cá nhân

 Bảng phụ ghi câu hỏi và các hính vẽ trong SGK phóng to

 

doc2 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2673 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án vật lý 6 tiết 25 bài: Nhiệt kế – Nhiệt giai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Vật Lý 6 Tiết 25 NHIỆT KẾ – NHIỆT GIAI I./ Mục đích , yêu cầu : Kiến thức : Nhận biết được cấu tạo và công dụng của các loại nhiệt kế khác nhau Hiểu được nhiệt kế là công cụ dựa trên nguyên tắc sự dãn nở vì nhiệt của các chất (Chủ yếu là của chất lỏng ) Kỹ năng : Phân biệt được nhiệt giai Xenciut và nhiệt giai Farenhai . Có thể chuyển nhiệt độ từ nhiệt giai này sang sang nhiệt độ tương ứng của nhiệt giai kia Thái độ : Rèn luyện tính cẩn thận , trung thực , tính kỉ luật tập thể Khả năng vận dụng kiến thức vào cuộc sống (Đo nhiệt độ nước đá , nước sôi..) II./ Đồ dùng dạy học : Mỗi nhóm : 3 ca đong bằng thuỷ tinh, khăn lau sạch 1 nhiệt kế rượu, 1 nhiệt kế y tế Cả lớp : 1 ít nước đá, 1 phích nước nóng, 1 chậu thuỷ tinh 1 giá đỡ thí nghiệm, 1 đèn cồn, hột quẹt Phiếu học tập nhóm, phiếu học tập cá nhân Bảng phụ ghi câu hỏi và các hính vẽ trong SGK phóng to III./ Các hoạt động dạy và học : 1./ Kiểm tra bài cũ : (5’) Sự co dãn vì nhiệt khi bị ngăn cản có thể gây ra cái gì ? Băng kép là gì ? Đặc điểm và ứng dụng ? 2./ Bài mới . Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1 : Đặt vấn đề (2’) - Yêu cầu HS đọc phần đặt vấn đề trong SGK . - Phải dùng dụng cụ nào để có thể biết chính xác con người có bị bệnh hay không ? Hoạt động 2 : Thí nghiệm về cảm giác nóng lạnh (10’) - Yêu cầu HS đọc câu C1 - Gọi đại diện của 4 nhóm lên làm thí nghiệm trước lớp . - Yêu cầu cả lớp dự đoán kết quả thí nghiệm - Yêu cầu đại diện của 4 nhóm ghi kết quả thí nghiệm lên bảng - GV điều khiển lớp thảo luận, rút ra nhận xét nhằm hoàn thành câu C1 - Cảm giác của tay con người không cho phép xác định chính xác nhiệt độ, vì vậy muốn biết người đó có bị sốt không ta phải dùng nhiệt kế Hoạt động 3 : Tìm hiểu về nhiệt kế(10’) - GV phát cho mỗi nhóm một nhiệt kế rượu - Yêu cầu HS quan sát và mô tả cấu tạo của nhiệt kế đó - GV treo hình 22.3 và 22.4 lên bảng - Yêu cầu HS đọc và trả lời câu C2 - GV nhận xét và chốt lại: Nhiệt độ của nước đã đang tan là 00C, nhiệt độ của hơi nước đang sôi là 1000C - GV treo hình 22.5 lên bảng - Yêu cầu HS quan sát hình các loại nhiệt kế và hoàn thành câu C3 - Gọi vài HS lên điền vào bảng 22.1 - GV điều khiển HS thảo luận, chọn đáp án đúng - Yêu cầu HS đọc lại bảng 22.1 - Có nhiều loại nhiệt kế dùng nhiều loại chất lỏng khác nhau: Nhiệt kế rượu, nhiệt kế thuỷ ngân, nhiệt kế y tế … - Yêu cầu HS quan sát hình 22.5 A - Yêu cầu HS đọc và trả lời câu C4 - GV nhận xét câu trả lời của HS Hoạt động 4 : Tìm hiểu các loại nhiệt giai (10’) - Gọi 2 HS đọc phần 2./ Nhiệt giai - GV có thể dùng hình 22.5(3) để giới thiệu cho HS 2 loại nhiệt giai - GV có thể đưa ra 1 bảng so sánh giữa 2 loại nhiệt giai để HS có thể hiểu rõ hơn - Ở đoạn 1000C ứng với 1800F , GV có thể chỉ trực tiếp trên hình để HS có thể hiểu được một cách trực quan - GV hướng dẫn cho HS cách chuyển nhiệt độ từ nhiệt giai Cenxiut sang nhiệt độ tương ứng với nhiệt giai Farenhai Hoạt động 5 : Vận dụng (5’) - Yêu cầu HS đổi nhiệt giai VD1 : Đổi 100C ra 0F VD2 : Đổi 300C ra 0F - Gọi 2 HS lên bảng làm 2 ví dụ, các HS khác làm vào tập - HS : Dùng nhiệt kế - HS đọc câu C1 - Đại diện của 4 nhóm lên làm thí nghiệm trước lớp . - Lớp dự đoán kết quả thí nghiệm - Đại diện của 4 nhóm ghi kết quả thí nghiệm lên bảng - HS thảo luận rút ra câu trả lời đúng nhất - Các nhóm trưởng lên nhận dụng cụ thí nghiệm - HS quan sát và mô tả cấu tạo của nhiệt kế - HS quan sát hình22.3 và 22.4 - HS đọc và trả lời câu C2 - HS quan sát hình 22.5 - HS thảo luận nhóm trả lời câu C3 - HS điền vào bảng 22.1 - HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn - HS đọc lại bảng 22.1 - Lớp ghi bài vào tập - HS quan sát hình 22.5 A - HS đọc và trả lời câu C4 - HS đọc phần 2./ Nhiệt giai - HS quan sát hình 22.5(3) - HS quan sát bảng so sánh - HS quan sát hình 22.5(3) - HS theo dõi GV hướng dẫn - HS lên bảng làm bài, các HS khác làm vào tập 1./ Nhiệt kế * Để đo nhiệt độ, người ta dùng nhiệt kế * Nhiệt kế thường dùng hoạt động dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt của các chất * Có nhiều loại nhiệt kế khác nhau như : Nhiệt kế rượu, nhiệt kế thuỷ ngân, nhiệt kế y tế … 2./ Nhiệt giai * Trong nhiệt giai Cenxiut, nhiệt độ của nước đá đang tan là 00C, của hơi nước đang sôi là 1000C * Trong nhiệt giai Farenhai, nhiệt độ của nước đá đang tan là 320F, của hơi nước đang sôi là 2120F 3./ Vận dụng Thí dụ : 100C = 00C + 100C 100C = 320F + 10x1,80F 100C = 500F 3./ Cũng cố : + Gọi HS đọc phần có thể em chưa biết + Yêu cầu HS đổi 1360F sang 0C (Gọi HS xung phong, cho điểm) 4./ Dặn dò : + Về nhà xem lại bài, làm lại câu C5 và 2 ví dụ + Mỗi HS chuẩn bị 1 mẫu báo cáo, tiết sau thực hành lấy điểm 15 phút. IV.Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docBai 25.doc