TÌM HIỂU KẾT QUẢ TÁC DỤNG CỦA LỰC
I - MỤC TIÊU :
1/. Về kiến thức:
- Nêu được một số thí dụ về lực tác dụng lên 1 một vật làm biến đổi chuyển động của vật đó.
- Nêu được 1 số thí dụ về lực tác dụng lên 1 vật làm biến dạng vật đó
2/. Về kĩ năng:
- Nêu được các nhận xét sau khi quan sát các thí nghiệm .
- Sử dụng được đúng các thuật ngữ : lực đẩy , lực kéo , phương ,chiều , lực cân bằng.
3/. Về thái độ:
- Rèn luyện tính cẩn thận , ý thức hợp tác làm việc trong nhóm
5 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1065 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 6 tiết 6, 7 - Trường THCS Suối Ngô, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy :
Tiết 6
TÌM HIỂU KẾT QUẢ TÁC DỤNG CỦA LỰC
MỤC TIÊU :
Về kiến thức:
Nêu được một số thí dụ về lực tác dụng lên 1 một vật làm biến đổi chuyển động của vật đó.
Nêu được 1 số thí dụ về lực tác dụng lên 1 vật làm biến dạng vật đó
Về kĩ năng:
Nêu được các nhận xét sau khi quan sát các thí nghiệm .
Sử dụng được đúng các thuật ngữ : lực đẩy , lực kéo , phương ,chiều , lực cân bằng.
Về thái độ:
Rèn luyện tính cẩn thận , ý thức hợp tác làm việc trong nhóm
CHUẨN BỊ :
Giáo viên:
Một cây cung (tự làm)
Chuẩn bị cho nhóm HS :
1 Xe lăn
1 Máng nghiêng
1 Lò xo
1 Lò xo lá tròn
1 Hòn bi
1 Sợi dây
PHƯƠNG PHÁP
Đàm thoại, đặt và nêu vấn đề
Tổ chức hoạt động nhóm
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
Ổn định lớp: Kiểm diện.
Kiểm tra bài cũ:
Cho ví dụ về tác dụng lực?
Tùy HS: Gió tác dụng vào buồm một lực ép
Thế nào là 2 lực cân bằng?
Làm BT 6.1
Hai lực cân bằng là 2 lực mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều.
Chọn câu C
Bài mới
Hoạt động của giáo viên & học sinh
Nội dung
Tổ chức tình huống học tập:
GV: treo tranh ở hình đầu bài và gọi HS cho biết :
´ Làm sao biết trong 2 người ai giương cung, ai chưa giương cung? Bài học hôm nay sẽ giúp ta trả lời câu hỏi đó.
Tìm hiểu những hiện tượng xảy ra khi có lực tác dụng vào.
Hướng dẫn HS đọc SGK, thảo luận theo nhóm để trả lời các câu C1,C2.
´ Theo các em, thế nào là biến đổi chuyển động?
GV: yêu cầu học sinh thảo luận và tìm thí dụ trả lời câu C1 theo những gợi ý:
Vật đang chuyển động, bị dừng lại.
Vật đang đứng yên, bắt đầu chuyển động.
Vật chuyển động nhanh lên
Vật chuyển động chậm lại
Vật đang chuyển động theo hướng này, bỗng chuyển động theo hướng khác
Hãy quan sát hình dạng của dây cung trong hai hình vẽ, ta thấy hình dạng của dây cung trong hình thứ nhất đã bị thay đổi hình dạng so với hình dạng ban đầu của nó.
GV: hướng dẫn HS trả lời câu C2
Thống nhất kết quả, học sinh ghi nhận vào vở.
Nghiên cứu những kết quả tác dụng của lực :
GV: yêu cầu học sinh nghiên cứu vào nhận dụng cụ tiến hành các thí nghiệm H7.1 & H7.2 đe
Chú ý : trả lời câu C3 à C6
Hướng dẫn HS làm thí nghiệm và nhận xét, định hướng cho HS thấy được sự biến đổi của chuyển động hoặc sự biến dạng của vật.
Qua các thí nghiệm trên, yêu cầu HS rút ra kết luận trả lời câu C7 & C8 bằng cách chọn các cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống.
Những hiện tượng cần chú ý quan sát khi có lực tác dụng
Những sự biến đổi của chuyển động:
C1:
- Thủ môn bắt bóng: quả bóng đang chuyển động sẽ dừng lại.
- Lực đẩy làm chiếc xe chuyển động.
- Tăng ga cho xe máy chạy nhanh lên.
- Phanh hãm.
-
Những sự biến dạng: Là sự thay đổi hình dạng của một vật.
TD: Lò xo bị kéo dãn, quả bóng cao su bị móp méo.
C2: Người ở hình 1 đang giương cung đã tác dụng lực vào dây cung nên làm cho dây cung và cánh cung bị biến dạng.
Những kết quả tác dụng của lực:
Thí nghiệm :
C3: Khi buông tay không giữ xe nữa, ta thấy lò xo lá tròn đã có tác dụng lên xe lăn một lực làm cho xe chuyển động.
C4: Kết quả của lực mà tay ta tác dụng lên xe thông qua sợi dây làm cho chiếc xe dừng lại
C5: Kết quả của lực mà lò xo tác dụng lên hòn bi khi va chạm làm viên bi chuyển động theo một hướng khác.
C6: Lực mà tay ta ép vào lò xo đã làm biến dạng lò xo
Kết luận: (SGK)
C7:
(1):biến đổi chuyển động của
(2:biến đổi chuyển động của
(3:biến đổi chuyển động của
(4):biến dạng
C8:
(1):biến đổi chuyển động của
(2) :biến dạng
III. Vận dụng
C9: Lấy tay búng vào hòn bi đang đứng yên trên mặt ngang thì viên bi sẽ chuyển động.
- Lực thắng xe làm cho xe dừng lại.
C10:
- Bẻ cong một sợi dây kẽm
- Kéo dãn 1 lò xo
- Dùng tay nén bông lau bảng.
C11: Cầu thủ đá vào quả banh đang đứng yên làm cho quả banh biến dạng đồng thời làm quả banh biến đổi chuyển động.
4/Củng cố và luyện tập:
Yêu cầu học sinh đọc phần ghi nhớ.
HS: hoàn thành câu C9 à C11
Nêu ví dụ vế tác dụng lực làm biến đổi chuyển đông và làm vật bị bịến dạng
5/Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
Bài cũ:-Học kỹ bài và tìm ví dụ minh hoạ
GV giới thiệu phần “Có thể em chưa biết”
Làm BT: 7.1 đến 7.5 (SBT )
Bài mới:Chuẩn bị bài : Trọng lực – đơn vị lực
- Đơn vị trọng lực là gì? Cách đơn vị từ khối lượng sang trọng lượng
RÚT KINH NGHIỆM
Ngày dạy:
Tiết 7:
TRỌNG LỰC - ĐƠN VỊ LỰC
MỤC TIÊU
Về kiến thức:
Trả lời được câu hỏi trọng lực hay trọng trọng lượng của 1 vật là gì ?
Nêu được phương và chiều của trọng lực
Trả lời được câu hỏi đơn vị cường độ lực là gì ?
Về kĩ năng:
Nêu được các nhận xét sau khi quan sát các thí nghiệm .
Sử dụng được dây dọi để xác định phương thẳng đứng
Về thái độ:
Rèn luyện tính cẩn thận , ý thức hợp tác làm việc trong nhóm
CHUẨN BỊ :
Giáo viên:
Phô tô hình vẽ đầu bài
Chuẩn bị cho mỗi nhóm HS:
1 Giá treo, 1 Lò xo, 1 Quả nặng 100g có móc treo, 1 Dây dọi, 1 khay nước, 1 Chiếc thước êke
PHƯƠNG PHÁP
Đàm thoại
Hoạt động nhóm
Thí nghiệm thực hành
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
Ổn định lớp: Kiểm diện
Kiểm tra bài cũ: Thông qua
Bài mới
Hoạt động của giáo viên & học sinh
Nội dung
Tổ chức tình huống học tập:
Thông qua thắc mắc của người con và lời giải đáp của người bố để đưa học sinh đến nhận thức là trái đất hút tất cả mọi vật .
Phát hiện sự tồn tại của trọng lực
GV: Tổ chức hoạt động nhóm để trả lời câu C1àC3
Hướng dẫn từng nhóm HS làm thí nghiệm, quan sát và nhận xét và gọi HS đại diện nhóm trả lời câu hỏi
Chú ý: Để thấy rõ tác dụng kéo dãn lò xo của trọng lực, phải quan sát độ dài của lò xo trước và sau khi treo quả nặng
GV: Cầm viên phấn lên cao rồi buông tay ra, yêu cầu HS trả lời C2
HS: Hoàn thành câu hỏi và thống nhất kết quả đề ra từ phía gv.
GV: Từ 2 TN trên, gv tổ chức cho học sinh thảo luận đưa ra kết luận
Tìm hiểu về phương và chiều của trọng lực
GV: Bố trí TN như H8.2, giới thiệu cho HS thấy được phương của dây dọi là phương thẳng đứng.
Yêu cầu HS trả lời câu C4.
Yêu cầu HS hoàn thành KL (C5)
Tìm hiểu về đơn vị lực
Yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK và giải thích độ mạnh (cường độ) của lực.
Vận dụng
GV: Cho HS làm thí nghiệm và trả lời C6
*GDHN: Yêu cầu những người làm công việc thiết kế trong các ngành nghề: Chế tạo máy, gia công vật liệu, xây dựng … cần phải nắm vững kiến thức về trọng lực, đơn vị lực
Trọng lực là gì ?
Thí nghiệm : SGK/27
C1: Lò xo có tác dụng lực vào quả nặng để giữ cho quả nặng không bị rơi
Lực đó có phương thẳng thẳng đứng và có chiều hướng về phía trái đất. Khi trọng lực của quả nặng kéo vật xuống bằng với lực đàn hồi của lò xo kéo vật lên thì quả nặng đứng yên.
C2: Có một lực tác dụng lên viên phấn, lực đó có phương trùng với phương chuyển động của viên phấn và chiều từ trên xuống dưới.
C3: (1):cân bằng (4): lực hút
(2): trái đất (5): trái đất
(3):biến đổi
Kết luận :
Trái Đất tác dụng lực hút lên mọi vật. Lực này gọi là trọng lực.
Trong đời sống hàng ngày, nhiều khi người ta còn gọi trọng lực tác dụng lên một vật là trọng lượng của vật.
Phươngvà chiều của trọng lực
Phương và chiều của trọng lực:
C4 : (1): cân bằng
(2) : dây dọi
(3): thẳng đứng
(4): từ trên xuống dưới
Kết luận: Trọng lực có phương thẳng đứng và có chiều từ trên xuống.
C5: (1): thẳng đứng
(2): từ trên xuống dưới
Đơn vị lực:
Đơn vị lực là Niutơn (Newton)
Ký hiệu : N
Trọng lượng của quả cân 100g tương đương với 1N
Trọng lượng của quả cân 1kg tương đương với 10N
Vận dụng
C6 : Ta dùng thước êke dựng một đường vuông góc với phương nằm ngang.
Củng cố và luyện tập:
´ Trọng lực có phương và chiều như thế nào?
´ Nêu ví dụ chứng tỏ tất cả mọi vật đều bị hút vào tâm trái đất.
? trọng lực là gì?
? trọng lực của quả cân có khối lượng 1kg là bao nhiêu? (10N)
Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
*Bài cũ:
Học và tìm ví dụ minh hoạ trọng lực.
Làm BT (8.1 đến 8.4 Sách BT)
Học thuộc ghi nhớ. Chú ý cách đổi đơn vị từ khối lượng sang trọng lượng để VD giải bài tập.
*Bài mới:
Học từ tiết 1 -> tiết 7 chuẩn bị tiết sau “Kiểm tra 1 tiết”
Chú ý các bài tập đã giải, bài tập phần B trong vở bài tập và các ND ghi nhớ.
RÚT KINH NGHIỆM:
File đính kèm:
- Li 6 Tim hieu ket qua tac dung cua lucTronglucDvi lucc.doc