Giáo án Vật lý 6 tiết 31: Sự bay hơi và sự ngưng tụ (tiếp theo) - Trường THCS Phúc Thắng

TIẾT 31: SỰ BAY HƠI VÀ SỰ NGƯNG TỤ (tiếp theo)

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

 - Biết được định nghĩa và đặc điểm của sự ngưng tụ

2. Kĩ năng:

 - so sánh được sự bay hơi và sự ngưng tụ

 3. Thái độ:

 - Có ý thức vận dụng kiến thức vào cuộc sống thực tế

 - Nghiêm túc trong giờ học.

II. Chuẩn bi:

1. Giáo viên:

 - Nhiệt kế, cốc đựng, thuốc màu

2. Học sinh:

 - Cốc đựng, nước đá, nước

III. Tiến trình giảng dạy

 1. Ổn định:

2. Kiểm tra:

Câu hỏi: nêu các yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ bay hơi?

Đáp án: tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng.

 

doc2 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1567 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 6 tiết 31: Sự bay hơi và sự ngưng tụ (tiếp theo) - Trường THCS Phúc Thắng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 29/3/2013 Ngày dạy: 1/4/2013 Tiết 31: sự bay hơi và sự ngưng tụ (tiếp theo) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Biết được định nghĩa và đặc điểm của sự ngưng tụ 2. Kĩ năng: - so sánh được sự bay hơi và sự ngưng tụ 3. Thái độ: - Có ý thức vận dụng kiến thức vào cuộc sống thực tế - Nghiêm túc trong giờ học. II. Chuẩn bi: 1. Giáo viên: - Nhiệt kế, cốc đựng, thuốc màu 2. Học sinh: - Cốc đựng, nước đá, nước III. Tiến trình giảng dạy 1. ổn định: 2. Kiểm tra: Câu hỏi: nêu các yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ bay hơi? Đáp án: tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng. 3. Bài mới: hoạt động của gv & hs nội dung Hoạt động 1: HS: suy nghĩ và dự đoán về hiện tượng ngưng tụ GV: gọi HS khác nhận xét, bổ xung sao đó đưa ra kết luận chung cho phần này II. Sự ngưng tụ. 1. Tìm cách quan sát sự ngưng tụ: a, Dự đoán: - hiện tượng chất lỏng biến thành hơi gọi là sự bay hơi - hiện tượng hơi biến thành chất lỏng gọi là sự ngưng tụ - ngưng tụ là quá trình ngược với sự bay hơi. Hoạt động 2: GV: hướng dẫn HS làm TN HS: tiến hành TN theo hướng dẫn GV: quan sát và giúp đỡ HS làm TN b, Thí nghiệm kiểm tra: Hình 27.1 Hoạt động 3: HS: làm TN và thảo luận với câu C1C4 Đại diện các nhóm trình bày Các nhóm tự nhận xét, bổ xung cho câu trả lời của nhau. GV: tổng hợp ý kiến và đưa ra kết luận chung cho câu C1C4 HS: suy nghĩ và trả lời C5 GV: gọi HS khác nhận xét, bổ xung sao đó đưa ra kết luận chung cho câu C5 c, Rút ra kết luận: C1: nhiệt độ trong cốc làm thí nghiệm thấp hơn nhiệt độ của cốc đối chứng C2: mặt ngoài của cốc làm thí nghiệm có các giọt nước bám vào, còn ở cốc đối chứng thì không có hiện tượng này. C3: các giọt nước đọng ở ngoài cốc làm thí nghiệm không phải là nươc ở trong cốc thấm ra vì nước này không có màu. C4: các giọt nước này do hơi nước trong không khí ngưng tụ và bám vào. C5: dự đoán là chính xác Hoạt động 4: HS: suy nghĩ và trả lời C6 GV: gọi HS khác nhận xét, bổ xung sao đó đưa ra kết luận chung cho câu C6 HS: suy nghĩ và trả lời C7 GV: gọi HS khác nhận xét, bổ xung sao đó đưa ra kết luận chung cho câu C7 HS: làm TN và thảo luận với câu C8 Đại diện các nhóm trình bày Các nhóm tự nhận xét, bổ xung cho câu trả lời của nhau. GV: tổng hợp ý kiến và đưa ra kết luận chung cho câu C8 2. Vận dụng: C6: - mặt ngoài các chai nước lạnh có nước bám vào - khi nấu nướng thì trên nắp vung có các giọt nước đọng lại C7: vào ban đêm khi nhiệt độ hạ xuống thì các hơi nước trong không khí ngưng tụ và đọng trên lá cây C8: vì rượu là chất rất dễ bay hơi, nếu ta không đậy nút chặt thì rượu sẽ bay hơi đi và cạn dần. 4. Củng cố: - Giáo viên hệ thống hóa lại các kiến thức trọng tâm - Gọi 1 vài học sinh đọc ghi nhớ + có thể em chưa biết - Hướng dẫn làm bài tập trong sách bài tập. 5. Hướng dẫn học ở nhà: - Học bài và làm các bài tập trong sách bài tập - Chuẩn bị cho giờ sau.

File đính kèm:

  • docGiao an ly 6 tuan 32.doc
Giáo án liên quan