Tiết 32: SỰ SÔI
A. Mục tiêu.
1. Kiến thức:
Mô tả được hiện tượng sôi và kể được các đặc điểm của sự sôi, biết cách tiến hành thí nghiệm, theo dõi thí nghiệm và khai thác các số liệu thu thập được từ thí nghiệm.
2. Kỹ năng:
Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích hiện tượng.
3. Thái độ:
Trung thực , cẩn thận, có ý thức vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
B. Phương pháp:
Thực nghiệm, nêu và giải quyết vấn đề, phân tích.
C. Chuẩn bị của GV và HS:
* Mỗi nhóm : 1 giá thí nghiệm, 1 kẹp vạn năng, 1 kiềng và lưới kim loại, 1 cốc nước, 1 đèn cồn, một nhiệt kết 100C, 1 đồng hồ có kim giây.
2 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1842 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 6 tiết 32: Sự sôi - Trường THCS Lao Bảo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 19/4
Ngày dạy: 20/4
Tiết 32: SỰ SÔI
A. Mục tiêu.
1. Kiến thức:
Mô tả được hiện tượng sôi và kể được các đặc điểm của sự sôi, biết cách tiến hành thí nghiệm, theo dõi thí nghiệm và khai thác các số liệu thu thập được từ thí nghiệm.
2. Kỹ năng:
Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích hiện tượng.
3. Thái độ:
Trung thực , cẩn thận, có ý thức vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
B. Phương pháp:
Thực nghiệm, nêu và giải quyết vấn đề, phân tích.
C. Chuẩn bị của GV và HS:
* Mỗi nhóm : 1 giá thí nghiệm, 1 kẹp vạn năng, 1 kiềng và lưới kim loại, 1 cốc nước, 1 đèn cồn, một nhiệt kết 100C, 1 đồng hồ có kim giây.
D. Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định tổ chức lớp: (1’) 6A 6B 6C 6D 6E 6G
II. Kiểm tra bài cũ: (5’)
Thế nào gọi là sự bay hơi và sự ngưng tụ? Tốc độ bay hơi phụ thuộc những yếu tố nào?
Yêu cầu HS làm bài tập 26 - 27.2, 26-27.3.
III. Bài mới:
1. Đặt vấn đề: (2’)
GV cho HS đọc mẩu đối thoại đầu bài.
- Gọi 1, 2 HS nêu dự đoán.
Vậy chúng ta phải tiến hành thí nghiệm để biết ai đúng, ai sai.
2. Triển khai bài:
a. Hoạt động 1: Làm thí nghiệm về sự sôi.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
20’
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi của GV.
- Thí nghiệm gồm những dụng cụ nào.
GV hướng dẫn các nhóm tiến hành TN.
- Hãy nêu mục đích của TN.
- Nhắc nhở HS đảm bảo an toàn khi làm TN.
- Hướng dẫn HS theo dõi nhiệt độ, ghi phần mô tả hiện tượng khi thấy có hiện tượng mới xảy ra.
- Trên mặt nước (mặt thoáng) có những hiện tượng gì xảy ra.
- Trong lòng chất lỏng xảy ra những hiện tượng gì.
* Cần lưu ý cho HS: Kết quả TN nước sôi không đạt tới 1000C vì nước không nguyên chất, chưa đạt điều kiện chuẩn, nhiệt kế sai số, điều kiện địa hình. Nhưng nói nhiệt độ sôi của nước là 1000C thì đó là ở ĐK chuẩn.
Yêu cầu HS hoàn thành bảng 28.1.
- GV treo bảng phụ, yêu cầu đại diện nhóm lên điền kết quả vào bảng.
I. Thí nghiệm về sự sôi.
1.Tiến hành thí nghiệm:
a.Dụng cụ thí nghiệm:
b.Theo dõi sự thay đổi nhiệt độ của nước theo thời gian và các hiện tượng xảy ra trên mặt chất lỏng.
Khi nhiệt độ của nước đạt tới 400C thì cứ sau 1 phút ghi lại nhiệt độ của nước, cùng với phần nhận xét hiện tượng xảy ra trong bình vào bảng 28.1, cho tói khi nước sôi được 3 phút thì tắt đèn.
b. Hoạt động 2: Vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian khi đun nước.
14’
Yêu cầu học sinh vẽ các ô vương để biểu thị đường biểu diễn sự sôi của nước.
- Trục thẳng đứng biểu thị trục gì.
- Trục nằm ngang biểu thị trục nào?
-Ứng với 400C thì thời gian là bao nhiêu?
- Gọi HS trình bày cách vẽ lên bảng.
- Yêu cầu HS nhìn vào đồ thị để rút ra nhận xét:
- Trong khoảng thời gian nào nước tăng nhiệt độ. Đường biểu diễn có đặc điểm gì?
- Nước sôi ở nhiệt độ nào? Trong suốt thời gian nước sôi thiệt độ của nước có thay đổi không? Đường biểu diễn trên hình vẽ có đặc điểm gì?
2. Vẽ đường biểu diễn.
- Trục nằm ngang là trục thời gian, ghi theo phút.
- Trục thẳng đứng là trục nhiệt độ, ghi các giá trị theo 0C.
Nhận xét: Khi đun nhiệt độ của nước tăng dần đến 1000C (nhiệt độ sôi)
Khi nước sôi nhiệt độ của nước không thay đổi.
2’
1’
IV. Củng cố:
Yêu cầu học sinh làm bài tập 28-29.1 và 28-29.2.
V. Dặn dò:
Về nhà các em xem lại bài học hôm nay và xem tiếp bài sự sôi tiết sau các em cùng tìm hiểu.
File đính kèm:
- tiet 32.doc