Giáo án Vật lý 6 tiết 28: Sự nóng chảy và sự đông đặc - Trường THCS Lê Bình

Tiết 28: SỰ NÓNG CHẢY VÀ SỰ ĐÔNG ĐẶC.

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức:

- Nhận biết và phát biểu được những đặc điểm cơ bản của sự nóng chảy.

- Vận dụng kiến thức để giải thích một số hiện tượng đơn giản.

 2. Kĩ năng:

 Biết khai thác bảng ghi kết quả TN để vẽ đường biểu diễn quá trình nóng chảy

 (hay đông đặc), biết rút ra những kết luận cần thiết.

3. Thái độ: Cẩn thận, tỉ mỉ.

 

doc3 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1964 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 6 tiết 28: Sự nóng chảy và sự đông đặc - Trường THCS Lê Bình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 02/04/2013 Tiết 28: SỰ NÓNG CHẢY VÀ SỰ ĐÔNG ĐẶC. I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Nhận biết và phát biểu được những đặc điểm cơ bản của sự nóng chảy. - Vận dụng kiến thức để giải thích một số hiện tượng đơn giản. 2. Kĩ năng: Biết khai thác bảng ghi kết quả TN để vẽ đường biểu diễn quá trình nóng chảy (hay đông đặc), biết rút ra những kết luận cần thiết. 3. Thái độ: Cẩn thận, tỉ mỉ. II. CHUẨN BỊ: 1. GV: -Một giá đỡ TN. -Một kiềng và lưới đốt. -Một cốc đốt. -Một nhiệt kế chia độ tới 1000C. -Hai kẹp vạn năng. -Một ống nghiệm và một que khuấy đặt bên trong. -Một đèn cồn. -Băng phiến tán nhỏ, nước, khăn lau. 2. HS: SGK, vở ghi III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 1. Ổn định 2. Bài mới HĐ1: TRẢ BÀI KIỂM TRA - ĐẶT VẤN ĐỀ Làng Ngũ Xã ở Hà Nội, nổi tiếng về nghề đúc đồng. Năm 1677 các nghệ nhân của làng này đã đúc thành công pho tượng Huyền Thiên Trấn Vũ bằng đồng đen, là một trong những pho tượng đồng lớn nhất nước ta. Tượng cao 3.48m, có khối lượng 4000kg, hiện đang được đặt tại đền Quán Thánh, Hà Nội. H: Làm sao người ta có thể đúc được bằng đồng to như vậy? HĐ2: GIỚI THIỆU THÍ NGHIỆM VỀ SỰ NÓNG CHẢY -GV thực hiện TN về sự nóng chảy của băng phiến trên bàn GV. (Không đun nóng trực tiếp ống nghiệm đựng băng phiến mà nhúng ống này vào một bình đựng nước được đun nóng dần.) -Lưu ý: Bên ngoài túi, bao,...bán băng phiến có ghi: Diệt gián, kiến, bọ chét,... Vì thế nếu ở nhà có sử dụng thì các em phải chú ý an toàn cho em nhỏ. I. Sự nóng chảy. - Dùng đèn cồn đun nước, đến khi nhiệt độ của nước đạt đến 600C thì cứ sau 1 phút ghi lại nhiệt độ một lần và theo dõi thể của băng phiến ta thu được kết quả như sau: Thời gian Nhiệt độ Thể 5 75 rắn 6 77 rắn 7 79 rắn 8 80 rắn và lỏng 9 80 rắn và lỏng 10 80 rắn và lỏng 11 80 rắn và lỏng 12 81 lỏng 13 82 lỏng 14 84 lỏng 15 86 lỏng HĐ3: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM -GV hướng dẫn vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của băng phiến trên bẳng có kẻ ô vuông. -Căn cứ vào đường biểu diễn vừa vẽ được, trả lời các câu hỏi: C1, C2, C3, C4. 1. Phân tích kết quả thí nghiệm. -HS: Vẽ đường biểu diễn sự nóng chảy của băng phiến. C1.Tăng dần. Đoạn thẳng nằm nghiêng. C2. 800C. Rắn và lỏng. C3.Không. Đoạn thẳng nằm ngang. C4.Tăng. Đoạn thẳng nằm nghiêng. HĐ4: RÚT RA KẾT LUẬN -GV gọi HS trả lời C5. -Yêu cầu HS lấy ví dụ về sự nóng chảy trong thực tế. -Nước đá nóng chảy ở nhiệt độ là bao nhiêu? -GV kết luận chung cho sự nóng chảy. -Mở rộng: Không phải bất cứ chất rắn nào cũng nóng chảy theo quy luật trên, hiện tượng này chỉ đúng với các chất rắn kết tinh như kim loại, băng phiến, muối, kim cương... không đúng với các chất rắn vô định hình như thủy tinh, nhựa đường, hắc ín... 2. Rút ra kết luận. C5: (1) 800C. (2)-Không thay đổi. Kết luận chung: - Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy. - Phần lớn các chất nóng chảy ở một nhiệt độ xác định. Nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ nóng chảy. - Trong thời gian nóng chảy nhiệt độ của vật không thay đổi. 3. Củng cố: Bài tập 24-25.5 Cho HS tìm hiêu: CÓ THỂ EM CHƯA BIẾT Long não không phải băng phiến nguyên chất, và nó cũng không phải chất rắn kết tinh cho nên, trong thí nghiệm này nó không nghiệm đúng kết quả theo bảng thí nghiệm trong bài. 4. Hướng dẫn về nhà: Dựa vào bảng 24.1 tập vẽ lại đồ thị biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian khi đun nóng băng phiến. .

File đính kèm:

  • docTiet 28 Nong chay va dong dac.doc
Giáo án liên quan