Bài 5: KHỐI LƯỢNG - ĐO KHỐI LƯỢNG.
A/ Mục tiêu:
- Hs trả lời được câu hỏi loại: đạt 1 túi đường lên cân, cân chỉ 1kg, số đó chỉ gì?
- HS nhận biết quả cân 1kg.
- HS biết cách điều chỉnh vạch số 0 của cân Rôbécvan và cân 1 vật bằng cân Rôbécvan.
- HS đo được khối lượng của một vật bằng cân.
- Chỉ ra được GHĐ và ĐCNN của một chiếc cân.
- Rèn tính cẩn thận, ý thức hợp tác làm việ theo nhóm.
B/ Chuẩn bi:
1, Giáo viên: - Một cái cân Rôbécvan - bộ quả cân - Vật để cân - Tranh vẽ to các loại cân trong SGK.
2, Học sinh: 1 chiếc cân bất kì - 1 vật để cân.
7 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1290 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 6 tiết 5 và 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Tiết 5
Ngày giảng:
Bài 5: Khối lượng - đo khối lượng.
A/ Mục tiêu:
- Hs trả lời được câu hỏi loại: đạt 1 túi đường lên cân, cân chỉ 1kg, số đó chỉ gì?
- HS nhận biết quả cân 1kg.
- HS biết cách điều chỉnh vạch số 0 của cân Rôbécvan và cân 1 vật bằng cân Rôbécvan.
- HS đo được khối lượng của một vật bằng cân.
- Chỉ ra được GHĐ và ĐCNN của một chiếc cân.
- Rèn tính cẩn thận, ý thức hợp tác làm việ theo nhóm.
B/ Chuẩn bi:
1, Giáo viên: - Một cái cân Rôbécvan - bộ quả cân - Vật để cân - Tranh vẽ to các loại cân trong SGK.
2, Học sinh: 1 chiếc cân bất kì - 1 vật để cân.
C/ Phương pháp dạy - học:
Vấn đáp, thuyết minh, thực hành.
D/ Tiến trình dạy - học:
1,ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số.
6A:..................................
6B:..................................
6C:..................................
2, Kiểm tra bài cũ: ( 5' ) Yêu cầu HS thực hiện:
HS1: Nêu các cách để đo thể tích của vật rắn không thấm nước? ( Gồm 2 cách: Dùng bình chia độ, dùng bình tràn )
3, Bài mới:
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập: ( 2' )
GV : Hỏi một số HS : Em nặng bao nhiêu kilogam?Đo khối lượng bằng dụng cụ nào?
Điều khiển của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 2: Khối lượng - Đơn vị khối lượng. ( 10' )
- Yêu cầu HS trả lời lần lượt các câu hỏi C1 -> C6 (SGK).
- Khẳng định các câu trả lời.
- Khẳng đinh: mọi vật đều có khối lượng. Khối lượng của vật chỉ lượng chất trong vật.
- Yêu cầu HS tìm hiểu thông tin SGK về đơn vị của khối lượng.
- Yêu cầu HS nêu mối quan hệ giữa các đơn vị khối lượng?
- Thảo luận trả lời các câu hỏi.
- Ghi lại câu trả lời.
- C1: 397g chỉ lượng sữa trong hộp.
- C2: 500g chỉ lượng bột giặt trong túi.
- C5: Mọi vật đều có khối lượng.
- C6: Khối lượng của một vật chỉ lượng chất chứa trong vật.
- Đọc thông tin về quả cân quy ước 1 kg.
- Nêu mối quan hệ giữa các đơn vị.
I/ Khối lượng - Đơn vị khối lượng.
1, Khối lượng:
- Kết luận: Khối lượng của một vật chỉ lượng chất tạo thành vật đó.
2, Đơn vị khối lượng:
- Đơn vị đo khối lượng hợp pháp của VN: kilôgam ( kg ).
- Các đơn vị khác: Gam ( g ), héctôgam ( hg ) hay còn gọi là lạng, tấn ( t ), tạ,...
1kg = 1000g = 1000 000 mg.
1 lạng = 100g .
1 tấn = 1000 kg.
1 tạ = 100kg.
Hoạt động 3: Đo khối lượng. (22' )
- Phát cân cho các nhóm.
- Yêu cầu HS quan sát cân và nêu các bộ phận của cân Rôbécvan?
- Xác định GHĐ và ĐCNN của cân.
- Hướng dẫn HS dùng cân Rôbécvan đo khối lượng của vật.
- Yêu cầu HS hoàn thành câu C9 (SGK).
- Yêu cầu HS thực hành đo khối lượng của vật mà nhóm đã chuẩn bị?
- yêu cầu HS nêu tên các loại cân từ hình 5.3 -> 5.6(SGK). Sau đó nêu tên cân mà nhóm mình manh theo?
- Nhận cân.
- Xác định các bộ phận của cân.lên bảng chỉ trên cân.
- GHĐ : tổng khối lượng của tất cả các quả cân.
ĐCNN: khối lượng quả cân nhẹ nhất.
- Nghe giảng.
- Thảo luận, hoàn thành câu C9.
- Chia nhóm, đo khối lượng của vật mang theo.
- Tại chỗ êu tên các loại cân.
II/ Đo khối lượng:
1, Tìm hiểu cân Rôbécvan.
- Gồm : đòn cân, đĩa cân, kim cân, bộ quả cân.
2, Dùng cân Rôbécvan đo khối lượng:
* Cách đo:
- điều chỉnh cho kim cân chỉ vạch số 0.
- Đặt vật lên một đĩa cân.
- Đặt lần lượt các quả cân lên đĩa còn lại cho tới khi cân thăng bằng( kim ở chính giữa).
- Tổng khối lượng các quả cân là khối lượng củ vật.
* Thực hành:
3, Một số loại cân khác:
- Cân y tế , cân tạ , cân đồng hồ, cân đòn...
Hoạt động 4: Vận dụng. ( 3' )
- Yêu cầu HS thực hiện các câu hỏi trong phần vận dụng?
- Gợi ý: Khối lượng của xe qua cầu có được vượt quá 5T không?
- Thảo luận xác định GHĐ và ĐCNN cân của nhóm mình.
- Thảo luận về ý nghĩa của biển báo.
III/ Vận dụng:
- C13: 5T nghĩa là : xe có khối lượng trên 5 tấn không được đi qua cầu.
4/ Củng cố:
- Nhắc lại cách dùng cân Rôbécvan ?
- Yêu cầu một học sinh đọc ghi nhớ các hs khác theo dõi.
5/ Hướng dẫn về nhà:
- Học thuộc ghi nhớ.
- BTVN: các bt SBT.
E/ Rút kinh nghiệm:
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn:25/9/2009
Tiết 6
Ngày giảng: 28/9/2009
Bài 6: Lực - hai lực cân bằng.
A/ Mục tiêu:
- Hs nêu được các ví dụ về lực đẩy , lực kéo..và chỉ ra được phương và chiều của các lực đó.
- HS nêu được ví dụ về hai lực cân bằng.
- Hs nêu được các nhận xét sau khi làm thí nghiệm.
- Hs sử dụng đúng thuật ngữ: lực đẩy, lực kéo, phương, chiều, lực cân bằng.
- Rèn kĩ năng thực hành thí nghiệm.
- Rèn tính cẩn thận, ý thức hợp tác làm việ theo nhóm.
B/ Chuẩn bi:
1, Giáo viên: Tranh vẽ to hình 2.1 , 2.2 ,2.3(SGK)
1 bộ thí nghiệm như HS.
2, Học sinh: 1 chiếc xe lăn - 1 lò xo lá tròn - 1 lò xo mềm dài 10 cm - 1 thanh nam châm - 1 quả gia trọng bằng sắt - 1 cái giá có kẹp để giữ lò xo.
C/ Phương pháp dạy - học:
Vấn đáp, thuyết minh, thực hành, tự luận.
D/ Tiến trình dạy - học:
1,ổn định : ( 1’) Kiểm tra sĩ số.
6A:..................................
6B:..................................
6C:..................................
2, Kiểm tra bài cũ: (6’) Yêu cầu HS thực hiện:
HS1: Nêu các đơn vị của khối lượng? Nêu các bước dùng cân Rôbécvan để đo khối lượng?
TL: Đơn vị đo khối lượng là: kg, héctôgam, tấn, tạ,...
Các bước dùng cân Rôbécvan : ( nêu được 4 bước )
3, Bài mới:
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập: (3’)
GV : Đưa tình huống như SGK : Ai tác dụng lực đẩy, ai tác dụng lực kéo vào chiếc tủ?
Điều khiển của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 2: Hình thành khái niệm lực. (15’)
- Xét các thí nghiệm hình thành khái niệm lực.
- Giơí thiệu các dụng cụ thí nghiệm.
- Hướng dẫn HS tiến hành lần lượt 2 thí nghiệm.
- Từ hiện tượng xảy ra, hãy trả lời các câu hỏi : C1 , C2 và C3 (SGK)?
- Từ các câu trả lời trên, hãy hoàn thành câu C4( điền từ)?
- GV quy về sự đẩy, sự kéo của vật này lên vật kia => t/d lực đẩy, lực kéo của vật này lên vật khác.
- Xác định mục đích thí nghiệm.
- Quan sát cách bố trí dụng cụ.
- Nghe giảng.
- Tiến hành thí nghiệm.
a, Dụng cụ:
- 1 xe lăn - 1 lò xo lá tròn - 1 giá thí nghiệm- 1 lò xo mềm - quả gia trọng, nam châm.
b, Tiến hành:
- Cố định giá thí nghiệm và lò xo.ấn xe lăn nén lò xo lá tròn lại.
- Móc xe vào lò xo mềm, kéo dãn lò xo ra.
- Treo quả gia trong.Đưa thanh nam châm lại gần quả gia trọng.
- Thảo luận trả lời các câu hỏi.
I/Lực:
1, Thí nghiệm:
C1: xe và lò xo tác dụng lên nhau 1 lực đẩy.
C2: xe và lò xo cùng tác dụng lên nhau lự kéo.
C3: Nam châm hút quả gia trọng.
C4:(1):lực đẩy,
(2):lực ép, (3):lực kéo,
(4):lực kéo, (5):lực hút
2, Kết luận:
Khi vật này đẩy hay kéo vật kia , ta nói vật này tác dụng lực lên vật kia.
Hoạt động 3: Phương và chiều của lực. ( 5’)
- Trong các thí nghiệm hình 6.1 và 6.2 (SGK), hãy chỉ ra các lực này có phương và chiều như thế nào?
- Hãy xác định phương và chiều trong trường hợp nam châm hút quả gia trong?
- Kết luận về phương và chiều của lực.
- Thảo luận và đưa ra nhận xét về phương và chiều của lực:
H.6.1 : lực có phương ngang, lực của lò xo tác dụng có chiều từ phải qua trái...
- Thảo luận và trả lời C5: Lực do nam châm t/d lên quả nặng có phương dọc theo nam châm và chiều hướng từ quả nặng đến nam châm.
- Ghi kết luận.
II/Phương và chiều của lực:
- Mỗi lực đều có phương và chiều xác định.
Hoạt động 4: Hai lực cân bằng. (6’)
- Yêu cầu HS quan sát hình 6.4 (SGK) và trả lời câu C6?
- Vận dụng nhận xét hoàn thành câu C8(SGK)?
- Nêu khái niệm hai lực cân bằng.
- Quan sát hình 6.4.
- Thảo luận trả lời câu C6: Nếu đội trái mạnh hơn thì dây chuyển động về bên trái, nếu hai đội mạnh như nhau thì dây đứng yên.
- Nhận xét: hai lực hai đội tác dụng lên nhau có cùng phương, ngược chiều.
- Thảo luận hoàn thành câu C8.
- Ghi khái niệm hai lực cân bằng.
III/ Hai lực cân bằng:
- C8: (1) ; cân bằng
(2) : đứng yên.
(3): chiều.
(4): phương
(5): chiều.
* Khái niệm:
Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều.
Hoạt động 5 : Vận dụng. (4’)
- Yêu cầu HS thực hiện câu C9 và C10 trong SGK?
- Cá nhân thực hiện yêu cầu của câu hỏi, tại chỗ trả lời.
IV/ Vận dụng:
- C9: lực đẩy - lực kéo.
4/ Củng cố: (3’)
- Yêu cầu một học sinh đọc ghi nhớ, 1 hs khác đọc phần Có thể em chưa biết, các hs khac theo dõi.
5/ HDVN: (2’)
- Học thuộc phần ghi nhớ.
- BTVN: 6.1, 6.2, 6.3 / SBT.
E/ Rút kinh nghiệm:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- Tiet 56.doc